Hôm nay,  

Cặp Vợ Chồng Canada Tới Vn Làm Việc Giúp Xóa Nghèo Đói

12/09/199900:00:00(Xem: 5526)
OTTAWA - Phóng viên Carol Haffke tường trình về một cặp vợ chồng, công dân Canada cùng làm việc tại Việt Nam để chống lại cảnh nghèo khó theo như Chuơng trình Phát Triển Liên Hiệp Quốc (United Nations Development Program). Cả hai không có một chính kiến về chính trị, họ chỉ có một triết thuyết là làm sao giúp dân chúng tự phát triển theo như câu ” Không cho cá, nhưng dạy cách câu hay bắt cá”. Chương trình này có tên tắt là UNDP.
Chàng tên là Jay Jayaraman, chàng đã từng chạy trốn khỏi họng súng máy tại Somalia, leo lên môt chiếc máy bay nhỏ và đến một miền đồi cát nóng bỏng của Sudan. Tại đây chàng đã sắn ống tay áo, cùng nông dân trồng đủ loại cây thu hoạch để làm thực phẩm. Còn nàng tên là Lathia, nàng cũng từng làm việc không biết mệt với dân tỵ nạn của xứ Bosnia bị tan hoang vì chiến tranh. Nàng đã từng giúp các nông dân học trồng tỉa theo kỹ thuật mới tại một làng hẻo lánh xa xôi của xứ Uganda, nàng cũng từng dạy tiếng Anh và môn khoa học cho các trẻ em của xứ Tanzia.
Cả hai là nguời của vùng Gloucester gần thủ đô của Canada, họ đã cùng nhau làm việc tại vài nơi nguy hiểm nhất của thế giới, cùng chung sống trên những nước tàn bại gần như phân hóa vì sợ hãi, vì bắt bớ và cầm tù người dân như tích hợp quần chúng (integration) theo một cuộc chiến tranh phi nhân đạo hay vì nạn đói hoành hành.
Có những lúc họ xa cách nhau, nhưng cũng có lúc họ gần nhau và bao giờ cũng có cảm tuởng phải gấp rút làm việc, làm thiệt say mê và tin tưởng vào khi người dân được hướng dẫn làm sao để sống, họ sẽ sống tự lập hay tự lao động và lập đời sống không cần dựa vào một chủ thuyết nào cả.
Cả hai là dân Canadian, gốc miền Nam Ấn-độ và bỏ xứ ra đi năm 1976, chàng trước đây là nhân viên kế toán nhưng có máu phiêu lưu, vợ chàng là thanh tra thị trường nhưng có tâm hồn cởi mở. Họ đã cùng nhau xin làm việc cho World of Development và được chỉ định đi công tác tại những nước như Phi châu và Á châu thường có nhiều chuyện rắc rối. Trong công tác, cả hai có 10 năm làm việc gần như bị cầm tù tại xứ Somalia.
Tới năm 1989, cặp này đã trở thành công dân của Canada, mua nhà tại vùng Gloucester để làm nơi ở cho ba đứa con nay đã lớn: Jayatri, Raji và Jai. Đang sống chung đằm thắm, họ nhận được chỉ thị mới và thích thú muốn công tác tại nước ngoài.
Hai vợ chồng dã tổ chức kỷ niệm 25 năm sau ngày cưới trong cảnh chiến tranh phân ly tại Phi châu. Lalitha ở phía Bắc của Uganda, còn Jay ớ phía Nam của Sudan, hai vùng này chỉ cách nhau có hai cây số, nhưng đã bị ly gián vì những đạo binh du mục.
Kể từ khi nhận nhiệm vụ công tác tại Việt Nam, cả hai nhận thấy tình hình tại Việt Nam tương đối yên bình, mặc dầu hai người sống xa cách nhau trong một khoảng đường kéo dài 92 cây số. Tại đây khỏi phải lánh nạn súng đạn. Nhưng đời sống nơi đây thí ảm đạm, vào sâu Quảng Bình và Quảng Trị nơi hai người ở, người thấy những căn nhà gạch gần sụp còn đầy vết đạn. Hai tỉnh này nằm ở miền Trung Việt Nam và chỉ rộng khoảng 40 cây số, dân chúng cho biết hai tỉnh đã có những trận chiến khốc liệt xẩy ra. Các bãi mìn hãy còn đầy rẫy trong miền thôn quê, có nhiều nơi ngón chân của các trẻ em thấy mọc víu vào nhau vô phuơng cứu chữa. Dân chúng cho biết chất Agent Orange do Hoa Kỳ phun để khai quang đã gây ra tai quái này.

