Hôm nay,  

Người Khôn Sống Lâu

05/05/200100:00:00(Xem: 4241)
Vua Ai Công nước Lỗ hỏi Đức Khổng Tử:
- Người khôn có sống lâu không"

Đức Khổng Tử đáp:
- Có. Khôn thì sống lâu, chớ dại thì sống lâu sao được! Người ta có ba thứ chết, tự mình làm cho mình chết, chớ không phải số mệnh đáng chết mà chết. Ăn uống không có chừng mực. Thức ngủ không có điều độ. Làm lụng khó nhọc quá, lười biếng chơi bời quá. Người như thế phải chết vì bệnh tật. Phận là người dưới, mà đụng chạm đến người trên. Lòng tham muốn không chừng. Tính moi bòn không chán. Người như thế phải chết vì hình luật. Mình ngu, mà muốn chọi với người khôn. Mình yếu, mà khinh bỉ người mạnh. Không biết lượng sức mình mà cứ giận dữ làm liều. Người như thế phải chết vì binh đao. Ba thứ chết ấy, thực không phải là số mệnh. Chỉ tự mình giết mình mà thôi.

Ai Công mới nói rằng:
- Khanh có thể nói rõ hơn được chăng"

Khổng Tử đáp:
- Xưa nay người ta vẫn cho khôn ngoan thì chóng già. Ngu xuẩn thì sống lâu, là lấy lý rằng: Người khôn dùng trí, dùng sức nhiều, thì chóng suy. Người ngu chỉ ăn no ngủ kỹ. Không lo lắng gì, thì sống lâu. Nhưng xét một mặt khác thì trái lại: Khôn sống, dại chết. Khôn ăn người, dại người ăn. Ôi! Sống chết tùy tại mệnh Trời, nhưng thường khi người cũng có phần vào đấy. Lắm người chỉ ngu xuẩn, không giữ vệ sinh. Không hiểu pháp luật. Không biết tự lượng, mà thành không đáng chết, cũng phải chết.

Lúc ấy, Mặc Tử là học trò của Khổng Tử đứng gần bên nghe thấy, mới dậy trong lòng cả đống chuyện xôn xao, bởi lời nói ra có điều chi khó hiểu. Đã vậy thầy còn… cười thôi tít mắt, rồi nhắp chén rượu nồng thấu tận đến tâm can, mà chẳng bỏ phút giây nhớ mình đang hầu quạt, khiến nỗi niềm riêng đã đau càng thêm xót, nên mới nhủ lòng thủ thỉ tự mình ên:
- Từ nào tới giờ ta vẫn nghe người dưng hay nói: Là sống ở đời phải biết Quân Sư Phụ mà theo. Phải… bán tự vi sư huống chi tròn chữ bự, nên phận làm con phải coi thầy là trên trước, dẫu cha mẹ già đã dưỡng dục cưu mang. Dẫu có hy sinh vì con tất tật - thì cũng phải đứng dưới thầy một chút - Chớ không thể ngang bằng với người khai mở cái tinh anh. Cái trí óc muôn ngàn khó đụng. Có điều trong lòng ta vẫn ra chiều lấn cấn, khi nghĩa mẹ hiền như dòng như suối chảy ra. Khi nghĩ tới công cha như núi cao mây ngàn bao bọc - mà lại thua cái ông đang ngồi dzô tới tới - thì dạ thấy rầu mà hổng biết mở miệng mần răng" Hổng biết nói năng chi cho bớt vơi niềm uất nghẹn" Thế mới biết cõi trần này hông thiếu điều phi lý, mà vẫn xảy hà rầm mới thấy mẹ thấy cha, mà vẫn cứ ngang nhiên… tới luôn cùng thiên hạ, thành thử bá tánh mãi ôm đầu bứt tóc, bởi lạ như dzầy mà xảy đặng làm sao" Bởi lạ như ri mần răng mà hiểu được"

Tỉ như thầy nói: Ăn uống không đều sẽ về với tổ tiên. Thức ngủ lung tung sẽ vui cùng cõi lạnh, mà thầy thì tràn lan tứ tán. Nay nhậu chỗ này mai đại tiệc chỗ kia. Nay ngủ đến canh hai mai làm nguyên đêm trọn - thì tự đó đã khác xa điều thầy nói - nhưng thiên hạ bên ngoài vẫn nhẹ dạ cả tin. Vẫn ngóng cổ đón trông thầy dừng chân đứng lại, rồi rượu ngon dê béo cứ chất đầy ra đó, thì mệt đến bực nào cũng… ngọt hết trọi hết trơn. Khó đến bi nhiêu cũng qua phà cái một. Mà giả như ăn uống có chừng đi chăng nữa - thì suốt cuộc đời hẳn… chán thấy mồ thấy tổ luôn - bởi hổng có chi đặng sóng gió trào dâng lên được. Đó là chưa nói đời người như bóng câu qua cửa, thoáng một cái vèo đã đến… cổ lai hy, thì kiêng cử làm chi cho xác thân mất bao phần hứng khởi. Mà lỡ như lâm vào diện làm ăn buôn bán. Muốn công việc xuôi chèo thì phải biết cụng biết dzô. Biết món lẩu món cua cá chưng đồ biển mặn. Chớ lúc đó mà chừng mực như thầy đang nói tới, thì… mắc nợ đến ngày đứt chến vẫn chưa thôi!

