Phóng viên hỏi tại sao cuộc sống khó khăn mà bà vẫn làm một việc không công như vậy trong từng ấy năm trời. Bà im lặng. Trước đó bà cho biết có rất nhiều thương lái đến hỏi mua tre gỗ trong vườn. Với giá hơn 1 triệu đồng/mét khối, bà chỉ cần chặt một cây gỗ 60-70 năm tuổi thì có ngay vài ba triệu đồng mà không cần vất vả. Nếu bán cả vườn rừng, bà sẽ có 40-50 triệu đồng trong tay để nuôi 5 đứa cháu và để bà sống trong những chuổi ngày còn lại bằng cách gửi tiết kiệm. Bà Khiêm tâm sự rằng không phải bà không biết được điều ấy mà là không thể làm mất đi nơi ở của đàn cò vì rất thương chúng, sợ rằng chúng sẽ bỏ đi. Cũng vì thương đàn cò mà trong mấy chục năm nay bà không dám đi đâu. Bà kể: Có một lần, đang làm dưới đồng thì thấy có động. Biết có người trong vườn nên bà nhè nhẹ lần lên. Đến nơi bà thấy một người đang ngắm súng thể thao bắn trộm cò. Bà lom khom bò đến giật dây súng và quấn chặt vào tay. Kẻ bắn trộm cò trừng mắt nhìn bà, bà hô lên: “Mày bắn tao thì bắn đi.” Cuối cùng bà cũng lôi được kẻ bắn trộm vào nhà. Lúc đó khám trong túi kẻ bắn trộm đã có 6 con có bị bắn chết. Trong từng ấy năm, không biết bao nhiêu lần bà đã phải đối phó với những kẻ bắn cò, trộm cò non, trộm trứng.
Bạn,
Bà nói: Không chỉ lo ngăn bọn phá vườn cò mà còn lo những đoàn khách của tỉnh, của huyện đến thăm, mỗi lần như thế bà phải cho mỗi người vài con cò làm quà. Mới đây bà phải tiếp một đoàn khách về thăm, do xã gợi ý nên bà phải cho mấy người lên bắn cò về làm món ăn. Thế là gần 100 con cò phải chết để vừa đãi khách vừa làm quà mang về. Không những thế, vì là vườn nhà nên mỗi năm địa phương còn thu thuế vườn 300 ngàn đồng. Đã bỏ công để bảo vệ cò, bà còn phải đóng thuế để cho cò ở. Bà nói: Cái được từ vườn cò là thu gom phân cò để bón ruộng mà thôi. Mới đây, sở du lịch tỉnh về khảo sát và dự định biến vườn của bà thành khu du lịch. Tuy nhiên bà không đồng ý vì đây là vườn của bà, vã lại nếu thành điểm du lịch thì chắc cò không thể ở được. Bà nói trong nước mắt: Nếu có quan tâm thì hãy để cho bà tiếp tục bảo vệ đàn cò.