Hôm nay,  

Thánh Đường Sàigòn: Phúc Trình Cứu Trợï Đợt 14

26/10/200200:00:00(Xem: 3770)
PHOTO: Mục sư Bảo phát gạo và xe lắc tay cho đồng bào tại trại phong cùi Phước Tân, Long Thành. Mục sư Bảo phát gạo cho đồng bào nạn nhân lũ lụt

Đợt cứu trợ các ngày Oct 7-19, 2002
Kính thưa quí đồng hương,
Thưa quí vị, tôi rời Los Angeles vào lúc 1 giờ sáng ngày 8 tháng 10 năm 2002 đến Việt-Nam, theo như chương trình là sau khi đến Sàigòn là phải đi Tân-Châu, Châu Đốc ngay dể chuẩn bị cho công tác cứu trợï bão lụt, nhưng đến giờ chót nhà cầm quyền Long Xuyên đã rút giấy phép không cho phát với lý do rất khó nghe là không muốn lưu lại bất cứ dấu tích nào của đồng bào Việt-nam hải ngoại, nên bắt buộc các bao gạo để bao trắng không được in chữ hay dấu tích gì của người tặng cả, việc tặng phẩm của ai cho thì để tên người đó là việc đưong nhiên; dân tộc Việt-nam có truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn qủa nhớ kẻûû trồng cây, ăn khoai nhớ kẻ cho giây để trồng. Nhưng trường hợp của tỉnh An Giang và Đồng Tháp là trường hợp riêng biệt, mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, bên cạnh đó tỉnh Vĩnh Long, Thành Phố Sàigòn, tỉnh Bình Định .v.v... thì việc phát gạo cho đồng bào phong cùi hay lũ lụt vẫn bình thường.
Lấy kinh nghiệm trên, chúng ta cũng lưu ý là đã lên đài phát thanh hay kêu gọi cộng đồng đóng góp, thì hàng Viện trợï đó phải ghi hàng chữ: "Do đồng bào Việt-Nam hải ngoại quyên góp" bên cạnh đó có logo của tổ chức mình để tránh tình trạng ngộ nhận hay các tổ chức (của nhà nước) vay mượn hình ảnh của mình, kể cả hình ảnh của các đài truyền hình trong nước, đi cứu trợï cần phải chứng minh bằng hình ảnh, video rõ ràng. Nếu cứu trợï mà không có hình ảnh, Video báo cáo cho đồng bào đã đóng góp thì coi như không cứu trợï hay chưa bao giờ cứu trợï; khi cứu trợï nên liệt kê rỏ ràng, nếu phát gạo thì bao nhiêu kílô, bao nhiêu phần" phát khi nào" tại đâu" chở bao nhiêu xe" (xin đính kẻûøm hình ảnh & video). có như thế, đồng hương mới tích cực đóng góp cho những mùa lũ sắp tới.
Khi chúng tôi được tin tỉnh An-Giang không cho cứu trợï thì tỉnh Vĩnh Long đang mở cửa, tôi nghỉ đêm ở Sàigòn, sáng ngày 09 tháng 10 năm 2002 chúng tôi xuống Vĩnh Long, đi Tam Bình để quan sát việc khoan giếng nước, đã khoan được 100 cái, Huyện Tam Bình Yêu cầu qua sự chấp thuận của tỉnh, xin thêm 200 giếng nữa, tôi bằng lòng, nhưng phải chậm một chút, vì chờ đợi tôi kiếm người bảo trợï giếng, những giếng nước được khoan tại Tam Bình nước rất tốt, bà con họ mừng lăám, vì nước uống của họ vô cùng khó khăn và dơ bẩn; họ rất trang trọng sự giúp đở của đồng bào Việt-Nam hải ngoại, giếng nước trợû thành địa danh cho dân làng, người Việt-nam chúng ta nói: "Uống nước nhớ nguồn" chắc chắn họ không bao giờ quên những ân nhân đã tặng giếng cho họ, mổi giếng nước phục vụ cho 10, 15 , 20 hay 25 gia đình, tôi nghĩ đây cũng là cách báo hiếu rất ý nghĩa đối với cha mẹ, nội ngoại, khi mình tặng giếng mang tên họ; quí vị muốn bảo trợï giếng, mổi giếng nước $500.00 xin gởi về Thánh Đường Sàigòn, xin cho biết tên theo tiếng Việt khắc trên giếng.
