Hôm nay,  

Về Một Cuộc Hải Táng

27/07/199900:00:00(Xem: 6405)
Di hài của JFK Jr. và bà vợ cùng cô em vợ đã được biến thành tro đem táng ngoài biển. Tại sao không hỏa táng hay địa táng mà hải táng" Cái chết của ba người là một chuyện đau lòng cho hai giòng họ, người ta chú ý nhiều đến giòng họ Kennedy. Từ lúc xẩy ra tai nạn, truyền thông Mỹ đã tràn ngập dài dài ngày này qua ngày khác những hình ảnh bài vở về người con trai duy nhất của cố Tổng Thống John F. Kennedy và giòng họ. Nhìn những dẫy dài những bó hoa, những cây nến, những vật mộc mạc lưu niệm tiếc thương của những người vô danh chất đầy, tôi nghĩ người dân Mỹ bình thường thật giầu tình cảm.
Nhưng có những chuyện bên lề. Người ta nói đến một lời rủa độc (curse) giáng xuống giòng họ Kennedy. Thế nào là lời rủa" Tôi thật không biết gì về những ma thuật có thể chỉ rủa thôi cũng làm người khác chết và cũng chưa từng được thấy bằng chứng không thể chối cãi về cái gọi là ác giả ác báo. Dù vậy tôi cũng có những lúc cầu cho có thật để cõi đời này ít đi kẻ ác. Nhưng thiết tưởng loài người đã đặt chân lên Mặt Trăng từ 30 năm nay và trước thiên niên kỷ mới, khoa học đã đo được gần như chính xác tuổi thọ của vũ trụ, vậy mà cả báo chí hiện đại Mỹ cũng nói đến chữ “curse”, tôi nghĩ thật cũng kỳ.
Giòng họ Kennedy ở Mỹ chỉ nổi tiếng sau khi Tổng Thống J.F. Kennedy bị ám sát năm 1963. Vài tháng sau em trai của ông là Bộ trưởng Tư pháp Robert Kennedy cũng bị giết. Rồi thế hệ sau trong những năm gần đây có nhiều người bị chết bất kỳ vì tai nạn hay thảm họa nào đó. Tai nạn phi cơ của JFK Jr. là một trường hợp điển hình. Giòng họ này đã gập lời rủa gì ghê gớm vậy" J.F.Kennedy là vị Tổng Thống đầu tiên được TV Mỹ truyền hình đầy đủ mọi hoạt động kể từ khi tựu chức, bởi vì đó là thời điểm kỹ thuật truyền hình Mỹ được lan rộng trên quy mô cả nước. Đó là điều tôi muốn nhấn mạnh ở đây.
Năm 1963, TV phát triển mạnh đứng đầu ngành truyền thông Mỹ khiến cả nước nhìn thấy tận mắt vụ hai anh em ông Kennedy chết thảm dưới họng súng của kẻ sát nhân để nhỏ lệ thương đau ngay trong phòng khách của hầu hết các gia dình. Người dân Mỹ đầy tình cảm và nghĩa khí, coi Tổng Thống Kennedy như một người anh hùng đã quả cảm chống lại phi đạn hạt nhân của Liên Sô đặt ở Cuba, họ thương ông và thương cả em ông là Robert Kenndy trong vai trò Bộ trưởng Tư pháp đã tận tụy giúp anh trong việc truy nã những kẻ tội phạm. Tôi xin miễn bàn đến chánh tình Mỹ lúc đó, chỉ biết rằng TV đã thúc đẩy rất mạnh cho một thói quen sẵn có trong dân Mỹ là sự tôn thờ thần tượng (icon). Sự thật thói quen này ở nước nào cũng có chớ không riêng gì ở Mỹ. Đó là một tập quán rất tốt khi nó xuất phát từ sự ái mộ chính nghĩa, nhưng nó thành quá nhàm khi bị nghệ thuật quảng cáo kiếm tiền thúc đẩy đến quá trớn để tạo những thần tượng “anh hùng” chỉ vì một hành động đột xuất ngoạn mục trong cuộc sống hàng ngày.

Trong ba thập niên qua, TV Mỹ nở rộ đến độ khủng khiếp với các hãng đường dây “cáp” tranh nhau kiếm khách xem, đánh mạnh vào thị hiếu quần chúng có lợi cho tiền quảng cáo. “Chủ nghĩa” thần tượng đã trở thành một quái thai làm khổ những người có danh và có tiền. Gia đình Kennedy là một trong những nạn nhân đó. Gia đình nào đông người chẳng có người chết vì tai nạn, có khi không may chết cả đám hoặc chết liên tuc vài ba năm một người, nếu không có danh vọng chắc cũng không ai thèm để ý nên chẳng có chuyện “trùng” hay “rủa”. Nhưng nếu gia đình đó có danh vọng bị ánh đèn rọi TV chiếu cố, chuyện bất hạnh biến dạng thành những chuyện kỳ khôi và một đề tài làm tin hình ăn khách. Thật đáng buồn.
JFK Jr. là nạn nhân của sự hành hạ này. TV đã rọi vào JFK Jr. ngay từ khi còn là một chú bé 3 tuổi, đứng trước linh cữu của cha, giơ tay chào theo kiểu nhà binh. Khi lớn lên, dù muốn có một cuộc sống bình thường như mọi người cũng không được vì lời “nguyền” thần tượng còn đó, cho đến lúc chết cũng không được buông tha. Tôi nghĩ “thần tượng” và huyền thoại như vậy là quá đủ rồi. Những buổi lễ cầu hồn thật long trọng có tất cả những nhân vật cao quý nhất tham dự cũng đủ nói lên lòng thương tiếc mến mộ của cả nước, đủ để ghi vào sử sách và tân khảm mọi người như đối với cố Tổng Thống Kennedy. Nên chấm dứt lối rọi đèn của xu hướng quảng cáo kiếm tiếng kiếm miếng của các ông truyền thông, nó chỉ tạo thêm cho đau thương cho tang gia. Hãy để hai gia đình chịu tang và cho cả nước lo đối phó với những vấn đề thực tế gay go trước mắt.
Hải táng là đúng để kết thúc mau lẹ một màn kịch đã kéo dài quá lố. Hải táng ngắn gọn để khỏi có những tang lễ dềnh dang trên bộ, khỏi có những nơi chôn cất cố định sẵn làm mồi cho những bộ óc điên khùng cạnh tranh về danh lợi, đua nhau lợi dụng dài dài về sau. Hải táng là xứng đáng với JFK Jr. Được một chiến hạm đưa ra biển mai táng là một vinh dự cao quý và đầy ý nghĩa đối với ông, bởi vì Hải quân của Mỹ hiện đang có một chiến hạm mang tên J.F Kennedy vẫy vùng trên biển cả, để người dân Mỹ tỏ lòng ngưỡng mộ đối với vị Tổng Thống đã từng là một anh hùng Hải quân trong thời Đệ nhị Thế chiến. Nay người con đến với người cha ở ngoài biển là đúng.
Và nhìn cảnh di hài được đưa xuống biển, tôi ngậm ngùi nghĩ thêm: Cát bụi không trở về với cát bụi. Con người cũng như tất cả các sinh vật trên hành tinh này đã sinh ra từ biển. Con người trở về với biển là đúng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.