Hôm nay,  

Các Bô Lão Nói Thẳng: Cần Liệng Bỏ Chủ Nghĩa Xã Hội

10/01/200100:00:00(Xem: 4180)
HANOI (VB) - Các đảng viên lão thành tại Hà Nội vẫn liên tục gửi ra các bản góp ý, và nói công khai rằng ‘chủ nghĩa xã hội hết thời rồi.’ Bản văn mới nhất là của cụ Phạm Ngọc Uyển, do nhóm Nối Kết phổ biến như sau.

"Le pape a vécu, vive le pape!" - chủ nghĩa xã hội macxit đã hết thời, muôn năm chủ nghĩa xã hội macxit! Tại sao" và dự kiến xây dựng "xã hội Việt Nam tương lai sẽ là như thế nào"" Để tất cả các ủy viên trung ương đảng có thêm dữ kiện họp bàn, Nối kết xin được tán phát rộng rãi thêm 2 bản "Góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị ở Đại hội IX của Đảng CSVN" của đảng viên lão thành Phạm Ngọc Uyển cho kịp kỳ khai mạc cuộc họp.

*

Góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị ở Đại hội IX của Đảng (Bài 2)

... CHỦ NGHĨA XÃ HỘI MÁC XÍT MUÔN NĂM!

Dân tộc Việt Nam đang ở một thời điểm lịch sử nghiêm trọng: những tháng cuối cùng của thế kỷ 20, của thiên niên kỷ II . Những quyết nghị của toàn dân, của Đại hội IX Đảng lãnh đạo vào thời điểm này sẽ đưa đất nước tiến nhanh, được "sánh vai với các cường quốc năm châu" như Hồ Chí Minh từng mong ước hay sẽ bị kìm hãm mãi trong nghèo nàn lạc hậu, rồi tụt hậu hơn nữa, muôn đời không ngóc đầu lên nổi " Muốn quyết định đúng, phải dựa vào trí tuệ phát huy cao độ của toàn dân, người Việt trong nước và ở ngoài nước.

Lúc này, có ý kiến: nên từ bỏ chủ nghĩa xã hội, từ bỏ chủ nghĩa Mác-Lênin, để cởi vòng kim cô, giải phóng cho đất nước bước lên phía trước.

Theo ý kiến tôi, cần nghiêm túc xem xét trong thực tiễn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung và ở Việt Nam đã là gì mới có thể quyết định tiếp tục đi theo hay từ bỏ một cách có trách nhiệm nhất với Tổ quốc, với lịch sử.

Chủ nghĩa xã hội trở thành học thuyết thành văn hoàn chỉnh từ thế kỷ XVIII với Saint-Simon, Owen, Fourier. Owen đã áp dụng học thuyết xã hội thời ấy trong nhà máy của mình, lập nên các phalanstère (tập đoàn lao động) nhưng thất bại . Và chủ nghĩa xã hội của thời đó bị định danh là "chủ nghĩa xã hội không tưởng". Như thế còn để đối lập với "chủ nghĩa xã hội khoa học" của Karl Marx, sẽ lập nên xã hội xã hội chủ nghĩa hiện thực.