Sau khi xem các giếng nước, chúng tôi về nghỉ đêm tại Cần-Thơ, cùng đi với đoàn chúng tôi Mục-Sư Đặng Ngọc Hồng, Mục-Sư tại Florida, ông đã xem Video, nay ông muốn nhìn tận mắt những việc chúng tôi làm, ông rất năng nổ, giúp ích rất nhiều trong chuyến cứu trợï vừa qua, như tôi đã nói: Việc cứu trợï là việc công khai, chẳng có gì dấu diếûám cả, nơi nào cho phép mình phát, nơi nào không cho mình đi chổ khác, chẳng tội tình gì hối lộ hay luồn cuối để được cứu trợï; còn nếu cả nước không cho, không cấp visa hay trục xuất thì mình sang Campuchia cứu trợï, ở Campuchia đang mở cửa ngày đêm đón chúng ta đến giúp cho dồng bàoViệt kiều cũng như dân tộc họ, không cần giấy phép, không ai theo dỏi, khỏi xin Visa trước, muốn cứu trợï ai thì cứu, muốn mở nhà thờ, tu Viện cũng không cần xin phép tắt chi cả , hay vềààûà Mỹ ở, lương tâm mình khỏi bị ray rức, vì mình biết việc thiện mà mình không làm là mình có tội với Thiên Chúa và với đồng bào mình; tôi rất hoan nghinh quí vị lãnh đạo tinh thần các tôn giáo hay cộng đồng tháp tùng với chúng tôi trong những chuyến cứu trợï, như Mục-Sư Đặng Ngọc Hồng ở Florida anh Nguyễn Đổ Phúc Linh ở San Josẽ v.v...
Ngày 10 tháng 9 năm 2002, chúng tôi phát gạo cho đồng bào nạn nhân lũ lụt tại 3 xã Phú Quới, Thạnh Quới và Phú Thịnh, quí vị còn nhớ trong đợt 2 & 3 chúng tôi đã lợp cho hàng trăm căn nhà tại Xóm Hến, nay trợû lại phát gạo trong lúc họ bị lũ lụt, họ mừng lắm, họ vô cùng biết ơn đồng bào hải ngoại, báo Tuổi-Trẻ ra ngày 12-10-2002 đã đăng tải bản tin cứu trợï của chúng ta trong nhiều đợt vừa qua, cũng như đợt 14 vừa rồi, đài Tuyền Hình tỉnh Vĩnh Long cũng đã đi theo đoàn cứu trợï chúng tôi thu hình và phát hình 2 ngày liên tiếp, đây là công tác hoàn toàn từ thiện, không mang màu sắc tôn giáo hay chính trị, có bà cụ trên 80 tuổi thỏ thẻ, mấy ngày nay không có gì ăn hết, được lãnh gạo mừng quà cháu ơi! qủa thật một miếng khi đói bằng một gói khi no; hiện còn 3 xã cần cứu trợï là: Song Phú, Tân Phú & Long Phú, và đồng bào Việt Nam tại Campuchia, nước ngập rất cao, họ rất khốn khổ, nhất là mấy người làm thuê ở các nơi đến, xa phương cầu thực, gặp lũ lụt chẳng làm chi được!
