Hôm nay,  

Chánh Trị Thực Tiễn Và Chánh Trị Lãng Mạn

09/04/200300:00:00(Xem: 3729)
Chiến tranh Iraq là một vấn đề tranh luận sôi nổi giữa hai phe chống và binh của chánh quyền cũng như nhân dân nhiều nước trên thế giới. Chánh quyền như Pháp, Nga, Đức, Trung Cộng chống vì những quyền lợi riêng tư của những nước ấy có với chế độ độc tài Iraq, còn có thể hiểu được. Nhưng một số người dân, đa số là trẻ ở Tây Aâu, Bắc Mỹ, sanh ra trong hoà bình, lớn lên trong sung mãn vật chất, hưởng và xem tư do dân chủ như đương nhiên có. Thêm vào đó vì còn trẻ nên có nhiều lý tưởng cao đẹp như trăng mới lên, hoa mới nở. Độc tài CS, độc tài quân phiệt, độc tài dưới mọi hình thức là một cái gì xa lạ, trừu tượng, chưa biết, chưa chịu đựng, chưa kinh nghiệm thấm thiá. Do vậy ý thức chánh trị thường không thực tiễn, nhiều chất lãng mạn, dễ đưa đến hành động phản chiến dù đó là chiến tranh chống Hitler, chống Staline, hay chống Hussein.
Trong cuộc chiến chống nhà độc tài và chế độ độc tài Hussein suy cho cùng, nghĩ cho cạn, đối chiếu với lịch sử cận đại, nếu Mỹ không đứng ra làm thì ai làm đây" Pháp, Đức, Nga có làm nổi không, và Trung Cộng có chịu làm không" Aâu châu sẽ ra sao nếu Mỹ không tiếp cứu trong Đệ Nhứt, Đệ Nhị Thế Chiến và Chiến tranh Lạnh. Nếu không có Mỹ, phải chăng Aâu châu sẽ là miếng mồi ngon của Con Sư Tử Aâu Châu mà nước Đức có hình thể tương tự trong Thế Chiến 1 và 2. Và nếu Mỹ không tung hàng triệu quân qua để giải phóng Aâu châu ra khỏi độc tài Phắc xít và độc tài Nazi sau khi Hitler xua quân chiếm hầu hết các nước Aâu châu trong đó có Pháp được xem là Mẹ của Văn học, Nghệ Thuật , thì Aâu châu có được như ngày nay không" Còn Á châu, Trung Hoa, Đại Hàn, VN, Phi luật tân vẫn còn là những chư hâu của đế quốc Nhựt gọi là Đại Đông Á nếu Mỹ không dùng 2 trái bom nguyên tử để chấm dứt Thế Chiến 2 tại Á châu. Nhà độc tài Staline đã giết gần 30 triệu người đồng chí và đồng bào của Ông ta, liệu trong Chiến tranh Lạnh, có tha cho Tây Đức, cho Nam Hàn, cho các nước Á Phi và Nam Mỹ không khi giấc mộng lớn của Đệ Tam Quốc tế là cộng sản hoá toàn cầu nếu Mỹ không đứng ra lãnh đạo Thế giới Tư ï do chống trả và ngăn chận làm sóng đỏ. Nam Hàn có còn để giàu mạnh như bây giờ không Mỹ không để trên 35 ngàn quân Mỹ luôn ở laị đó, canh chừng Trung Cộng và Hàn Cộng. Hay Nam Hàn phải chịu chung số phân như Miền Nam VN với hàng trăm ngàn người bị tù đày, hàng triệu người tỵ nạn CS, đánh động lương tâm Nhân Loại" Do Thái liệu có còn tại Miền Đất Hứa hay phải lang thang như hàng mấy ngàn năm phiêu bạc nếu không có Mỹ yễm trợ quyền tồn tại của nước này do chính LHQ tái sanh. Trung Đông sẽ lộn xộn như thế nào nếu Mỹ không đứng ra lãnh đạo Liên Quân quốc tế đánh đuổi Hussein xâm lược Kuwait" Và bây giờ, an ninh thế giới sẽ ra sao, người dân Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Nga, Trung Hoa , Phi, Nam dương sẽ sống nơm nớp lo sợ bị khủng bố ngày đêm như thế nào nếu Mỹ không đứng lên giải trừ Hussein dính líu với tổ chức khủng bố Hồi giáo cực đoan Al Qaeda"