Theo tôi, ngay cái tên xã hội xã hội chủ nghĩa (XHCN) cũng không đúng. Trong xã hội chủ nô, chủ nô là chủ thể; trong xã hội phong kiến, chúa phong kiến là chủ thể; trong xã hội tư bản, nhà tư bản là chủ thể thì trong xã hội XHCN, cái xã hội (le social), cái tập thể (le collectif) là chủ thể. Như vậy là sai với tư tưởng cơ bản của K.Marx. Người đã dự kiến: "Thay vào xã hội tư bản già cỗi với những giai cấp và mâu thuẫn giai cấp, ta sẽ có một hiệp hội (association) trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của mọi người". ("Tuyên ngôn ĐCS", chương II, câu cuối cùng). Tức là theo Marx, cái cá nhân (l'individuel) và cái xã hội (le social) cùng tồn tại hài hòa với nhau, không cái nào lấn át, khống chế cái nào . Thậm chí cái cá nhân phát triển tự do là tiền đề, là điều kiện phải có trước để cho xã hội, cho mọi người phát triển tự do . Chính vì trong thực tiễn, người ta đã coi cái xã hội là chủ thể nên cái cá nhân bị lép vế, đè bẹp. Và chế độ toàn trị (totalitarisme) đã khống chế trong mọi xã hội XHCN macxit, đi ngược hẳn tư tưởng của K.Marx, thời trẻ đã dũng cảm bảo vệ xã hội công dân. Sự khống chế này diễn ra từ chính trị: tập trung dân chủ, centralisme démocratique, chữ tập trung là danh từ, được nêu trước, nó là cái chủ yếu; Nhà nước trong xã hội XHCN macxit dưới bất cứ dạng nào đều là, về thực chất, quyền lực chuyên chính của vô sản dictature du prolétariat, chuyên chính không khoan nhượng của chỉ một giai cấp. Đến kinh tế: Kinh tế quốc doanh, tập thể là chủ đạo dù thành phần kinh tế này thua lỗ rất ghê gớm và liên miên. Đến văn hoá, tư tưởng: chỉ có chủ nghĩa Mác-Lênin là học thuyết xã hội "khoa học nhất, cách mạng nhất". Các thuyết xã hội - chính trị khác đều bị chỉ trích là con hầu trung thành phục vụ giai cấp tư sản.
Sự tách rời hẳn giữa lý luận, lý tưởng với thực tiễn, sự đối lập nhau là có thể giải thích được. Các chế độ xã hội khác đã xuất hiện trước bằng xương bằng thịt rồi mới được đặt tên sau: trong ngôn ngữ Pháp, từ capitaliste (nhà tư bản) xuất hiện năm 1759; còn capitalisme (chủ nghĩa tư bản) xuất hiện năm 1842, tức 83 năm sau . (Từ điển Robert 72). Tư tưởng chủ nghĩa xã hội xuất hiện lâu, rất lâu trước khi trong thực tiễn hình thành xã hội XHCN, nên mọi chủ nghĩa xã hội đều ảo tưởng, không tưởng là lẽ đương nhiên!

K.Marx là một nhà nhân đạo chủ nghĩa, một nhà nhân văn vĩ đại . Hồi còn trẻ, ông đã từng nói: "Phải lật đổ tất cả những quan hệ trong đó con người là một sinh vật bị làm nhục, bị nô dịch, bất lực, khinh rẻ". (K.Marx. "Toàn tập",Nxb Sự thật, 1978,tr.554) và lấy lời của Térence (khoảng 190-159 tr.CN) làm châm ngôn hành động suốt đời mình: Tôi là con người và không có cái gì dính dáng đến con người mà xa lạ đối với tôi .

K.Marx sống vào thời xã hội tư bản đang lên: xã hội phân hoá rạch ròi thành hai giai cấp lớn: tư sản và vô sản; tư sản bóc lột thậm tệ vô sản. K.Marx ra công truy tìm và sau Hobbles, đã thấy rằng nguồn gốc của sự bóc lột là ở chỗ tư sản chiếm hữu hết tất cả tư liệu sản xuất chính. Marx quyết tâm phải đấu tranh giai cấp để xóa bỏ tư hữu . Trong "Tuyên ngôn Đảng cộng sản", ông dõng dạc tuyên bố: Có thể tóm tắt học thuyết của những người cộng sản là xóa bỏ tư hữu (Abolition of private property). Về sau, nghiên cứu sâu hơn nữa, ông đề ra công thức c+v ---> m: tư bản cố định kết hợp với sức lao động của công nhân tạo ra giá trị thặng dư (tiền lãi) cho người tư bản.

Hai kết luận trên của K.Marx không được thực tiễn xác nhận.