Ngày 12 tháng 10 năm 2002, chúng tôi phát gạo cho trại phong cùi Bình Minh, Long Thành, bà Nguyễn Thị MạØnh 60 tuổi, đã lãnh xe lắc tay kỳ trước đã lái xe đến và khoe với chúng tôi là bà đã lái xe đi 9 cây số, bà mừng qúa, coi như một cuộc đổi đời, từ một người bò lết trên phiến gổ trong nhà, nay bà ta tự đi khắp nơi, Bac-Sĩ Lởâ Văn Trước, Giam Đốc 4 trại phong cùi đã cho biết là chiếc xe lắc tay giúp ích nhiều lắm, vì người bị phong cùi tứùù chi mất cảm giác, nên khi họ bò lết bị trầy làm độc, phải cưa chân, cắt tay, tội lắm! vì rất khó lành, nhưng chiếc xe lắc tay giúp họ di chuyển dể dàng, tránh được thương tích, mổi chiếc xe lắc tay chỉ có $200.00 mà có thể thay đổi cả cuộc đời con người phong cùi tàn phế, qủa là việc phước đức không thể bỏ qua được, mổi xe lắc tay, tôi đều khắc tên người bảo trợï rất trang trọng, hiện cần 30 xe lắc tay. Sau khi phát ở trai Bình Minh, chúng tôi đến trại phong Phước-Tân, trong lúc di chuyển đến đó, Bac-Sĩ Trước cho hay Công An tỉnh Đồng Nai muốn gặp tôi và Bac-Sĩ Trước để hỏi về việc cứu trợ, tôi nói lại có chuyện rắc rối nữa, đã phát bao nhiêu đợt rồi kia mà, bác sĩ Trước nói: Mình có giấy phép đầy đủ của thành phố, vì các trai phong thuộc quyền quản lý của thành phố, nên chắc không sao đâu, khi đến trại thì viên chức tỉnh đã xuất hiện, Bác Sĩ Trước gặp họ trao đổi sau đó họ ra về, và chúng tôi tiếp tục chương trình phát gạo và 5 xe lắc tay, đồng bào phong cùi mừng quà đổi!
Seour Kim Ngân đang làm việc tại trại rất tận tâm giúp đở đồng bào phong cùi, seour cho biết trại phước Tân còn cần thêm 12 xe lắc tay nữa, tôi hứa kỳ tới sẽ giúp. Sau đó chúng tôi đến trại Bến Sắn, Bình-Dương cũng phát gạo và 5 xe lắc tay, bên cạnh đó chúng tôi đến bệnh xá khu dưởng lão của các bênh nhân già, tôi phát thêm sửa cho họ, bà cụ bị mù 2 mắt mà quí vị thấy trong Video, nay khoẻûû hơn nhiều, cụ nói nhờ số tiền 500,000 đồng mục-sư cho, mua thêm thực phẩm, sửa đường nên nay khỏe hơn, tôi cũng cấp thêm chở cụ 200,000 đồng nữa, nhưng trong trại có hơn 100 cụ như vậy cần giúp thêm. Tôi đến thăm nhà may điện 15kw do cô Lâm Lệ Chi tặng, Bác Sĩ Trước nói, máy điện giúp rất nhiều, nhất là phòng mổ và phòng dược, vì thì giờ không có nên chúng tôi tranh thủ về trại Thanh Bình tại Thủ Thiêm phát gạo và 7 xe lắc tay, nơi nào cũng thấy cảnh đau lòng, và những khuôn mặt vui mừng khi nhận được tặng phẩm của bà con hải ngoại giúp. Bac-Sĩ Trước Yêu cầu giúp 2 may bôm nước chỏ trai Bến Sắn & Phước Tân, tôi nói khó lắm, tùy thuộc vào sự cảm động của bà con bên Mỹ , muốn có chừng ấy xe lắc tay và gạo, chúng tôi phải truyền đạt tin tựùc đến những ân nhân có tấm lòng vàng, qua báo chí, truyền thanh, truyền hình, Video .v.v... truyền thanh 4 đài, mổi đài mổi tuần 1 lần mổi lần 30 phút là $300.00, truyền hình 3 đài, mổi đài 10 phút $1000.00, Video mổi đợt $15,000.00, tất cả thông báo đọc đều phải trả tiền , trong lúc đó những người trong nhà thờ đều làm tình nguyện, không ai có lương cả, chỉ tốn tiền cho một người kế toán chuyên nghiệp lo sổ sách mà thôi, vì chúng tôi có giấy phép của chính phủ liên bang Hoa Kỳ (Federal Tax Exemption nên bà con đóng góp đều được khấu trừ thuế) vì vậy sổ sách phải có người kẻûá toán chuyên nghiệp mới được, Bác Sĩ Trước nói: Vậy mà tôi cứ tưởng nói đến đồng bào phong cùi là ai nấy đều thương tâm thi nhau đóng góp chứ! tôi nói không đơn giản như vậy đâu, kêu gào rát cổ, còn bị lời ong tiếng ve, chụp mũ tôi là giúp Việt-cộng, tôi hỏi Bác-sĩ Trước có bao nhiêu Việt-cộng cùi trong 4 trại của ông dzậy" ông cười và nói: Những trại nầy có từ trước năm 1975 kia, có trai từ thời Tây để lại, ông nói tiếp ai lại nhẩn tâm vậy" nói vậy không khác chi giựt chén cơm của người cùi đổ đấy, tội chết đi thôi! tôi nói: kẻûû dám nói như vậy là lương tri họ đã chết rồi, đâu biết gì là tội!
