Hôm nay,  

Lm Lý Gặp Thân Nhân; Công An Xiết An Truyền

13/04/200200:00:00(Xem: 3431)
HUẾ (VB) - Bản tin từ Huế cho biết, thân nhân linh mục Nguyễn Văn Lý đã được vào trại giam gặp Ngài trong lúc công an Huế và Quảng Trị vẫn ngăn cản việc đưa các cha quản xứ về các nơi đang xin.

Tin tức về cuộc đấu tranh cho tự do tôn giáo tại Huế

Chủ chăn và giáo dân bất khuất trước thủ đoạn đàn áp của cộng sản Việt Nam

Bản tin ngày 11-04-2002

1. Chủ chăn giáo xứ bất khuất

Ngày 5-4-2002 vừa qua, bà Nguyễn Thị Hiểu và anh Nguyễn Văn Dũng (chị ruột và cháu cha Nguyễn Văn Lý) đã lặn lội từ Quảng Biên ra trại giam Nam Hà thăm ngài (lần thứ ba kể từ ngày cha bị xử án). Cả hai đến trại lúc 9g sáng và nộp đơn thăm nuôi. Nhưng phải đợi tới 3 giờ chiều, họ mới được dẫn vào phòng thăm gặp!"

Sau khi hai o cháu đã làm xong thủ tục gởi quà (tối đa 5 ký, kê khai từng món, cán bộ kiểm tra) và nghe căn dặn không được nói chuyện gì ngoài việc hỏi thăm sức khỏe, thì cha Lý mới được một viên thiếu tá công an tên Nam dẫn ra. Cha vui mừng ôm chầm lấy bà Hiểu và anh Dũng. Dũng để ý thấy Cha không mặc áo tù. Hỏi thăm sức khỏe gia đình bà con, tình hình hai giáo xứ Nguyệt Biều An Truyền xong, cha nhắn lời cám ơn và chào thăm tất cả, đặc biệt hai linh mục bạn tranh đấu và các thân hữu ở hải ngoại. Ngài tâm sự: những gì mà lương tâm của tôi đòi buộc tôi phải nói thì tôi đã nói xong. Nay tuy sống cảnh tù đày, lòng tôi vẫn thanh thản, vui vẻ và sẵn sàng chấp nhận mọi sự; ý chí lập trường của tôi vẫn trước sau như một, không thay đổi!

Bất chấp lệnh cấm, anh Dũng vẫn sơ lược cho cha Lý biết ngài được đề cử giải Nobel hòa bình năm nay. Dũng cũng nói Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II vừa lên tiếng đòi tự do tôn giáo cho Việt Nam với nhiều điểm như cha Lý đã từng tranh đấu. Cha cảm động ra mặt. Bà Hiểu lần này mới thông báo cho cha biết chuyện mấy người cháu của Cha đang bị giam giữ. Tay công an canh tù liền trừng mắt. Cha hết sức ngạc nhiên nhưng cũng nén được cơn phẫn nộ.

Sau hơn một giờ nói chuyện, hai bên chia tay nhau. Trước khi ra về, cha Lý đã tặng hai o cháu một bài thơ (viết trên giấy) về đề tài cầu nguyện. Tiếc là cán bộ trại đã không cho nhận.

Sức khỏe của cha lúc này khá tốt, vì cha trông mập hơn. Tiêu chuẩn khẩu phần như mọi trại viên khác. Tuy nhiên cha chỉ ăn ngày hai bữa, chủ yếu trái cây rau quả. Hiện nay cha dành nhiều thời gian trong ngày cho việc cầu nguyện thiền định. Mỗi tháng trại cho phép viết thư gởi về nhà một lần, song trên thực tế gia đình mới chỉ nhận được hai lá. Bà con và thân hữu có gởi thư cho cha nhưng cha chẳng nhận được lá nào, chỉ trừ các thùng quà gia đình gởi qua đường bưu điện. Riêng thùng quà giáo xứ An Truyền gởi thì bị trả lui, với lý do không phải của thân nhân.

