Hôm nay,  

Đêm Oscar Thời Chiến

24/03/200300:00:00(Xem: 4357)
Cuối cùng thì Giải Oscar thứ 75 vẫn được tổ chức, nhưng trong không khí khác thường, ngắn hơn mọi năm, rõ ràng là "Oscar thời chiến". Bên trong và bên lề giải này, các vấn đề an ninh và chính trị cũng như tình hình chiến sự Iraq và khủng bố toàn cầu có thể tác động lẫn nhau như thế nào"...
"Chicago" trên dòng Euphrates
Trong hội trường Kodak Theather của Los Angeles, giới điện ảnh dự đoán tác phẩm ca vũ nhạc "Chicago" thắng lớn năm nay; bên ngoài và trên toàn cầu, thế giới lại theo dõi trận chiến Iraq và việc liên quân sẽ vượt sông Euphrates tiến vào Baghdad. "Chicago soi bóng trên sông Euphrates" có thể là một tác phẩm điện ảnh tương lai; trước mắt, chiến tranh và điện ảnh đã hòa thành một, làm nổi bật một đặc tính của xã hội Mỹ: cực kỳ đa diện. Vừa ngợi ca nghệ thuật, vừa cổ võ chiến tranh, vừa kêu gọi phản chiến vừa phòng thủ chống khủng bố, mà không thu hẹp quyền tự do của người dân!
Chiến tranh trên màn ảnh
Giới điện ảnh Mỹ là bậc thầy về trí tưởng tượng, với những phim trinh thám hoặc chính trị giả tưởng dựng như thật, làm khán giả run sợ bấu vào ghế trong rạp tối và ra về hồ hởi, rằng đó chỉ là điện ảnh. Thế rồi al-Qaeda xuất hiện và đẩy trí tưởng tượng của giới điện ảnh Mỹ trong loại phim Diehard, Terminator hay 007 ra khỏi lằn ranh của tưởng tượng. Vụ khủng bố 9-11 cho thấy điện ảnh Mỹ vẫn chỉ là tay mơ; chứ khi làm thật, Osama bin Laden mới là đạo diễn thiên tài và al-Qaeda mới là nhà sản xuất thứ thiệt, chui lên từ cõi âm.
Kể từ ngày 11 tháng Chín năm đó, nước Mỹ hết là trẻ thơ hồn nhiên coi cảnh chết chóc trên sân khấu như trò đùa. Địa ngục có thật, và những Diêm vương rậm râu sâu mắt có thể lại ra đòn nữa. Từ biến cố 9-11 Mỹ chưa bị tấn công thêm thì đó là một thành tích của hệ thống an ninh Hoa Kỳ; nhưng, với những kẻ không sợ chết và lại biết khai thác tối đa tác dụng của truyền thông trong khi tiến hành khủng bố, lễ trao giải Oscar năm nay có thể là hiện trường cho một khúc phim khủng bố, bảo đảm là kinh rợn hơn trong phim trường. Đây là món quà của al-Qaeda "tặng các đồng đạo Iraq đang kiên cường chống Mỹ, hiện thân của Đế quốc Satan"!
Chính trị và an ninh
Vì vậy mà từ một tuần nay, ban tổ chức giải Oscar đã phân vân lưỡng lự, xem có nên tổ chức hay không. Chẳng lẽ hoãn, chẳng lẽ bỏ" Nhiều đại minh tinh thì cho rằng trong lúc chiến tranh bùng nổ, người chết đầy đường, mình vẫn diện áo dạ hội tham dự một sinh hoạt văn nghệ như không có gì" Họ từ chối tham dự, và khuyên ban tổ chức hoãn lại ngày trao giải. Kể cũng có lý. Nhưng, thiếu gì người khác lên tiến ngược lại: thanh niên (và thiếu nữ) đang hy sinh ngoài chiến tuyến là để diệt trừ khủng bố và bảo vệ những sinh hoạt văn hóa của Hoa Kỳ. Bỏ là thua, phải duy trì chứ. Chúng ta sẽ tham dự lễ trao giải và nhan dịp này bày tỏ quyết tâm ủng hộ chiến trường của hậu phương này. Có tài tử còn khâu sẵn quốc kỳ bên trong lót áo để khi lên diễn đàn là... cờ bay phất phới. Dù sao, dạ phục chủ yếu đêm Oscar 75 sẽ là màu đen, vừa nền, vừa đẹp mà không mang tiếng là vô tâm.