Đòi xóa bỏ "tư hữu gắn với bóc lột" là đúng đắn và nhân đạo . Đòi xóa tư hữu nói chung là sai . Tư hữu là một phát minh lớn của con người, có giá trị ngang việc tìm ra lửa . Và có lẽ tư hữu không chỉ là riêng của con người . Động vật hoang dã (voi, hổ, heo rừng...) cũng phân định khu vực cư trú, săn mồi của mình, bầy đàn mình; con khác, bầy đàn khác không được bén mảng đến, xâm lấn vào; xâm lấn vào, sẽ bị đánh bật ra ngoài ngay . Tư hữu là một nhân tố kích thích con người hăng say lao động. Người dân thường Thuỵ Điển không được tư hữu kích thích vì phụ cấp thất nghiệp của họ đã ngang lương giáo sư Liên Xô rồi . Người già Việt Nam tuyệt tự (không có con để thừa kế tài sản) thì chẳng thiết lao động ở tuổi xế chiều .

Ngay từ lúc mới ra đời, công thức c+v---> m đã không đúng do không phản ánh đầy đủ thực tế: thế lao động (v) của con người trí thức sáng tạo ra (c) có được tính đến không mà sao chỉ có giai cấp công nhân cổ cồn xanh mới được giao sứ mệnh lịch sử toàn thế giới đánh đổ xã hội tư bản, xây dựng xã hội XHCN" Làm sao xây dựng được xã hội mới mà chỉ cần có, chỉ thiên về lao động của cơ bắp" Ngày nay, công thức trên trở nên quá đơn sơ vì đã xuất hiện thêm ít nữa ba dạng (v) mới:

- v của người giám đốc xí nghiệp.
- v của người quản lý (gérant).
- v của người lập trình trong kinh tế tri thức và có lẽ cả v của Robot (") "lao động" ở nơi độc hại, đặc biệt khó khăn. Vả lại, người giàu nhất thế giới hiện nay, Bill Gates đâu phải là nhà tư bản theo quan niệm của K.Marx".

Chủ nghĩa xã hội macxit dựa trên một phương pháp luận nhất định, đó là phép biện chứng duy tâm của Hégel đã được K.Marx lật ngược thành duy vật. Ngày nay, phép biện chứng ấy đã bị vượt qua rồi . Quy luật phủ định của phủ định không phải là quy luật phổ biến. Nhiều sự vật, hiện tượng chỉ xuất hiện (khẳng định) rồi mất đi (phủ định) chứ không xuất hiện lại (phủ định của phủ định). (Karl R. Popper. "Conjectures and Refutations" - Những phỏng đoán và bác bỏ. London,1976).

Dự báo của K.Marx về xã hội cộng sản văn minh là sai bởi hai lẽ:

- K.Marx coi lịch sử loài người là có kết thúc, kết thúc hẳn ở xã hội cộng sản văn minh; chưa có dữ kiện khoa học nào cho phép dự báo như thế. Kinh tế công nghiệp tư bản chủ nghĩa đang tự vượt lên mình để chuyển sang kinh tế tri thức.

- Xã hội cộng sản văn minh là phủ định của phủ định. Các xã hội có giai cấp là sự phủ định xã hội cộng sản nguyên thuỷ; các xã hội này lại bị xã hội cộng sản văn minh phủ định lại lần nữa: phủ định của phủ định. Nhưng ở cột 3, trang 27A của "Dictionnaire encyclopédique universel", Précis, P. (Từ điển bách khao phổ thông) mới nhất, có nhận xét: "Tổ chức cộng sản chủ nghĩa đặc trưng bằng sự không có giai cấp xã hội, không có người bóc lột người, có thể đã là hình thái xã hội "nguyên thuỷ". Luận thuyết này, mà Marx và Engels kiên trì đeo đuổi, lại ít được nhân loại học hiện đại (tiền sử học, sơ sử học, dân tộc học) công nhận".

- Thế là hai điều ngoại suy (extrapolation) của K.Marx đều bị thực tiễn bác bỏ. Ngoại suy trên là 1; ngoại suy nữa là: lịch sử thành văn của loài người là lịch sử đãu tranh giai cấp; đãu tranh giai cấp là động lực phát triển của xã hội có giai cấp.

Ở tuổi 30 (năm 1848), K.Marx chỉ dựa vào lịch sử mấy nước Tây Âu, châu Âu, để ngoại suy, dự báo như trên trong Tuyên ngôn ĐCS. Và từ đó nêu ra năm phương thức sản xuất đã và sẽ kế tiếp nhau trong lịch sử loài người . Về sau, nghiên cứu Ấn Độ, Nga, K.Marx thêm "phương thức sản xuất châu Á" mà nội dung đến nay vẫn chưa được giới sử học thế giới và Việt Nam xác định tuy đã mở nhiều hội thảo khoa học lớn rồi .