Liệu Pháp có thể cán đáng nổi công việc đầy gian nguy, tốn kém này không trong khi Pháp sức mạnh kinh tế chỉ ngang với tiểu bang California của Mỹ" Đức, Nga có làm nổi không" Trung Cộng có chịu làm để cứu Tây Phương không" Bằng cớ gần đây nhứt cho thấy trong thập niên 1990, khi vấn đề Bosnia bùng nổ, Mỹ định rút lui để nhường cho Liên Aâu mới thành lập đứng ra lãnh đạo giải quyết chuyện nội bộ của Aâu châu. Liên Aâu không đủ sức, bỏ xụi. Cuộc chiến diệt chũng ở Bosnia chỉ chấm dứt khi Mỹ bắt đầu bắt tay với Liên Phòng Bắc Đại Tây Dương, NATO. Cuộc oanh kích ào ạt của Mỹ buộc nhà cầm quyền diệt chủng phải chấp nhận thảo luận và để quân của Liên Hiệp Quốc vào gìn giữ hoà bình. Và tại Kosovo cũng thế, Milosevic áp dụng chánh sách thanh lọc chủng tộc tại các tỉnh của người Albanie. Cuộc diệt chũng chỉ chấm dứt khi Mỹ can thiệp bằng máy bay oanh tạc. Nhờ thế quân LHQ mới vào gìn giữ hoà bình được và đưa kẻ phạm tội chống Nhân Loại ra Toà quốc tế được.
Những việc làm nhiệm vụ quốc tế trên của Mỹ đã rõ ràng. Mỹ không xâm lược, xâm thực, không lấy một tấc đất cho Mỹ, không lấy một mỏ dầu của nước nào cho Mỹ. Còn trong Chiến tranh Iraq này, TT Bush đã nói rõ Mỹ chỉ đến để giải giới vũ khí giết người hàng loạt, giải trừ chế độ độc tài Hussein, và giải phóng nhân dân Iraq vì một đời sống tự do, hạnh phúc người dân Iraq tự chọn. Mỹ sẽ tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước Iraq. Dầâu là tài nguyên của nhân dân Iraq, Mỹ sẽ không lấy một lít nào, không giữ một mỏ nào cho Mỹ. Mỹ sẽ cố bảo vệ chống lại kế hoạch đốt các giếng dầu của Ô. Hussein để đất nước và nhân dân Iraq không thiệt hại. Trong cảnh khói lửa mịt mù, người quân nhân Mỹ đã phải chia phần ăn, nước uống cho nhân dân Iraq. Mỹ Anh đã phải chở hàng tàu, hàng xe thực phẩm để cứu trợ đến cho dân Iraq. Anh Mỹ xem công tác dân sự vụ quan trọng không thua việc hành quân.
Thế mà Phản Chiến không muốn tin, không chịu thấy. Cứ đơn giản viết lên bích chương, biểu ngữ, hô to khẩu hiệu gọn và kêu, nhưng vô trách nhiệm và thiếu chứng cớ như, chống xâm lược, chống lấy máu đổi dầu, chống chiến tranh. Chiến tranh là bộ mặt xấu của Loài Người, đầây chết chóc, đau thương, đổ vỡ. Trên trần đời này, không ai thích chiến tranh cả. Nhưng chiến đấu để tiêu diệt độc tài gây chết chóc, đau thương, đổ vỡ vạn lần hơn, là đấu tranh cho hoà bình công chính. Không ai muốn hoà bình vắng lặng, cái hoà bình của những nấm mồ ở bãi tha ma. Hoà bình của Staline làm chết 30 triệu đồng bào, đồng chí của y vì mộng độc tài, độc tôn cá nhân.. Hoà bình của CS Hà nội khiến hàng trăm ngàn người vào tù gọi là "cải tạo"ø, 3 triệu người bỏ nước ra đi, và hàng mấy chục triệu người khác mất quê hương ngay trên quê cha đất tổ của mình sau khi "hoà bình lập lại" với CS Hà nội. Cái hoà bình trong độc tài toàn diện, do độc tài ngự trị sẽ giết dần mòn nhân dân không phải là hoà bình công chính. Độc tài giết nhiều người hơn chiến tranh. Cái đáng ghét, đáng sợ, đáng chống nhứt là độc tài.. Chiến tranh chống độc tài là đấu tranh cho hoà bình công chính, cho sự sống đúng kiếp người của Loài Người Suy Tưởng, Homo sapiens. Đó là chánh trị thực tiển và vương đạo.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.