Ngày 13 tháng 10 năm 2002, chúng tôi bay ra Qui Nhơn, sáng sớm ngày 14-10-02 chúng tôi vào phát gạo cho trại phong cùi Qui-Hòa, sau khi phát xong chúng tôi đi thẳng vào Cam Ranh để phát gạo cho trại phong Cam Tân, đến Cam Ranh 2 giờ 30 chiều, phát xong phải về Núi Sạn, Nha Trang để phát lúc 4 giờâø, phát xong trời đã tốiû, đi kiếm chổ ăn tối, từ sáng đến giờâø nhịn đói, vì không có thì giờâø để ăn, cả đoàn 7 người, tôi và 6 anh em địa phương từ Qui Nhơn theo tôi vào Nha trang, nếu không có họ thì khi vào Cam-Ranh & Nha Trang chắc tôi gặp vất vả không ít, anh em nói nữa đùa nữa thật: Nếu làm việc mà nhịn đói từ sáng đến tối, vác 1038 bao gạo 25kg, chắc kỳ sau chúng em xin đào ngủ tập thể! tôi nói chỉ kỳ nầy, kỳ sau chỉ nhịn đói phân nữa thôi, vì kỳ nầy tôi phải đi cứu trợï ở Campuchia, nên chương trình qua sít sao, vì phải tranh thủ cho kịp. Đối với tôi việc nhịn đói cả ngày đi cứu trợï là thường, ở Miền Tây cũng vậy, từ sáng đến tối có dám ăn uống gì đâu, chỉ cầm chai nước suối cầm chừng thôi.
Chiều 15 tháng 10 năm 2002 tôi trở về Sàigòn để chuẩn bị cho công tác cứu trợï đồng bào Việt kiều bị cháy nhà và lũ lụt tại Cam-Bốt.


Sáng ngày 17 tháng 10 năm 2002, trước khi lên đường đi Cao-Mên, có 2 Thiếu-Tá Công An thành phố tên là Nam và Minh Hùng đến khách sạn gặp tôi, mở đầu y nói: Đáng lý ra chúng tôi gởi giấy mời mục-sư đến sẽ công an thành phố để hỏi, nhưng hôm nay mục sư sắp đi chúng tôi phải đến đây hỏi mục-sư vài việc liên quan đến cứu trợï, tôi trả lời đây là công tác từ thiện và hoàn toàn từ thiện, chẳng liên quan đến chính chị chính em chi cả. Họ hỏi việc làm từ thiện của mục-sư có liên hệ đến tôn giáo không (Giáo Hội Trưởng Lão)" Tôi trả lời đương nhiên, vì tôi là mục-sư Giáo Hội Trưởng lão, không liên hệ sao được, trên mổi bao gạo hay giếng nước đều có Logo của chúng tôi, và ghi rỏ: Do đồng bào Việt-Nam hải ngoại quyên tặng. chúng tôi đi cứu trợï nơi nào, cũng xin phép đàng hoàng, không lén lút, nơi nào cho phép thì tôi phát, nơi nào không cho thì thôi. Ở hải ngoại cho tôi về giúp Việt cộng, còn bên Việt-nam thì nghĩ khác, ở sao chở vừa lòng người! chúng tôi chỉ noi theo gương Chúa Cứu Thế Giê-Xu Ki-Tô dạy: Yêu kẻ lân cận như chính mình, không phân biệt màu da, tiếng nói hay tôn giáo. Vì đến giờøââø ra phi trường, tôi lên đường ra phi trường để bay đi Campuchia trên chuyến bay Việtnam Airlines, giờ bay chỉ có 30 phút, xuống Phi Trường Pochentong tức phi trường Nam Vang, trợøi nóng oi bức hơn Việt-Nam nhiều, đó cũng là lý do dân Miên đen hơn dân Việt là vậy, khi xuống Phi Trường đi thẳng vào bên trong, có 1 