Cha bị giam biệt lập, chẳng cho liên hệ, tiếp xúc với bất cứ ai. Điều này về lâu về dài rất nguy hiểm vì dễ bị khủng hoảng tinh thần, lại mất cơ hội truyền giáo và làm chứng nhân. Cha có học thêm Anh văn, song hơi vất vả, vì không được giữ giấy bút (khi nào viết thư, cán bộ mới cho mượn). Mỗi ngày được mở cửa ra ngoài sáu lần, thời gian còn lại thì nhốt kín. Cha có yêu cầu được đi lao động nhưng bị từ chối, đòi xem văn bản bản án nhưng cũng bị khước từ.

Lênin thời gian bị "chế độ sa hoàng tàn ác" giam giữ vẫn có thể viết sách, đi săn. Milosevic đang bị cầm tù trong "nhà lao tư bản man rợ" ở La Haye vẫn thoải mái xài điện thoại di động. Cọng sản quả đã có nhiều kinh nghiệm về việc giam giữ người tù!

- Tưởng cũng nên nói thêm về hai người cháu cha Lý còn bị giam giữ là Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Vũ Việt. Bị bắt từ tháng 6-2001, tới nay cả hai vẫn chưa bị đem ra tòa dù đã dứt cung từ lâu và từng bị công an chấp pháp ghép tội "có hành vi thu thập, làm ra, cung cấp tài liệu nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống Nước CHXHCN Việt Nam, phạm vào điều 80 bộ luật hình sự"! Thôi thì cứ "an tâm" mà ngồi tù, chờ ngày nhà nước thương xót gia ân. Mãi đến khi nao" Ai nào có biết" Trước mắt chỉ biết là gia đình mỗi tháng phải đóng 800.000 đồng cho hai anh mua nước lạnh để tắm rửa, mua nước sôi để chế mì gói, mua đồ ăn thêm để có chút da chút thịt hầu làm sáng tỏ "tính nhân đạo của chế độ ta"! Dĩ nhiên số tiền này phải giao cho cán bộ trại giữ và khấu trừ dần vào các chi phí (tính sao thì nhờ vậy!). Còn phẩm vật thì tuyệt nhiên không được gởi. Hôm tết, gia đình hí hửng mang quà đến. Dù thân nhân xin xỏ đến gãy lưỡi, cán bộ cũng bắt đem về. Thậm chí hai hộp sữa tươi (250cl mỗi hộp), xin mở uống tại chỗ cũng không được.

Nay công an trại giam một đàng cấm gia đình làm đơn khiếu nại tiếp (họ đã có hai đơn gởi cấp lãnh đạo chóp bu ngày 30-6-2001 và 25-7-2001), một đàng gợi ý cho bà Mùi (mẹ hai nạn nhân) làm đơn bảo lãnh. Bà nhất định không chịu làm, vì như thế là thừa nhận hai anh có tội và nhà nước chẳng cầm tù oan.

2. Chủ chăn giáo phận thẳng thắn

- Hôm đại diện các hội đồng giáo xứ ở Huế đến chúc tết chủ chăn mấy ngày trước tết Nhâm Ngọ, Đức Tổng giám mục Stêphanô Nguyễn Như Thể đã xin họ cầu nguyện cho các linh mục quản xứ Cây Da và Đại Lộc sớm được tới nhiệm sở. Như chúng tôi đã loan trong Bản tin ngày 17-12-2001, từ tháng 8-2001, Đức Tổng Giám Mục Huế đã gởi văn thư tới nhà nước "xin" thuyên chuyển và bổ nhiệm 12 linh mục. Tám vị có tân nhiệm sở tại Thừa Thiên đã được "chấp thuận" ngày mồng 3 tháng 12. Riêng 4 vị được bổ nhiệm cho vùng Quảng Trị thì chính quyền cộng sản đã trắng trợn tuyên phán La Vang và Đồng Hà không có nhu cầu, rồi còn tự tiện đặt hai quản xứ khác vào Cây Da và Đại Lộc! Thái độ lộng hành ngạo mạn này đã làm dấy lên sự phẫn nộ khắp cả giáo phận Huế.