Cho nên Nguyễn Ái Quốc thật là tinh tế, sâu sắc trong nhận xét khi mới tiếp xúc lần đầu chủ nghĩa Marx: "Marx xây dựng học thuyết của mình dựa trên cơ sở một triết học của lịch sử. Nhưng lịch sử nào" Lịch sử châu Âu . Mà châu Âu là gì" Châu Âu chưa phải là toàn thể nhân loại". (Hồ Chí Minh toàn tập, T.I,1995, tr465).

Nhiều dự đoán của K.Marx không được thực tiễn xác nhận, ngoài những nguyên nhân đã nêu ở trên, còn có nguyên nhân nữa là lôgic học thời Marx là lôgic học theo trực tuyến. Những nghiên cứu mới về tự nhiên (khí tượng học...), về xã hội (khảo cổ học...) buộc ta phải từ bỏ sơ đồ đơn giản, có vẻ hiển nhiên:

Quá khứ ---> Hiện tại ---> Tương lai
để có một quan niệm phức hợp, sát thực tiễn hơn:
Quá khứ ----> Hiện tại ---> Tương lai <--- <----

(Theo Edgar Morin trong "Pour sortir du Xxe siècle". Để từ giã thế kỷ XX, Fernand Nathan, P.,1984)

Hơn nữa, không chỉ có đơn giản
Nguyên nhân ---> kết quả

Mà còn có
Défi (thách thức) ---> Réponses (Các giải đáp)
Hay: Các dữ kiện (Données) ---> Các thế đôi ngả (Alternatives)
Không chỉ là quan trọng các quan hệ Trên ---> Dưới, Dưới ----> Trên, mà quan hệ Dưới ---> Dưới, quan hệ đồng quy (récursif) ngày càng quan trọng hơn. Sự phát triển không theo đơn tuyến mà theo bụi um tùm (buisson). Cho nên không lạ gì là nhiều dự báo của K.Mark không xảy ra trong thực tiễn mà lại bị đảo ngược hẵn lại . Mark dự báo: cách mạng xã hội chủ nghĩa sẽ nổ ra đồng thời ở các nước tư bản phát triển nhất thì cách mạng ấy đã nổ ra trước tiên ở chỉ một nước mà còn non yếu về kinh tế tư bản chủ nghĩa (ở nước Nga), rồi nổ ra cả ở nhiều nước tiền tư bản chủ nghĩa (Trung Đông Âu, Mông Cổ,...).

- Xã hội XHCN trên lý thuyết là xã hội tự do, dân chủ, bình đẳng nhưng các xã hội XHCN hiện thực đều khuôn theo chủ nghĩa toàn trị với tầng lớp thống trị đặc quyền (nomenklatura) hống hách và tham nhũng.

- Trong chủ nghĩa xã hội, sự phân phối của cải là theo lao động. Nhưng thực tế là theo quyền lực của những kẻ cầm quyền, có thế lực trong tay .

- Xã hội XHCN là xã hội dồi dào của cải nhưng các xã hội XHCN hiện thực đều khủng hoảng thiếu triền miên.

Tóm lại, chủ nghĩa xã hội macxit cũng không tưởng nốt như chủ nghĩa xã hội thế kỷ 18.

* * *

Ở Việt Nam, tư tưởng chủ nghĩa xã hội được vận dụng từ năm 1930. Đó là chủ nghĩa xã hội macxit; theo học thuyết của Marx, Engels; học thuyết của Lênin.

Đối với bất kỳ học thuyết ngoại lai nào, khi áp dụng, nhân dân Việt Nam, các lãnh tụ Việt Nam đều cải biên cho hợp với thực tế đất nước; đối với Nho giáo, đạo Phật, đạo Lão ... đều như thế cả.