Lalitha, 53 tuổi, là một trong hai người đàn bà của LHQ gửi tới Đông Hà làm việc với tư cách của một STA (Senior Technical Advisor) trong chương trình UNDP giúp Việt Nam. Trong khi Jay, 58 tuổi, cũng với tư các của một STA, làm việc cho chương trình UNDP của ma-sơ và Ngân Qũy Quốc Tế trong chương trình giúp phát triển nông nghiệp tại Quảng Bình thuộc tỉnh Đồng Hới.
Hai vợ chồng cả tuần chỉ gần nhau có một ngày và phải lái xe đi mất một giờ rưỡi mới nhìn gặp nhau. Lalitha phải dạy người giúp việc cho Jay cách nấu ăn theo Ấn độ. Trong bếp của Lathia thì đầy hũ có chứa đủ cá các loạt hạt mầu sắc khác nhau do cậu em gửi đều đều từ Ấn độ qua.
Cả hai làm việc tại Việt Nam với khế ước hai năm của UNDP trong việc kiểm điểm sự thi hành các phương án và phụ tá chính quyền trong công tác chống sự nghèo khó của khoảng 35% dân số.
Chương trình UNDP chủ yếu tập trung vào xây cất - nhà ở và cầu đường không được xây dựng nhiều lắm, nhưng kiến thức và tay nghề của dân chúng có vẻ khá và có thể tự xây dựng trong tương lai cho cộng đồng.
Lalitha báo động cho biết: “Hạ tầng cơ sở có, nhưng không hẳn nó có thể kéo dân thoát khỏi nạn nghèo đói. Học đường, cầu cống và nhà thương mới thực sự quan trọng, nhưng những thứ này cần phải có tiền và chú trọng nâng đỡ người dân đáng thương và những người quá nghèo khó. Chính phủ cần làm dân no bụng và phải chỉ cho họ nhìn thấy cái tương lai của họ một cách thực tế, chứ không phải những chính kiến hão huyền có thể tạo ra mọi vật chất.”
Phương án của Jay thường chú tâm vào vật liệu tập trung trong việc mở mang các hệ thống dẫn thủy và công trình nhỏ nhưng không kém quan trọng dùng vào việc nối kết với các đuờng giao thông.
Jay cắt nghĩa vấn đề tại sao : “Về dẫn thủy nhập điền, dân chúng biết cách nào làm đập chặn nước hay đào những con kênh lớn, nhưng khốn nỗi ai chịu đứng ra làm chủ, người thiết kế có tham khảo với dân chúng trong vùng không, dân có chịu đóng góp xây cất và bảo quản không. Tất cả là những vấn đề, vì hiện nay họ nghèo, lợi tức đâu ra, trong khi chính phủ không tạo ra nổi việc làm trong vùng. Ví thế chúng tôi phải vừa làm và vừa học. Phương sách này được gọi là PLA (Participatory Learning and Action).
Tôi còn nhớ rõ lắm sự thoái hóa của một làng. Dân làng chỉ cho dẫn nước vào 6 mẫu ruộng, trong khi có thể cho nước vào 35 mẫu khác và chỉ gặt lúa có một vụ trong một năm. Nhưng ngày nay họ đã thay đổi cách dẫn thủy, dân làng có thể gặt lúa mỗi năm hai lần, gạo thóc dư ăn họ đem bán lấy tiên mua sắm và gây kinh tề, làm vùng trở nên phồn thịnh hơn xưa.”
Khế ước của hai vợ chồng Lalitha và Jay với LHQ sẽ chấm dứt vào tháng tới, họ sẽ mừng rỡ trở về Canada để gặp con họ sau khi họ đã tung chân bước khắp nơi trên thế giới. Lalitha còn nhớ rõ trước khi rời Canada, nàng đã ngắm những người thả ống dây cao su dọc đường đi để lấy nước từ vòi nước máy và làm nàng liên tưởng tới một người đàn bà Somali phải cuốc bộ đi xa cả 10 hay 12 cây số và chỉ mang cề được có mỗi một ly nước.
Lalitha suy nghĩ một hồi lâu và nói: “Nếu chúng ta có thể giúp nhau qua lại, rồi một ngày nào đó tất cả sẽ quan tâm tới...”
Người đàn bà ăn xin ở môt góc phố của Châu Á ngày nào hay một người đàn ông vất vả trồng cây trên một vùng sỏi đá ngày xưa vươn lên, có thu nhập cao và làm chuyện trao đổi sản phẩm với chúng ta trong một khung cảnh hoà bình, ấm no cho mọi người.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.