Đức TGM cũng xin các hội đồng giáo xứ cầu nguyện cho giáo hữu các vùng kinh tế mới Nam Đông, A Sao, A Lưới, Khe Sanh hiện còn bị nhiều cấm cản: không được xây nhà nguyện, không được có quản xứ, mỗi năm chỉ được hai thánh lễ dịp Giáng sinh và Phục sinh. Các đại diện nghe mà lòng muốn sôi lên.

- Tối 28-02-2002, bế mạc tĩnh tâm Mùa Chay của linh mục đoàn Huế, Đức TGM thông báo: "Sau 6 tháng chờ đợi, hai linh mục đã được đi nhậm xứ. Còn hai linh mục khác chính quyền chưa giải quyết, vì cho rằng không có nhu cầu! Tự do tôn giáo còn bị hạn chế tại Quảng Trị!.." Nhiều cha buột miệng ngay: "Khốn nạn thật! Bản thân mới biết mình đói hay no, người ngoài làm sao biết được" Chính quyền vô đạo này còn lộng hành cho tới bao giờ""

- Ngày 08-03-2002: Đức TGM cùng một phái đoàn đưa cha Lê Quang Viên (mới chịu chức) đi nhận xứ Cây Da. Nơi đây đã 30 năm không có quản xứ sở tại. Chính vì thế giáo dân bị chèn ép tứ bề: vùng nông thôn mà họ lại chẳng được chia ruộng, hầu hết phải đi lưới cá dưới sông, sống vất vưởng qua ngày. Ai muốn làm ruộng thì đi thuê lại ruộng của dân các làng bên cạnh, đến mùa thu hoạch hãy "vui lòng" chia cho "chủ đất" 4/10 sản phẩm!"! Giáo dân hy vọng với sự có mặt của tân quản xứ, lũ cường hào ác bá đỏ sẽ phần nào chùn tay.

- Ngày 12-03-2002, kết thúc nghi thức nhậm chức của linh mục tân quản xứ Trần Viết Viên tại Đại Lộc, Quảng Trị, Đức TGM tâm sự với cộng đoàn: "Giáo dân hiện nay nhiều nơi và nhiều lần xin cha sở. Nhưng chúng ta có hai cái khó: Thứ nhất, về phía tòa TGM: hai năm mới "được phép" gởi chủng sinh vào Đại chủng viện một lần. Mà ĐCV mới "được phép" mở cửa 7 năm nay thôi. Do đó tòa TGM thiếu linh mục để đáp ứng nguyện vọng của giáo dân. Thứ hai, về phía chính quyền: Việc bổ nhiệm lệ thuộc chính quyền, chính quyền quyết định. Như cha tân quản xứ đây phải đợi hơn 6 tháng. Ngài là linh mục ra trường khóa đầu tiên của ĐCV". Rồi Đức Cha đọc danh sách các giáo xứ từng có linh mục quản xứ sở tại (không phải kiêm nhiệm) ở Quảng Trị trước 1975. Cả thảy 40 giáo xứ! Thành thử hiện nay nhu cầu rất lớn lao. Thế mà chính quyền lại cho không có nhu cầu! Vùng Đại Lộc là vùng đất thánh tử đạo, xin anh chị em giáo dân sống đức tin kiên trì và can đảm.

- Hậu quả của những lời tâm sự đau xót, tuyên bố thẳng thắn, công khai chỉ trích trên là chính quyền tỉnh Quảng Trị đã trục xuất các nữ tu Mến Thánh Giá đang phục vụ các giáo xứ Bố Liêu, An Đôn, Ngô Xá... bằng biện pháp không cho tạm trú nữa.