Tối hôm ấy một mình trong phòng vắng, Mặc Tử mới buồn tình nhớ đến thuở hàn vi. Thuở hí hửng hí ha vác đồ theo thầy học, cùng nhớ mẹ cha đang quần quật nơi đồng vắng, rồi buông tiếng thở dài mà hổng biết giải quyết mần răng" Hổng biết tính sao cho vuông tròn cả cụm" Và trong lúc đang bần thần như thế, mới nghe tiếng nghẹn ngào bộc phát ở đầu hiên, bèn bốn cẳng ba chân phóng tìm cho mau lẹ. Chừng đến lúc gặp người đang ngồi yên thút thít, mới tá hỏa trong lòng bởi hổng biết làm sao" Hổng biết nên tới luôn hay thối lui… chuồn trong thinh lặng. Chỉ là phận nữ nhi mà rầu trong đêm vắng, thì dễ bị thiên hạ ngó vào phang nọ với chê kia. Dễ bị đám tha nhân hùa nhau mà kiếm chuyện, nên ở chốn tâm tư cứ lần khân chưa quyết, mới chợt nghĩ trong lòng trong dạ tựa như ri:
- Cha ông mình ngày xưa hay nói: Cứu vật, vật trả ơn. Cứu nhân, nhân trả oán. Ta nay đang thấy trong lòng niềm hiu quạnh, thì cũng mong mượn chuyện… rủi của tha nhân mà quên tuốt. Quên những thói đời chẳng biết liệng vào đâu. Quên hết âu lo mà kiếp người đeo nặng. Ngặt một nỗi cứu người, người trả khó, nên cứ chần chờ chẳng dám nhảy ào dzô. Chẳng dám hứa lung tung nói năng gì hết cả. Chỉ là sợ mai đây người lên cơn sốt - khiến làm phúc trước rồi lại… tức bụng về sau - thì nỗi đau kia hổng biết khi mô mới phai mờ đi được. Chắc ăn nhất là làm lơ như không tường không thấy, rồi mau trở về phê một giấc là xong, thì khỏi phải âu lo ngày sau đời vẫn đục. Chớ thấy tội nghiệp cho người rồi nhào dzô gánh vác, thì liệu mai này… ai tội cho mình đây"

Phần Khổng Tử nghe trong lòng khoan khoái, khi nhậu đã đời lại còn tí vàng tí bạc mang theo, cọng thêm nỗi sướng sung của bao lời khen tặng, bèn nhân lúc giữa… vòng tua sắp đến, mới nghĩ ngợi trong lòng cái chuyện của ngày sau:
- Phàm ở đời, hễ vợ buồn thì chồng… sợ, mà chồng sợ thì con cái phải lo. Nay ta vì không muốn thấy hiền thê sầu khổ, nên mượn chuyện Thánh Hiền mà… lặn nó mất tiêu, đặng khỏi canh cánh lo toan khi nghe tiếng thở dài bên cạnh, rồi sấp nhỏ cũng giao cho hiền thê hết ráo, nên dẫu có… thê rồi cũng nhẹ tựa như bông. Dẫu có mái gia trang cũng như người chưa bến đậu. Đã vậy đi đến đâu người ta hầu đến đó, thì tội mẹ gì trở về sống lại chốn đìu hiu. Tội cha chi vác thân ra cho hiền thê… sai vặt. Đó là chưa nói bàn dân còn trăm lần thấy kính - tấm chân tình buông bỏ chuyện riêng tư - đặng đi khắp bốn phương mà giảng rao cái này cái nọ, thành thử một mũi tên mà hai chim nằm lăn quay ra đó, thì thế gian này, tưởng chừng chỉ có một mình ta!

Rồi một hôm đi ngang qua đồng vắng, Khổng Tử thấy kẻ đánh lưới chim sẻ chỉ bắt được loại sẻ non vàng mép, bèn hỏi rằng:
- Không đánh được sẻ già là tại làm sao"

Kẻ đánh lưới nói:
- Sẻ già biết sợ, cho nên khó được. Sẻ non tham ăn, cho nên dễ bắt. Nếu sẻ non mà theo sẻ già, thì bắt sẻ non cũng khó, nhưng nếu sẽ già mà theo sẻ non, thì bắt sẻ già cũng dễ.