Chủ nghĩa xã hội macxit, chủ nghĩa Lênin vốn là học thuyết đãu tranh giai cấp; vào Việt Nam, đều trở thành học thuyết đãu tranh giải phóng dân tộc. Và hai học thuyết ấy, trong kháng chiến tỏ ra rất hữu hiệu do đã biết tự tiếp nhận thêm một điều kiện CẦN nữa để điều kiện trên trở thành ĐỦ. Đó là dựa chắc vào và phát huy cao độ tinh thần anh dũng và thông minh chống ngoại xâm ngàn đời của người Việt. Cùng dân tộc, chủ nghĩa xã hội macxit đã giải quyết xuất sắc nhiệm vụ chiến lược lịch sử số 1 là giải phóng khỏi ách nô lệ ngoại bang.

Cho nên ta đã rất tin tưởng, nhớ ơn sâu sắc K.Marx, Engels, Lénin là đúng, hợp truyền thống dân tộc: ăn trái nhớ kẻ trồng cây.

Nhưng sau năm 1975, chủ nghĩa xã hội macxit không giúp ta giải quyết được nhiệm vụ chiến lược lịch sử số 2 là giải phóng khỏi nghèo nàn, lạc hậu . Nên dân ta âm thầm buông dần nó. Nông dân Việt Nam, 80% của dân số nước ta, theo khoán hộ, chống lại hợp tác hoá nông nghiệp và ví von:

7 giờ trống đánh, kẻng la,
8 giờ đủng đỉnh mới ra cánh đồng.

Nông dân tập trung sức lao động và phân bón cho đất 5%. Người dân thường Việt Nam chống kế hoạch hoá vĩ mô và vi mô nền kinh tế bằng việc làm kinh tế ngầm, bằng chợ đen; chống cải tạo công thương nghiệp tư nhân bằng lãn công tinh vi, làm ăn theo lối "ngồi chơi xơi nước", trốn thuế, lậu thuế... phổ biến, liên miên. Nhưng sau khi Nhà nước cởi trói cho kinh tế thị trường, cho kinh tế của nông dân, để các trang trại được tự do phát triển thì từ một nước hằng năm phải nhập trên 1 triệu tấn gạo để cứu đói, Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo hàng nhì trên thế giới . Đổi mới của ta là nhẹ nhàng từ bỏ dần, từ bỏ bằng làm mà không nói, các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa xã hội macxit: (kịch liệt chống tư hữu; kế hoạch hoá vĩ mô và vi mô nền kinh tế; ráo riết triển khai chuyên chính vô sản; độc tôn hệ tư tưởng macxit; bè phái, hẹp hòi, đóng cửa, chỉ biết phe xã hội chủ nghĩa...). Cho nên ngày nay, lòng tin vào chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa Lênin phải dựa vào lý trí, lý lẽ, vào thực tiễn - xét toàn cục, toàn diện... , vào sự hiểu biết khoa học chứ không thể tin mù quáng như anh nông dân thời kháng chiến chống Pháp ở Liên khu V khi vào Đảng cộng sản, đã tuyên thệ "trước ảnh hai ông Tây và cờ đảng...". Không được phép tôn giáo hoá chủ nghĩa Marx, Lênin, biến một học thuyết có lý luận hẳn hoi thành các giáo điều trước đó chỉ còn quì lạy sì sụp vì đã có vị lãnh tụ này, tổ chức nọ suy tôn, "lựa chọn thay" cho cả một dân tộc. Chũ nghĩa xã hội, học thuyết Marx, Lênin là những phạm trù lịch sử. Nó phải phục vụ cái vĩnh cửu là độc lập của Tổ quốc, hạnh phúc và tự do của nhân dân. Còn khi các chủ nghĩa, học thuyết ấy có những phần đã lỗi thời, có nhiều mặt không hữu hiệu thì lợi ích tối cao, thiêng liêng của Tổ quốc, dân tộc buộc ta phải bình tâm xem xét và cần thì đưa nó vào bảo tàng; chỉ giữ lại, chỉ trân trọng tinh thần nhân đạo, nhân văn của nó là bốn "chống":
- chống bóc lột
- chống áp bức
- chống nghèo đói
- chống tha hoá