bàn dài đưa passport kèm theo lá đơn rất đơn giản, rồi đi xuống cuối quày nộp US$20.00, mấy phút sau họ đưa lại passport với Visa nhập cảnh dán bên trong, khuôn mặt của những viên chức di trú tại phi trường Nam Vang rất hiền hoà, tươi cười rất dể mến nhẹ nhàng, chắc chắn họ đã được huấn luyện kỷ càng để đón du khách từ nước ngoài vào, vì du khách đến là để mang tiền vào làm giàu cho đất nước họ; khi xong thủ tục tôi lại lấy hành lý 2 vali lớn, 1 xách tay, ra cửa quan thuế, có 2 cửa: Cửa có khai báo và cửa không có gì để khai báo, tôi ra cửa số 2, đưa miếng giấy khai báo cho nhân viên quan thuế, cô ta nở một nụ cười đầy ấm áp WELCOMEû du khách, và chỉ tay chở tôi đi thẳng ra ngoài, không rà máy, không hỏi những câu lẩm cẩm của những nước kém văn minh, lạc hậu, ấu trỉ như: Có mang máy hình, máy quay phim, phim ảnh, sách báo v.v.v... và cũng chẳng cần bỏ tiền trong passport để khỏi bị phiền hà lục soát, ra khỏi phi trường người bạn tôi đã có xe chờ sẳn đưa tôi đi ăn trưa rồi đưa thẳng đến khách sạn để nghỉ, trợøi nóng quáùùùùø! về đến khách sạn là tay tôi bị ngứa và mọc mận đỏ, tôi hỏi mấy người Việt, họ bảo ở đây là vậy! nhất là người ngoại quốc. Anh em bảo tôi tắm rửa thay đồ đi gặp chủ hảng gạo để trả tiền, vì ngày mai (18-10-2002) phải đi phát gạo suốt ngày từ sáng sớm đến tối.
Sau khi tấm rửa thay đồ xong, anh em đưa tôi đến International Cambodian American School do bà Naren K. Lor, tôi hỏi anh em hết chổ sao, lại đi mua gạo trong trường học" tôi vô cùng ngạc nhiên và hơi bối rối, đưa tiền mua gạo cho một chủ trường học, nghe có xuôi tai không" Nhưng khi vào tiếp xúc với bà , mới biết bà là người thuộc hoàng tộc tại Cambodia bà thoát khỏi lưởi hái tử thần của Khmer đỏ, năm 1979 bà sang tÿ nạn ở Stockton, Miền Trung California , khi Vua Sihanouk trở về cầm quyền ở Cambodia, nhà Vua mời bà trở về giúp xây dựng đất nước, bà Naxen K. Lor đã trên 70 tuổi, nhưng nói tiếng anh rất lưu loát và rất hoạt bác bà nói: Tôi thay cho nhà Vua cảm ơn Mục-sư đã hy sinh bỏ công về đây giúp đất nước chúng tôi, bà nói: Mục-sư có thì giờ không" tôi đưa Mục-sư đến gặp Quốc Vương Sihanouk, chắc chắn Quốc Vương rất vui tiếp đón Mục-sư, vì Mục-sư đến giúp đở cho đất nước chúng tôi, tôi nói rất tiếc thời gian qúa ngắn, tôi chỉ lưu lại Cambodia có 2 ngày, sau khi nghe bà kễ câu chuyện tÿ nạn, đời sống của bà ở bên Mỹ sung sướng , giàu có, nhưng không quên dân tộc Cambodia nghèo khổ, nên bà đã quyết định trởûïû về xây dựng đất nước, tôi trả tiền gạo cho bà, bà đưa tôi một nắm gạo đựng trong bao nylon, bà nói vì mục-sư có lòng, nên tôi bán cho