Khổng Tử nghe, đoạn quay lại bảo học trò rằng:
- Biết sợ để tránh tai hại. Tham ăn mà quên nguy vong, đó là tính tự nhiên vậy. Song phúc hay họa là do ở cái theo Khôn hay theo Dại. Cho nên người quân tử - trước khi theo ai - phải xét xem cho thật cẩn thận. Chớ có nhắm mắt theo liều, đến khi hối lại, thì sự đã rồi, ăn năn không kịp. Cá đã theo vào lưới, thì dù có phân trần phải trái làm sao, người đánh lưới cũng không thả ra cho nữa!

Mặc Tử đứng gần nghe thầy nói, mà trong lòng chộn rộn chẳng đặng phút nào yên. Mà chốn tâm tư cứ nóng lên không làm sao tắt được, bèn lãng ra gốc cây nhìn mây trời bay tới, mà nhủ với lòng nghe cháy ruột cháy gan:
- Thiệt là sóng này chưa lặng sóng kia đã lên. Chuyện này chưa qua thì cái kia đã tới, ắt hẳn chuyến này ta không sống được lâu, bởi thần trí mê mê thì khó lòng vui tới được. Ta thật không hiểu đã là… nam nhi chi chí. Hà cớ gì phải chạy tới cùng ai" Để nhờ cái Khôn của tha nhân mà tránh xa điều tai hại. Nói hổng phải chớ mình đem thân cho người ta sai khiến, mà hổng biết lòng người có thuận thảo với mình chăng" Hay lại đuổi xua như nhác trông thấy tà ma quỷ mị" Đó là chưa nói mình làm sao đoán biết - Khôn Dại ở đời mà xách dép chạy theo - bởi đứa ma lanh cũng biết phủ che điều tốt đẹp.

Mà giả như cái Khôn của mình đong được chừng… lưng chén, thì chẳng bao giờ hiểu đặng cái Dại của người đâu. Chẳng biết khi mô mới tỏ phân tối tăm cùng minh bạch, thì dẫu nhắm mắt cũng cứ tin là mình đúng. Là chọn được người tài để cố sức mà noi. Là có được tấm gương để sáng soi điều chân thật. Chừng lúc ấy dẫu đang ở suối vàng… ngáp ngáp, thì hổng biết lúc nào mới siêu thoát được đây" Hổng biết khi mô mới ra ngoài cái hạn" Thế thì tại sao không dựa sức mình là chính" Hơn là dựa vào Khôn Dại của người ta, rồi há miệng kêu la: Cho mình người quân tử, thì cõi dương gian chẳng còn chi hứng thú. Chẳng còn gì đáng mặt với ngàn sau!

Và trong giấc ngủ chập chờn đêm hôm ấy, Bụt mới hiện về nói chuyện với người Dương. Nói tuốt ba canh trong đêm trường vắng lặng, nhưng lời vàng ngọc kia như rồng bay nước cuốn, nên dzô thật nhiều mà nhận chẳng bi nhiêu, thành thử có bóp trán nghĩ suy cũng chẳng làm chi hơn được. Duy có đôi điều vẫn còn trong tâm thức, khiến Mặc Tử vội vàng viết xuống kẻo mà quên:
- Con hãy nhớ cõi ni là cõi tạm, nên mọi cái xảy ra trong đời người mê chấp, thì có khác gì bọt sóng ở đàng xa. Chỉ một thoáng trôi qua là tan tành hết cả. Đó là chưa nói cái giàu sang phú quý, cùng Khôn Dại ở đời mà bá tánh đều ưa, chỉ là những giá trị khơi khơi do thế nhân bày ra vẻ chuyện. Chớ thiệt ra Khôn Dại, chẳng ăn nhậu đến đời sau chi hết, bởi ở Niết bàn chỉ có một cái Tâm. Chỉ có cái bên trong mới đúng boong những gì đích thực, nên con chẳng phải lo cái gì hết ráo - ngoại trừ thật lòng thật dạ với lương tâm - thì ở mai sau… Vía của con sẽ rớt rơi vào miền miên viễn. Đó là chưa nói dẫu Thần Tiên giáng thế - thì chữa được bệnh người chớ làm gì chữa được mệnh của người ta - thành thử chữ Đức kia mới đáng cho con lấy đó làm điều quan trọng. Mới là mối ưu tư con phải tìm phải kiếm. Phải sống cuộc đời tận tụy với lòng ngay. Phải đối xử trước sau cho có tình có nghĩa. Chớ không phải Dại Khôn của thế nhân bày ra trước mắt, bởi hư ảo đời thường chỉ có hại mà thôi. Chỉ đẩy con thoát xa cái đường chính trực - mà bỏ quên đi tấm lòng trong góc tối - thì uổng phí một đời qua lẹ đó con ơi!

Mõ Sàigòn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.