Kẻ nào từ bỏ chủ nghĩa xã hội macxit thì sẽ bị khai trừ đảng ư " Thế thì phải khai trừ đảng đầu tiên Hồ Chí Minh. Trong Tuyên ngôn độc lập năm 1945, trong Di chúc sửa đi sửa lại nhiều lần, nhiều năm, Hồ Chí Minh không hề dùng chữ "chủ nghĩa xã hội", "chủ nghĩa Mac-Lênin". Người đầu tiên đáng khai trừ là Nguyễn Ái Quốc vì Người chỉ coi chủ nghĩa Lênin là "cẩm nang" tức biện pháp "thần kỳ" chứ không phải là cứu cánh, là mục tiêu, là đích cuối cùng.
Thứ đến là khai trừ cố Tổng bí thư Trường Chinh đã chủ trương đổi mới, canh tân từ năm 1986, tiếp sau tổ tiên ta đã khởi xướng duy tân từ hơn 100 năm trước đó.

Rồi khai trừ các cán bộ cao cấp của Đảng CSVN đang thực hiện "đổi mới" trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội, tức là xa rời khéo léo, từ từ chủ nghĩa xã hội macxit.

Thật ra, từ khi chủ nghĩa xã hội macxit và lêninit được thiết lập trên thế giới cũng như ở Việt Nam, nó có góp phần với các dân tộc giành được nhiều kỳ tích (đánh bại chủ nghĩa phát xít, đưa Liên Xô lên thành cường quốc về quân sự và về du hành vũ trụ,... ), nhưng sai lầm và tội của nó có lẽ cũng không ít, không nhỏ hơn các chủ nghĩa chính trị khác: đày hàng triệu người đi Xi-bia, Cách mạng văn hoá ở Trung Quốc, cải cách ruộng đất ở Việt Nam... Các tạp chí lớn trên thế giới đang tổng kết một cách khách quan, khoa học, vô tư công và tội hai chủ nghĩa lớn đã thống trị một thời thế kỷ XX (Xem tạp chí "La Recherche". Nghiên cứu - số 335 tháng 10 năm 2000).

* * *

Người Pháp có câu:
Le pape a vécu, vive le pape!
Giáo hoàng đã lìa trần, muôn năm đức giáo hoàng!

Người Việt Nam ta cũng có thể lặp lại rằng: Từ năm 1975, chủ nghĩa xã hội macxit đã làm tròn nhiệm vụ lịch sử ở Việt Nam, muôn năm chủ nghĩa xã hội macxit!

1-2.XI .00
Phạm Ngọc Uyển
ĐC: 32, Ngõ K1 - Nghĩa Tân - Cầu Giấy - HN
ĐT: 8.36.44.99

*

Góp ý vào Dự thảo báo cáo chính trị ở Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam (bài 3)
MẤY NÉT PHÁC THẢO SƠ SÀI VỀ NƯỚC VIỆT NAM MỚI

Đọc xong hai bài góp ý của tôi vào dự thảo Báo cáo chính trị ở Đại hội IX của Đảng, có người hỏi tôi: thế nước ta xây dựng sẽ là như thế nào " Phá thì tương đối dễ, còn xây mới khó.

Về vấn đề trên, nhiều bậc thức giả đã suy nghĩ nhiều và một cuộc họp các vị để nghe ý kiến sẽ đưa lại rất nhiều điều bổ ích để suy nghĩ. Nhưng điều có thể đoán trước là nhà khoa học nghiêm túc nào cũng sẽ rất thận trọng. Tất nhiên sẽ là vậy . Mác, Enghen có nhiều cuốn sách dày cộp để phê phán xã hội tư bản. Nhưng góp các ý kiến của hai vị về xã hội tương lai, nhà xuất bản Sự thật (Hà Nội) chỉ in ra nổi một cuốn sách mỏng.

Nhưng đả phá thì phải có dự kiến xây . Và xây từ những cái mầm móng đã ló ra từ cái ta phá. Xã hội Việt Nam tương lai sẽ là như thế nào " Phải chăng đó sẽ là một Xã hội công dân với Kinh tế thị trường, Nhà nước pháp quyền và Dân chủ về mọi mặt. Đó là một cỗ xe với 4 yếu tố trên.