mục sư số gạo tốt theo giá xuất khẩu, rẻ hơn giá ở ngoài thị trường, lòng tôi cũng an tâm hơn, nhưng phải chờ đến ngày mai khi gạo đến địa điểm cứu trợï mới an tâm. trợøi qúa oi bức, tôi hơi mệt, vì tuổi cũng đã cao, tôi bảo anh em đưa tôi về khách sạn, khi vào lấy chìa khóa, người nhân viên khách sạn đưa tôi một miếng giấy nhỏ và nói rất lịch sự: xin ông ghi cho mấy chữ, tôi móc passport ra đưa, anh ta khoát tay và nói: tôi chỉ cần tên và địa chỉ bên Mỹ thôi, tôi hỏi lại: còn giấy nhập cảnh, Visa, passport không cần hả" anh ta nói nữa đùa nữa thật: Ông ơi! ông đang ngủ hả" đây là nước tự do hoàn toàn, chúng tôi ở đây giống như mấy ông ở bên Mỹ vậy, việc trình giấy đi đường, passport, visa là thuộc về thời trung cổ, (ông ta có ý nói đến chế độ trước), tôi nói tôi là mục-sư, tôi có cần trình với nhà nước khi đi đây đi đó cứu trợïïïõ không" anh ta lại cười lớn tiếng có về ngạc nhiên khi tôi hỏi như vậy, anh ta lại lặp lại câu: Ông lại đang ngủ rồi! ở đây nếu ông có giáo dân, ông có thể lập nhà thờ, Tu Viện, Trường Thần Học mà không cần xin phép tắc chi cả, ông thấy tôi từ ngạc nhiên nầy đến ngạc nhiên khác, ông hỏi lại tôi: Ông từ Việt-nam mới qua chứ gì" khi nghe ông hỏi câu đó, mặt tôi đỏ lên, tôi cảm thấy như bị xúc phạm, vì Việt-nam là một cường quốc 80 triệu dân, còn Cam-Bốt chỉ có 12 triệu dân, lại bị nạn diệt chủng của Khmer đỏ, và là nước bị Việt nam đô hộ nữa, nay người dân Cambốt ở Hoa Kỳ & các nước được mời về làm ăn, ứng cử vào các chức vụ dân cử, được đối sử trọng hậu để góp phần xây dựng đất nước Cambốt, chắc chắn chẳng bao lâu Cambốt sẽ phục hồi lại thời kỳ vàng son của thập niên 60, hiện nay xe hơi ở Cambốt rẻ gấp 3 lần giá xe hơi ở Sàigòn, đường sá Nam-Vang xe hơi nhiều hơn xe Honda, nên ở Cambốt đi xe gắn máy rất nguy hiểm đến tính mạng, tôi mệt nhừ, tôi cầm chià khóa xin kiếu lên phòng nghỉ. Tôi nằm xuống gần như bất tỉnh nhân sự, khi thức dậy lật đật thay đồ đi xuống lầu để đi cứu trợ, nhân viên khách sạn hỏi tôi đi đâu sớm thế" tôi hỏi lại mấy giờ rồi" anh ta nói 3 giơ øsáng, tôi lại lên phòng xem TV rồi ngủ tiếp, TV. ở Cambốt nhiều đài hơn Việt-nam nhiều. Tôi nghĩ về việc xuất nhập cảnh, tiếp đón du khách, phi trường, khách sạn, giáo dục, tôn giáo , tín ngưởng, báo chí v.v... các quốc gia kém mở mang và lạc hậu còn sót lại ở Đông Nam ơ nên đến Campuchia học hỏi, khỏi cần qua Mỹ hay Tây Phương học hỏi làm gì cho tốn kém, tôi không có ý chê người Miên, nhưng những gì người Miên thực hiện được thì bất cứ bộ lạc nào mang khai còn sót lại trên Thế giờâùi cũng có thể thực hiện được như chính phủ Miên vậy.