Chưa hết, hôm 14-03 (thứ năm tuần 4 mùa Chay), các cha hạt Quảng Trị đã bị ngăn cản đến giáo xứ Bố Liêu mở cuộc Phúc chuyến cho tín hữu. Số là do cha sở Hồ Văn Quý tạm vắng vì đi nghỉ chữa bệnh tại tòa TGM, hội đồng giáo xứ đã thông báo cho chính quyền địa phương về cuộc phúc chuyến này. Chính quyền đã không cho tổ chức, còn bắt phải xin phép trước 15 ngày. Nếu tuân theo mệnh lệnh trắng trợn này thì không kịp nữa. Phải tiến hành phúc chuyến ngay thôi. Dĩ nhiên các linh mục chẳng ngại gì mà không đến Bố Liêu. Nhưng vì sợ giáo dân bị trả thù, năm cha hạt Quảng Trị đành phải thuê xe chở giáo hữu Bố Liêu tới Trung tâm Thánh Mẫu La Vang. Các vị cũng tới đó để giải tội và làm lễ cho họ.

Thái độ phản ứng gắt gao, trả thù hèn hạ này của chính quyền CS chẳng hăm dọa được ai, chỉ làm tràn ly phẫn nộ của quần chúng và khiến các tôn giáo đấu tranh thêm quyết liệt.

3- Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp thực thi quyền nhân dân làm chủ.

Giáo xứ MHCG ở Huế từ bao lâu nay thuộc quyền coi sóc của các cha Dòng Chúa Cứu Thế. Trong khuôn viên dòng có một sân banh khá rộng. Sau 1975, chính quyền địa phương đã mượn sân banh này, gọi là để cho thanh niên sinh hoạt thể thao. Dần dần, nhà nước cho các tay buôn bán vật liệu xây dựng thuê chỗ. Kinh doanh bằng phương tiện của người khác, tài thật! Dòng và giáo xứ đã bao phen đòi lui nhưng ủy ban nhân dân phường vẫn nhất định không trả. Đối thoại, bàn thảo chỉ tổ vô ích. Cuối cùng nhân dân phải tự thực thi quyền làm chủ vậy. Thế là vào ngày 05-3-2002, 200 thanh niên giáo xứ, người kềm, người búa, người cọc sắt, người thép gai, dưới sự hướng dẫn của ba linh mục Lê Viết Phục, Nguyễn Hoàng Diệp, Nguyễn Trần Tuấn, nhất tề tuốn đến sân banh để dành lại tài sản đã bị chiếm cách bất công, hầu khôi phục nơi giải trí lành mạnh cho các thiếu nhi trong khu vực.

Hiện giờ, ai đi ngang qua sân banh, sẽ thấy sau hàng rào kẽm gai tấm bảng màu đen chữ trắng: "Khu đất này thuộc quyền sở hữu của Dòng Chúa Cứu Thế Huế. Nghiêm cấm mọi việc làm lấn chiếm trái phép. Linh mục Tu viện trưởng Lê Viết Phục".

Viên chủ tịch phường nay đã bị cách chức. Nhưng ai cũng thấy đó chỉ là biện pháp mỵ dân, chẳng đặng đừng, chứ không phải vì phục thiện. Giáo dân thì rút được kinh nghiệm: sau khi đã lịch sự yêu cầu, hiền lành đối thoại mà kẻ chiếm đoạt tài sản vẫn giữ lập luận ăn cướp, cung cách côn đồ lì lợm thì nhân dân phải tự hành xử cái quyền chính đáng của mình thôi, dĩ nhiên cách bất bạo động nhưng vẫn không kém phần cương quyết.