1- Nếu hồi kháng chiến, khẩu hiệu là ''Tất cả cho chiến thắng!'' thì thời hoà bình xây dựng này, khẩu hiệu phải là ''Tất cả cho xã hội công dân!'' là xã hội lo cho từng công dân, nam và nữ, trẻ và già... được phát triển tự do, được quyền phát huy năng lực, cá tính để đóng góp vào xã hội, tóm lại là được quyền khác người khác (droit d'être autre). Đây là điều Mác, Enghen đã mơ ước trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản: Xác lập ''một hiệp hội (association) trong đó sự phát triển tự do của mỗi người là tiền đề cho sự phát triển tự do của mọi ngườí'. (Xem Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, câu cuối cùng của chương II). Đây là một trạng thái thế giới trong đó Nhà nước phụ vụ xã hội, xã hội lại lo cho từng cá nhân. Ở nước ta, xã hội công dân (société civile, grajdanskoe obschesivo) này đã xuất hiện dần dần với kinh tế thị trường, với sự xã hội hoá dần dần nhiều lĩnh vực mà trước đây Nhà nước nắm chắc, giữ chặt: giáo dục, y tế, văn hoá, kinh tế... đã xuất hiện trường tư, phòng khám bệnh tư, các đoàn văn nghệ tư nhân... Cách đây ít lâu, trên tivi có một mẫu phóng sự đáng ghi nhớ. Người chủ một quầy hàng nhỏ ở chợ vốn là nhân viên Nhà nước đã trả lời một phóng viên báo chí: ''Từ ngày làm ăn riêng lẻ, tôi cảm thấy rất dễ chịu, thoải mái; tôi sống một cuộc đời độc lập, tự do hơn bao giờ hết''.

Việc xác lập xã hội công dân ở ta gặp trắc trở: nước ta hàng 4000 năm nay quen sống trong chuyên chế, chuyên chế phương Đông rồi vô sản chuyên chính nên chỉ có thần dân và dân vô quyền chớ không có công dân. Sau cách mạng tháng Tám, chỉ Bảo Đại tự xưng là ''công dân'' còn tuyệt đại đa số dân tự coi nhau như trong một gia đình lớn, sinh ra từ một cái bọc chung, đều là ''đồng bàó', là con cháu của Bác, là tôi, tức là kẻ tôi tớ. Đối với họ, lời của Marat, một lãnh tụ của Đại cách mạng 1789 ở Pháp, thật đúng:

Người ta lớn bởi vì ngươi quỳ xuống,
Hỡi nhân dân! Hãy đứng thẳng lên!

Xã hội công dân, xuất hiện cùng với kinh tế thị trường và dân chủ là hai yếu tố, - nghịch lý thay - nó đã có mầm mống từ thời đất nước còn là một thuộc địa của Pháp; nhưng các mầm non này bị thui chột trong không khí ngột ngạt vì sự thống trị của ngoại bang. Và ta thấy rõ - cũng là nghịch lý nữa - các mầm này ở vùng đất ''nhượng địá' (concession Đà Nẵng - Tourane), đất thuộc địa (colonie - Nam kỳ) lại mạnh hơn ở đất bảo hộ (Protectorat - Trung kỳ, Bắc kỳ).

2- Kinh tế thị trường là con đường tất yếu đến mức là những nhà macxit kiên trung nhất như Lênin với NEP, như Trường Chinh từ Đại hội Đảng VI, cũng không thể phủ nhận tuy nó trái hẳn với lời văn trong sách kinh điển (Chống Đu-rinh, phần chính trị kính tế học): ''chủ nghĩa xã hội không có hàng hoá'', vì người ta sẽ chỉ trao đổi hiện vật thôi .