6 giờ sáng ngày 18 tháng 10 năm 2002, tôi thức dậy xuống ăn sáng xong, xe đến đón tôi đi cứu trợï đúng 7 giờøââø khởi hành, từ Nam Vang vào địa điểm đầu tiên là Luancangan độ 40 phút, đến nơi dân chúng cả Miên lẫn Việt tập trung đông đủ, nhưng không thấy xe gạo đâu cả, tôi lại thêm một lần hồi họp, nhưng 15 phút sau xe gạo đến, dân chúng la lên và mừng vô hạn; trước khi đi cứu trợï có người đã khuyến cáo tôi coi chừng, vì người Miên có thể ấm-ba-la nhào vô vác gạo chạy, hay họ có thể ném lựu đạn khi có đám đông qúa lớn đến nhận gạo, nghe nói vậy tôi cũng hơi nhợn, nhưng đã leo lưng cọp thì cứ cởi, sợ gì; như truyền thống cứu trợï ở Việt-Nam là không phân biệt ai hết, đến vùng nào là giúp cho mọi người nghèo khổ, phong cùi cũng như lũ lụt, Miên, Chàm, Thượng, Việt-nam đều phải đối sử công bình, chúng tôi phát ở Luancangan 200 gia đình, dân Cambốt cũng như người Việt đều phát cả, phát xong người Cambốt đến nói với tôi qua một thông dịch viên, đoàn mục-sư là đoàn đầu tiên phát rất công bình và lại nhiều (25kg gạo chở mổi gia đình) họ mừng lắm, tình cảnh của họ còn khổ hơn dân mình ở các vùng Tân Châu, Đồng Tháp; sau đó chúng tôi đến Budding, ấp 4, xã Telebasac, phát 200 gia đình , và Khanh-chom-cà-môn, và Cầu Sàigòn (Chờpaùmbơl-bi), tại đây chúng tôi phát 400 gia đình, cả Miên lẫn Việt. và địa điểm cuối cùng là Tà-khờ-mơi người Việt gọi là Tà-cà-mau, phát 200 gia đình, tổng cộng số gạo cho Cambốt kỳ nầy là 1000 bao cho 1000 gia đình, mổi bao 25 kg. Cứu trợï ở Cam-bốt nhẹ nhàng, không cần thủ tục phép tắt chi cả, có tiền mua gạo là phát, vừa phát gạo vừa giảng đạo chẳng ai màng đến, vì đi chung với tôi có một ông Mục-sư người Cam-bốt lái xe đưa chúng tôi đi, tôi mời ông nói cắt nghĩa bằng tiếng Miên cho họ biết đây là tặng phẩm của đồng bào Việt-Nam hải ngoại quyên góp, ông phát biểu bằng tiếng Cam-bốt tràng giang đại hải, tôi kéo áo ông vì tôi thấy có một người cảnh sát Cam-bốt mặc sắc phục tiến đến, ông vẫn tiếp tục nói, tôi sực tỉnh đây là Cam-bốt, té ra tôi cũng đang ngủ như người nhân viên khách sạn nói ngày hôm qua. Cứu trợï tại Việt-nam bao nhiêu căn thẳng, thủ tục phép tắc, nơi nào cũng phải có nhân viên nhà nước và công an đi theo, có chổ cho, có chổ không, xin phép đi cho còn khó khăn hơn đi kiếm tiền cho! tôi nói với các nhà cầm quyền Việt-nam , cái khó khăn của tôi làm sao kiếm tiền, chứ bên cạnh quí vị là Vương Quốc Cao-Mẻân đang mở cửa suốt ngày đẻâm hoan nghinh chúng tôi đến cứu trợï cho dân tộc họ, cớ sao tôi lại về đất nước nhiều nhiêu khẻâ như vầy! chỉ vì tình thương đồng loại thôi, chứ chẳng có dụng ý gì cả. Sau khi hoàn tất phát gạo tại Tàkamau là 5 giờ chiều, vừa vềà đến khách-sạn là chuông điẻän thoạØi reo, một người bạn tôi là Mục-Sư Đặng Minh Lành, từ Hoa Kỳ vềà làm giáo-sĩ cho người Việt-Nam tại Campuchia, mời tôi dùng cơm tối, sau đó ông đưa tôi trợû vềà khách sạn lúc 9 giờ tối, nghỉ đẻâm, sáng hôm sau 19-10-2002 tôi ra phi trường Pochentong để bay trởïû lại Hoa-Kỳ, tuy mệt mỏi, nhưng tâm lòng cảm thấy vui vì đã đem thực phẩm đến được tận tay cho những người kém may mắn, niềm vui của họ chính là niềm vui của chính mình, như lời Thánh Kinh dạy: Ban cho có phước hơn là nhận lãnh vậy.