Ban tổ chức thì trung lập trên nguyên tắc, nhưng run sợ trong thực tế vì lý do khác. Làm sao bảo vệ an ninh cho một sinh hoạt sẽ được mấy trăm triệu người theo dõi trên thế giới qua hệ thống truyền hình" Chính yếu tố truyền thông đại chúng này mới khiến Oscar là một cơ hội khủng bố... bằng vàng còn kinh hơn tượng vàng dựng lên ngoài cổng. Nhìn từ quan điểm Hồi giáo quá khích thì tiêu biểu nhất cho sự sa đọa đạo đức của Mỹ chính là phim ảnh, mũi xung kích của nền văn hóa Mỹ chính là điện ảnh. Như vậy, tấn công vào thủ đô điện ảnh Mỹ trong sinh hoạt điện ảnh quan trọng nhất trong năm, trước ống kính truyền hình của toàn thế giới, thì tất nhiên là một điều hợp lý với bài bản của al-Qaeda...
Kịch bản của Diêm vương
Cùng với giới chức công quyền, ban tổ chức đã dự trù một hệ thống an ninh rất chặt chẽ. Không có phi cơ bay qua không phận, tất cả những ai bước vào hội trường đều phải qua dàn kiểm sóat kim khí và họ giản lược hóa màn trình diễn bên ngoài, trên thảm đỏ. Vui biết bao khi chùm nữ trang mươi triệu bạc reo vang inh ỏi tại cổng điện, bực biết bao khi, đường đường là một minh tinh nổi danh, yêu nước có môn bài, mà lại bị tháo hài kiểm soát. Đôi giày đến ngàn đô la, al-Qaeda làm sao rờ tới mà cũng đòi khám. Nhưng, khám là khá, ban tổ chức và nhân viên an ninh thành thật xin lỗi.
Vì, chỉ cần một biến động nhỏ, loại hành động rẻ tiền và dễ làm ở ngoài đại lộ dẫn vào Kodak Theatre cũng đủ gây náo động và làm cả nghệ sỉ lẫn khán giả thấy cụt hứng mất vui. Hãy tưởng tượng đến một tài xế Limo giờ chót lại bị đau và được thay thế bởi một tay cảm tử Hồi giáo, lọt qua vòng kiểm soát an ninh để gây chấn động ngay trước bậc thềm dài mấy chục thước, làm các minh tinh tài tử túa chạy, xiêm áo tả tơi trong khói đen mịt mù...
Thực ra, nếu khủng bố có muốn khai thác dịp này thì có thể ra tay ngay trong hội trường. Hãy tưởng tượng là ai đó loan tin cho báo chí rằng có chất độc hóa học trên sân khấu khi xướng ngôn viên giới thiệu.... "và người thắng giải là"... chúng ta sẽ thấy kinh hoàng ra sao. Đúng lúc mọi người túa chạy thì hội trường tắt đèn, điện bị cắt và đây đó có tiếng nổ dây chuyền, lẫn hơi độc từ hệ thống điều hòa không khí ra... Đây là một bản phân cảnh kỹ thuật có thể nổ từ màn bạc ra ngoài hội trường và gây thảm kịch thật.

Điện ảnh Mỹ không thiếu trí tưởng tượng về mọi đòn tấn công của những kẻ tâm trí bất thuờng. Nhưng, trong màn trình diễn Oscar năm nay, họ phải có trí tưởng tượng bất thường mới nghĩ ra những kịch bản của Diêm vương, và phòng ngừa điều này từ nhiều ngày trước. Hệ thống điều hòa không khí và đèn đóm phải được thường xuyên kiểm điểm và canh gác kỹ lưỡng. Phần diễn đọc của hoạt náo viên hay người xướng danh cùng các màn phụ diễn ở trong phải được thuộc kỹ, ăn khớp với việc kiểm soát các nhân viên về âm thanh, ánh sáng, dụng vụ, y trang. Vì vậy mà ngoài hội trường, trong hậu trường và khắp mọi nơi, người ta phải cảnh giác tối đa để màn trình diễn của điện ảnh Mỹ không bị al-Qaeda cưỡng đoạt thành màn biểu diễn của khủng bố. Cuối cùng thì chiến tranh và khủng bố đã bị xua ra khỏi hội trường.
Cướp diễn đàn
Trong khi đó, cả ban tổ chức lẫn các tài tử được mời giới thiệu và các nghệ sĩ có thể trúng giải đều phải nghĩ trước về những gì sẽ phát biểu. Một số ngôi sao phản chiến thì ngỏ ý không tham dự, thí dụ như Will Smith, nhiều người khác, như Carlos Cuaron, lại cho biết là nếu trúng giải, mình sẽ nhân cơ hội lên tiếng chống chiến tranh tại Iraq. Phía bên kia, những nghệ sĩ chủ chiến cũng sẽ biểu lộ lòng ái quốc và lên tiếng tặng giải này cho các chiến sĩ ngoài tiền tuyến.