- Dòng CCT và giáo xứ MHCG giờ đây đang phải đấu tranh để dành lại một chỗ khác, khu nhà đất rộng 1700m2 nằm ở mặt tiền đường Nguyễn Huệ, số 31. Ty Y tế tỉnh Thừa Thiên đã làm hợp đồng mượn khu đất đó 1 (một) năm làm trung tâm phòng dịch. Nhưng đã 26 năm rồi, với hơn cả chục lần nhà dòng yêu cầu trả lại, thế mà "Châu vẫn chưa về Hợp Phố". Nay nhà nước còn giở giọng ngụy biện để mưu chiếm luôn. Cuộc đấu tranh giành giật này hứa hẹn nhiều pha thú vị. Các cha Dòng Chúa Cứu Thế, cố lên! Giáo xứ Mẹ Hằng Cứu Giúp, cố lên!

4. Giáo xứ An Truyền phản đối thông tin dối trá, xen mình thô bạo của CS.

Ngày 23-03-2002, Đặng Công Diệu, chủ tịch xã và Nguyễn Đăng Đề, công an xã bỗng mời ông Đoàn Đình Danh, phó chủ tịch HĐGX ra trụ sở xã để "làm việc". Hay tay đại diện chính quyền yêu cầu ông Danh cho ban thông tin nhà nước quay phim nhà thờ ngày 25-03-2002, tức là ngày chủ nhật Lễ Lá. Ông Danh không chấp nhận. Diệu và Đề nói: "Chúng tôi quay phim cả 4 thôn, chứ đâu chỉ thôn Truyền Nam này". Ông Danh trả lời: "Mấy ông quay thôn nào thì quay, đừng quay thôn của chúng tôi" - "Vì sao"" - "Vì các ông quay xong rồi nói không đúng, xuyên tạc sự thật, nên giáo dân chúng tôi không thích".

Giáo dân còn nhớ: chính vì tổ chức Kiệu lá cách đấy một năm mà cha Lý đã bị làm khó dễ và anh Hồ Văn Lợi, một giáo dân phụ tá của ngài, suýt bị công an đem đi "cải tạo". Lần quay phim này có lẽ nhắm mục đích tuyên truyền rằng cuộc sống nhân dân An Truyền đã bị "tên phản động Nguyễn Văn Lý" gây xáo trộn thì nay được "nhà nước của dân, cho dân, vì dân" giúp ổn định lại. Giáo xứ phản đối cũng phải, vì ngôi nhà chống lụt mà giáo xứ đang xây nhờ sự giúp đỡ của nhiều ân nhân (nhưng bị địa phương gây khó dễ không ít), thì mấy cái loa phóng thanh ở các thôn khác ngoác miệng rêu rao là do tài trợ của chính quyền!"

Sáng ngày 25-03-2002, giáo dân đang sốt sắng đọc kinh cầu nguyện tại nhà thờ thì Đặng Công Diệu, Nguyễn Đăng Đề và 3 người lạ mặt vẫn cứ lì mặt đến. Bọn chúng trước hết quay sân nhà thờ và chuẩn bị vào quay bên trong. Dĩ nhiên trong nhà thờ chẳng ai hay biết. May thay có ba bà đi trễ. Thấy cộng sản đang quay phim, họ bèn nói: "Ai cho các ông tới đây quay phim" Quay về mà nói láo à! Không ai tin các ông mô!". Nghe thấy thế, một cô thanh nữ liền lui đóng cửa nhà thờ lại, ngay trước mũi nhóm văn hóa "vô văn hóa" này. Quá tẽn tò, ba tay chuyên viên bèn ra cổng làng (vốn thẳng một đường với cổng nhà thờ) để quay gỡ gạc, thì có một bà giáo dân cứ xàng qua xàng lại, khiến bọn này chẳng biết làm sao mà bấm máy. Thôi thì đợi giáo dân lễ xong ra khỏi nhà thờ để quay vậy. Nhưng vừa tuốn ra, thấy bọn chúng, giáo dân đã hô to: "Cút đi chỗ khác mà quay! Muốn quay thì thả cha ta về đã!.. Muốn quay thì thả cha ta về đã!..."