Tổng số gạo phát cho đồng bào phong cùi và lũ lụt tại Việt-nam trong đợt 14 vừa qua là: 3,578 bao, mổi bao 25 kg tựùc 89 tấn 450 kg, và phát cho đồng bào Việt-kiều nạn nhân cháy nhà và lũ lụt tại Cao-Mẻân 1000 bao, mổi bao 25 kg tựùc 25 tấn, tổng cộng hàng cứu trợï trong đợt 14 là : Gạo: 114 tấn 450 kg,; Xe lắc tay: 17 chiẻác; & khoan 100 giếng nước.
Thưa quí vị, hoàn cảnh đồng bào phong cùi, lũ lụt tại Việt-nam, cũng như đồng bào Việt-nam bị cháy nhà và lũ lụt tại Cao-Mẻân vô cùng thương tâm, Sau khi đọc bản phúc trình nầy và xem hình ảnh của công tác cứu trợï Việt-Nam, xin quí vị ít nhiều gì cũng bảo trợ cho mổi gia đình phong cùi $120.00 cho 1 năm gạo, mổi tháng $10.00 hay mổi ngày 30 cents, 30 xe lắc tay, mổi chiếc $200.00; 200 giếng nước mổi giếng $500.00, riêng đồng bào lũ lụt cần $10.00 để có gạo ăn trong 1 tháng. Xin quí vị gởi bao nhiêu cũng tốt, góp gió thành bão, trên check hay Money Ordơer xin đề: Thánh Đường Sàigòn và gởi vềà Thánh Đường Sàigòn P.O Box. 813 Garden Grovề, Ca. 92842 hay điện thoại cho chúng tôi (714) 775-8852 . Xin xem hình ảnh công tác cứu trợï đợt 14 trên mạng lưới:
Website: www.saigonchurch.com hay: www.thanhduongsaigon.com
Tất cả tiền đóng góp cứu trợ của quí vị đều được khấu trừ thuế, nếu quí vị chưa có Video Cứu trợ số 3 xin cho chúng tôi biế để gởi biếu quí vị, Video số 4 & DVD sẽ được phát hành trong ngày gần đây, xin quí vị đón xem hình ảnh quê hương mến yêu của chúng ta.
Quí vị ân nhân ở ngoài Hoa Kỳ xin vui lòng mua International Money Order bằng US. dollar gởi vềà Thánh Đường Sàigòn, chân thành cảm ơn quí vị.
Thay cho đồng bào phong cùi và nạn nhân lũ lụt, cũng như Việt Kiẻàu bị cháy nhà ở Cao-Mẻân, xin chân thành cảm ơn quí vị đã mở rộng tấm lòng vàng và bàn tay đầy thương yêu bác ái cứu giúp họ.
Nguyện xin Thiên Chúa trả công bội hậu chở toàn thể quí vị.
Công tác Cứu Trợï đợt 15 dự trù diễn ra ngay sau Lễ TạØ Ỡn và trước Lễ Giáng Sinh năm nay, hay có thể thự hiện sớm hơn nếu có đủ số gạo cho chuyến đi. xin quí vị gởi gấp để tiệûän việc sắp xếp.
Trân Trọng
Mục-Sư Nguyen Xuân Bảo, Ph.D.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.