Hôm nay,  

Vatican Làm, Không Nói

11/07/200100:00:00(Xem: 4865)
Lịch sử thế giới cận kim cho thấy hai Đế quốc chống Ky tô giáo đều chết trước Ky tô giáo. Đế quốc La Mã diệt Ky tô giáo, thọ được 13 thế kỷ. Đế quốc Cộng sản Đệ tam, do Liên sô thống lãnh, sanh ra cuối Thế chiến thứ nhứt, trưởng thành qua Thế chiến thứ hai, trụ hoại rồi chết cùng Chiến tranh Lạnh. Thọ chỉ 75 năm, coi như chết yểu so với lịch sử được tính bằng thế kỷ.

Ky tô giáo chánh yếu là Giáo hội Công giáo La Mã vẫn trường tồân theo Tây lịch, có người còn gọi là Thời đại Ky Tô (Christian Era), nay đã đi vào thiên niên kỷ thứ ba. Giáo Hội Công giáo La Mã và Cộng sản Đệ tam là hai tổ chức xã hội (social groups) có cơ chế chặt chẽ và có mặt tại nhiều dân tộc và quốc gia. Cuộc chiến của CS Đệ tam chống Giáo hội Công giáo La mã là cuộc chiến âm thầm nhưng ác liệt hơn của Đế quốc La Mã. Đó là một cuộc đương đầu lịch sử thâm hậu như những đợt sóng ngầm ập vào nhau, lâu lâu mới thấy được bọt trên biển. Nếu nói theo ngôn từ của Ô. William Colby, phụ trách tình báo Mỹ gần suốt thời Chiến tranh Lạnh, đó là một cuộc "chiến tranh khác" (other war). Còn Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận, tại Giáo phận Orange County ngày 15/3/01, nói theo kiểu rất Việt Nam "Vatican không nói, mà làm. Làm ra sao thì cứ nhớ lại biến cố Đông Aâu thì rõ".

Thực vậy, Toà Thánh Vatican làm rất nhiều cho Cuộc Cách manïg ở Ba Lan mà không hề nói. 80% nhân dân Ba lan theo Công giáo La Mã. Công Đoàn Đoàn Kết, ngọn cờ đầu và lực lương mũi nhọn trong việc lật đổ CS Ở Ba lan, là một tổ chức công nhân trong chế độ CS, nhưng linh hồn thuộc Giáo hội Công giáo La mã. Đức Giáo Hoàng lúc bấy giờ là nguời gốc Ba lan. Ba lan có biên giới giáp với Liên sô và nhiều nước CS Đông Aâu khác. Ba lan như viên gạch nêm của cái vòm gô- thic CS Đông Aâu. CS Ba Lan sụp là CS Đông Aâu sụp và kéo theo sự sụp đổ cả Đế quốc Liên sô như đã thấy. Dư luận chung ai cũng biết cuộc Cách mạng giải trừ CS ở Ba lan, vai trò của Vatican rất lớn. Không có sự tiếp trợ của Vatican, Ba Lan khó mà thực hiện được kỳ tích lịch sử đầu tiên giải trừ CS trên thế giới. NhưngVatican tuyệt nhiên không hề tuyên bố một lời cho đến bây giờ.

Truyền thông quốc tế sưu tầm tài liệu, đặc biệt là Tạp chí Time và nhàø báo được giải Pulitzer, Carl Bernstein, phỏng vấn nhiều nhân vật chánh trị, tôn giáo, tình báo, ngoại giao của nhiều nước có liên quan đến biến cố Ba Lan, thu thập một số dữ kiện khả tín viết thành sách. Nhưng Vatican vẫn thủ khẩu như bình dù những việc Vatican làm cho Ba lan có thể đã quá thời hạn bảo mật.

Không nói nhưng Vatican làm rất nhiều trên mọi mặt, và không phân biệt làm với ai, CS hay không CS, miễn có lợi cho cuộc Cách mạng bất bạo động lật đổ CS Ba lan được. Nhiều người làm lắm, từ Đức Giáo hoàng đến Linh mục và Giáo dân. Làm liên tục, không từ bỏ một cơ hội nào để đ5t mục tiêu chiến lược giải trừ CS. Làm với nhiều người, Tổng thống Mỹ, Tổng Bí Thư CS Liên sô cùng các nhân vật ngoại giao, tình báo các nước, đặc biệt là Mỹ. Đức Giáo Hoàng không ngần ngại tặng một thánh tích cho Bà Gorbachev (Theo Carl Bernstein, Giải Pulitzer).
Nguồn cung cấp phương tiện cho cuộc tranh đấu ở Ba Lan một phần lớn qua đường ngoại giao của Giáo hội hay giáo quyền. Nơi tàng trữ và sữ dụng thường là các hầm dưới các cơ sở Nhà Chung.

Nhờø công khai và bí mật thông thương được với Ba lan, Công đoàn Đoàn kết mới đủ phương tiện vận động kịp quần chúng, trước là công nhân, xương sống của Đảng, và quần chúng Công giáo đứng lên và vượt qua cao điểm CS đàn áp và thanh trừng Công đoàn. Nhiều đài phát thanh và truyền hình CS đang phát, bị chen vào nhiều khẩu hiệu kêu gọi nhân dân vùng lên. Nhiều truyền đơn, nhiều bích chương thực hiện nhanh, nhiều đến mức CS Ba lan không đủ người và thời giờ để truy tìm xuất xứ và tịch thu. Kỹ thuật cao về truyền thông đóng vai trò then chốt trong cuộc vận động chiến này; phần lớn do CIA cung cấp và Giáo hội chuyển tãi, cất dấu.
Aûnh hưởng của Đức Giáo Hoàng và Giáo hội đối với thế giới Tây phương, nhân dân Ba Lan cộng với những việc làm tuy âm thầm mà thâm hậu đã giúp nhân dân dân Ba Lan lật đổ được chế độ CS, không đổ máu. Sự sụp đổ này kéo theo sự sụp đổ các nước Đông Aâu CS và sau cùng Liên sô cũng quị luôn, chấm dứt cuộc Chiến tranh lạnh trên thế giới.

Nguồn gốc gia đình, uy tín lớn trong giáo dân Việt và chức vụ hiện tại đảm nhận tại Toà Thánh Vatican khiến lời của Đức Hồng Y Nguyễn văn Thuận, "Vatican không nói mà làm. Làm ra sao thì cứ nhớ lại biến cố Đông Aâu sẽ rõ." rất hữu hiệu. Lời ấy giải toả phần lớn thắc mắc canh cánh bên lòng của giáo dân Việt lâu nay về sư im lặng khó hiểu của Vatican và Hội đồng Giám VN trước cuộc đấu tranh của LM Nguyễn văn Lý ï

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.