Cũng liên can tới chuyện giáo dân phản đối: trong mùa Chay mới rồi, một hôm tay trung tá phá đạo Phạm Đức Thuận lò mò về An Truyền. Y đi thẳng vào nhà xứ. Vài giáo dân thấy được vội báo động. Thế là mọi người ùa đến. Tưởng có được cơ hội, y lên tiếng "nhắn nhủ" giáo xứ làm đơn xin một cha quản xứ mới! Phá đạo, bách hại các linh mục mà có giọng điệu "lo lắng linh hồn giáo dân" thế à" Nhưng giáo dân đã đồng loạt la to: "Đó không phải việc của nhà nước! Đó không phải việc của nhà nước! Cha Lý muôn năm! Cha Lý muôn năm!" Phạm Đức Thuận chỉ muốn độn thổ! Xin nói thêm là lãnh đạo công an tôn giáo tỉnh (hai trung tá Pha và Thuận) nay đã cấm cha Tuấn DCCT, vị linh mục trẻ tuổi nhưng can đảm bất khuất về làm lễ tại An Truyền (xin xem lại Bản tin ngày 03 tháng 01 năm 2002).

- Sau đây là bức thư của một giáo dân An Truyền gởi cho một đài phát thanh hải ngoại (vì lý do an ninh của đương sự, chúng tôi xin tạm giấu tên cả hai). Tuy đơn sơ, lá thư cũng phản ảnh ý thức công dân rất đáng khâm phục của một kẻ "quê mùa ít học". Nó đáng làm bài học cho bao kẻ quyền cao, chức trọng, chữ đầy nhưng tâm hồn hèn nhát, ích kỷ, cầu an, dửng dưng trước ách đọa đày của dân tộc. Chúng tôi xin sao lại nguyên văn, kể cả những từ chưa "chỉnh" lắm!

"Kính thưa Đài phát thanh...., tôi là một giáo dân xứ đạo An Truyền, có đôi điều suy nghĩ về vấn đề 'dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam', xin được trao đổi với quý đài.

"Gần đây chúng ta thường nghe nói nhiều về điều 4 của hiến pháp Việt Nam. Đó là một điều luật quái gở, phản dân chủ, nó đặt ra quyền khống chế hoàn toàn của đảng Cộng sản đối với bộ máy nhà nước, triệt tiêu quyền tự do chính trị của người dân. Độc tài mà cũng có văn tự (sic), thật là trơ tráo. Tuy nhiên chúng ta có thể biến sự trơ tráo này thành ra "gậy ông lại đập lưng ông", bằng cách sử dụng nó như là một bằng chứng "giấy trắng mực đen" về chủ trương vi phạm nhân quyền của Việt Nam. Nếu vậy, xin được hỏi quý đài: để có được một nghị quyết của Liên Hiệp Quốc buộc Việt Nam phải hủy bỏ điều 4, chúng ta cần có đủ những điều kiện pháp lý nào và tiến hành như thế nào" Khi có bằng chứng về việc vi phạm nhân quyền thì Liên Hiệp quốc sẽ áp dụng những biện pháp trừng phạt nào đối với quốc gia đó"

"Còn về vấn đề của cha sở chúng tôi, liệu chúng ta có thể yêu cầu Liên Hiệp Quốc mở cuộc điều tra về phiên tòa vi hiến đối với cha Tađêô Nguyễn Văn Lý không" Theo tôi hiện nay chúng ta đã có đủ nhân chứng, vật chứng để đưa Việt Nam ra trước đấu trường (sic) quốc tế, từ đó buộc Việt Nam phải đứng trước sự lựa chọn dân chủ hay sự cô lập, sự phỉ nhổ của cộng đồng nhân loại. Cám ơn quý đài rất nhiều. Một giáo dân An Truyền".

Phóng viên tường trình từ Huế

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.