Hôm nay,  

Hà Nội Đưa Khảo Cổ: Trường Sa Là Của Việt Nam

17/02/200100:00:00(Xem: 3939)
HÀ NỘI (Reuters) - Một ngày sau khi Việt Nam gạt bỏ lời tuyên bố của Trung Quốc đòi Việt Nam phải làm sáng tỏ lập trường về Trường Sa, báo chí nhà nước CSVN nói có nhiều bằng chứng khảo cổ xác minh chủ quyền của Việt Nam ở các đảo này. Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Lê Công Phụng sau đó lại nói trong một cuộc hội thảo rằng vụ tranh chấp Trường Sa cần phải được giải quyết bằng đối thoại.

Một bài báo đăng trên trang nhất của tờ Lao Động nói Viện Khảo cổ Việt Nam đã tìm thấy nhiều đồ sứ Việt Nam từ thời thế kỷ 13-14 và 17-18 ở đảo Trường Sa Lớn trong những cuộc đào tìm từ 1996-2000.

Ngoài ra con ấn của vua Việt tại Phiên Ngung nằm trong vùng nam của Trung quốc đang trưng bầy tại một viện bảo tàng của Nhật , con dấu ấn này, người Nhật đã mua được của một nông dân Trung quốc trước đây.

“Các vật tạo tác bằng sành này xác nhận sự hiện diện của sắc dân Việt Nam không những đã từng có mặt tại vùng phía nam của Trung quốc và còn cả trên quần đảo Trường Sa,” theo như dấu ấn của nhà vua Việt Nam, lịch sử được ghi người Trung quốc ghi chép và các vật tạo tác nằm trên Trường Sa đủ để chứng minh sự lên tiếng về chủ quyền Việt Nam.

Bài báo viết: “Sự kiện này xác nhận sự có mặt từ thời xa xưa liên tục cho đến ngày nay của người Việt Nam trên quần đảo Trường Sa”.

Bài báo thuật lời Hà Văn Tấn Viện trưởng Khảo cổ nói: “Chúng ta đã tìm thấy bằng chứng khảo cổ rõ rệt về hoạt động hàng hải của cư dân người Việt ở quần đảo đó từ thời xa xưa”. “Đây rõ ràng là bằng cớ để Việt Nam bảo vệ chủ quyền trên đất cũng như về lãnh hải trong vùng này.”

Hôm thứ ba 13-2, phát ngôn nhân Zhu Bangzao của bộ Ngoại giao Trung Quốc nói Bắc Kinh “quan tâm” một cách nghiêm trọng đến những tin tức báo chí nói Việt Nam sẽ thiết lập các cơ quan hành chánh chính phủ ở Trường Sa và yêu cầu Hà Nội phải giải thích. Zhu nói: “Bất cứ hành động đơn phương của nước nào ở Nam Sa (tức Trường Sa) đều là một sự xâm lấn vào chủ quyền của Trung Quốc và bị coi là bất họp pháp và vô hiệu”.

Hôm thứ năm 15-2, nữ phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Phan Thúy Thanh nói Hà Nội chưa được thông báo về lời yêu cầu của Trung Quốc và nói lập trường Việt Nam về Trường Sa vẫn không thay đổi. Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Lê Công Phụng trong một diễn từ đọc trước cuộc hội thảo của Phòng Thương Mại Việt Nam có các nhà ngoại giao ngoại quốc tham dự ngày thứ sáu 16-2, lại nói cuộc tranh chấp về Trường Sa và Hoàng Sa cần phải được giải quyết bằng đối thoại đa phương.

Phụng tuyên bố: “Có ba cuộc tranh chấp về lãnh thổ giữa Việt Nam và Trung Quốc, nay đã giải quyết được hai.....Còn về Trường Sa và Hoàng Sa ở lân cận cần phải được giải quyết bằng đối thoại đa phương”.

Quần đảo Trường Sa có sự tranh chấp chủ quyền của 6 nước: Việt Nam, Trung Quốc, Phi Luật Tân, Brunei, Malaysia và Đài Loan.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.