Giải Oscar là một màn trình diễn của những nghệ sĩ có tài nhất về trình diễn và là một biến cố được đông đảo dân chúng theo dõi, nên là một diễn đàn sẽ bị cướp nhất, để người ta bày tỏ ý kiến về cuộc chiến nhằm thuyết phục dư luận khán giả, hoặc gửi lời nhắn tới binh lính nơi chiến trường. Oscar 75 vì vậy là một màn trình diễn đặc biệt nhất trong các màn trình diễn và chúng ta chờ đợi sẽ được nhiều ngạc nhiên. Năm xưa, trên diễn đàn Oscar, tài tử Richard Gere, một người theo Phật giáo, đã có những phát biểu đầy thuận lợi cho dân Tây Tạng dưới chế độ đàn áp và đồng hóa của Trung Quốc. Năm nay, nhiều người cũng sẽ không lỡ cơ hội. Vì cuộc chiến Iraq gây phân hóa quá nặng trong xã hội Mỹ và là dịp phục thù của phe phản chiến, người ta chờ đơi là giải Oscar năm nay sẽ là một diễn đàn được chú ý.
Ban tổ chức dĩ nhiên là bị nghẹt thở về những bài toán an ninh cũng sẽ nghẹt thở về những phát biểu trên sân khấu, kể cả nạn bị cướp diễn đàn để nói qua đầu điện ảnh tới cả nhân loại. Quả nhiên, đó là trường hợp của Michael Moore, vừa đả kích Tổng thống Bush và chiến tranh Iraq là bị các đồng nghiệp đang vỗ tay ngợi khen chuyển ngay sang lời hú phản đối! Ở một nơi nào đó, ông vua của loại phim kinh dị nghẹt thở Alfred Hitchcock dĩ nhiên là đang nở nụ cười hiền lành, bí hiểm mà ma quái của ông. Nhưng, người điều khiển chương trình, Steve Martin, đã làm mọi người hài lòng khi giữ được không khí văn nghệ vẫn rất thuần túy văn nghệ bên trong hội trường. Dù được thu gọn lại, lễ trao giải Oscar năm nay vẫn là một biến cố đáng nhớ.
Trong khi đó, đời sống vẫn lặng trôi...
Tin chiến sự cho biết liên quân đã không chiếm đóng Basra, thành phố lớn thứ nhì của Iraq, mà lập căn cứ bên Đông ngạn và tiến dọc theo Tây ngạn sông Euphrates để tới Baghdad với tốc độ khá nhanh vì không gặp sự chống cự nào đáng kể. Cho đến khi tới an Nasiriyad. Tại đây, giao tranh bùng nổ quyết liệt hơn và liên quân mới bị ngạc nhiên là nhiều đơn vị trúng kế trá hàng và bị tổn thất, đã có nhiều người mất tích, năm người được Iraq đưa lên truyền hình làm ông Bush lập tức phải có phản ứng. Trong khi đó, bom vẫn nổ rền tại Baghdad, 6.000 phi vụ đã cất cánh trong có mấy ngày, và một lữ đoàn Mỹ đã nhảy dù xuống as Sulaymaniyah để mở mặt trận miền Bắc.
Trong khi đó, truyền hình Mỹ vẫn trình chiếu các trận đấu thể thao, hàng quán Mỹ vẫn nườm nượp người, đến khuya đèn đuốc vẫn còn sáng trưng. Khủng bố hay không, chiến tranh hay không, xã hội này vẫn sống hùng, sống mạnh, sống hồn nhiên. Hơn ba phần tư dân Mỹ bày tỏ ý kiến ủng hộ chiến tranh, 22% vẫn còn chống. Mai một, cục diện mà đổi thay thì tỷ lệ trên lại thay đổi.
Nhưng, có ông Bush thì không. Sau khi nán chờ tin đại thắng vào sáng Thứ Năm (giờ Iraq) nếu bom GBU 27 và hỏa tiễn Tomahawk diệt gọn được Saddam Hussein và tay chân cốt tử của mình mà không thấy - ông Bush quyết định là chiến tranh sẽ kéo dài, thà ăn ít no lâu, ông lui về Camp David nghỉ ngơi cuối tuần cùng ban tham mưu về an ninh đối ngoại. Ông Bush không thay đổi vì vẫn giữ lập trường hạ thuế trong dự luật ngân sách của tài khóa tới. Trong cái trớn "quân dân một lòng", Hạ viện đã đồng ý với dự luật đó, Thượng viện thì đòi xắn bớt trong hơn 700 tỷ giảm thuế của ông Bush 100 tỷ, dành cho việc tái thiết Iraq. Nghĩa là những chủ trương lớn của chính quyền Bush vẫn được giữ nguyên vẹn.
Ngày Thứ Hai, khi cả nước Mỹ gật gù về kết quả Oscar, họ cũng sẽ được Hành pháp Bush thông báo kinh phí cho chiến tranh Iraq, gồm cả tiền tái thiết, là 80 tỷ đô la. So với 100 tỷ đô la do Thượng viện đòi dành sẵn thì người Mỹ thấy mình như vẫn lời 20 tỷ. Thần sầu!
Mọi việc đều vẫn yên lành, và chưa rõ mặt trận miền Tây ra sao chứ nước Mỹ vẫn yên tĩnh...
NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.