Sợ rằng kinh tế thị trường làm biến chất, ''chệch hướng'' xã hội, người ta gắn cho nó cái đuôi ''theo định hướng xã hội chủ nghĩá', chẳng cần thấy rằng: quy luật chi phối kinh tế thị trường là cạnh tranh, còn chủ nghĩa xã hội bị ép theo kế hoạch hoá xơ cứng. Thế là có mâu thuẫn gay gắt giữa hai cụm từ. Rồi cẩn thận hơn, người ta gán cho thành phần kinh tế quốc doanh vai trò là ''chủ đạó' trong toàn bộ nền kinh tế, bất chấp rằng nó thua lỗ liên miên, thua lỗ kinh khủng: ''cha chung chẳng ai khóc'' trong khi 80% dân số nước ta - nông dân, chăm chút mảnh đất 5% để tự nuôi sống.

Một lý do thường được đưa ra để vừa mở trói kinh tế thị trường, vừa thắt vòng kim cô vào đầu nó, là bảo nó ''tự phát, hoang dã, gây rối loạn''. Người ta cố tình lờ đi rằng ngay ở nước tư bản phát triển nhất vẫn có những xí nghiệp do Nhà nước quản lý, nắm giữ (các xí nghiệp về lợi ích công cộng,...). Vả lại, kính tế các nước tư bản đâu phải ''rối loạn triền miên''.

Kinh tế thị trường, như mọi sự vật, hiện tượng, có hai mặt: tích cực và tiêu cực. Cái bản lĩnh, tài giỏi của người, của Đảng lãnh đạo là phát huy được mặt tích cực và hạn chế đến tối đa mặt tiêu cực. Con người, khôn ngoan từ xa xưa đã biết làm như thế đối với lửa, đối với nước và vẫn cảnh giác: ''thuỷ, hỏa, đạo, tặc".

3- Nhà nước pháp quyền, chỉ mới nêu trên giấy, đã làm những kẻ nắm quyền lực run sợ nên trong Dự thảo báo cáo chính trị vắng bóng từ này . Đức trị là cách cai trị trong một xã hội truyền thống, nông nghiệp, và đã tỏ rõ tính vô hiệu của nó dù người lãnh đạo tối cao đất nước đã rất gương mẫu, nhân hậu . Nguời ta sợ mọi người bình đẳng trước pháp luật, sợ pháp luật là nguyên tắc tối cao chỉ đạo sự quản lý xã hội ... vì nếu thế thì tham nhũng - ung nhọt lớn nhất của một xã hội được mệnh danh là ''đang quá độ lên chủ nghĩa xã hộí' mácxít - sẽ bị trị chữa tận gốc và tầng lớp đặc quyền có chức, có ghế (nomenclatura), sẽ bị xóa sổ.

Nói xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, hiện đại mà lờ tịt Nhà nước pháp quyền thì là mị dân một cách trắng trợn. Xây dựng Nhà nước pháp quyền không chỉ là Quốc hội lập nhiều luật, Chính phủ ban bố lắm pháp lệnh mà còn là thực thi chúng, thực thi cho mọi công dân, bất kể địa vị của họ.

Lờ tịt Nhà nước pháp quyền, phải chăng những người đang cầm quyền muốn nhắc chúng ta rằng thực ra chế độ đang được thực thi ở đất nước này là chế độ tổng trị (totalitarisme), là chuyên chính vô sản"

Nhà nước pháp quyền không phải là một ''khái niệm tư sản'' như có vị ''giáo sư mácxít'' chụp mũ, mà là một thành tựu của loài người trong tiến trình lịch sử. Phủ nhận tính tất yếu, cấp bách của Nhà nước pháp quyền trên đất nước Việt Nam ở ngưỡng cửa thiên niên kỷ III là cố tình nhấn chìm cả dân tộc này trong ngu muội, trong đời sống cảm - tính trì trệ, giẫm chân tại chỗ, chỉ biết nghĩa vụ, không hề biết quyền chính đáng, quyền công dân, quyền con người của mình như Tuyên ngôn độc lập đã từng nêu ra từ cách đây hơn nửa thế kỷ (2.IX.45).

4- Dân chủ là một yêu cầu bức bách của dân tộc đến nỗi những người nắm quyền lực chuyên quyền nhất cũng phải thừa nhận và bổ sung vào khẩu hiệu cũ: xã hội công bằng, văn minh. Dân chủ là khát vọng nóng bỏng của toàn dân đến mức những đại diện sáng suốt nhất của dân nguyện đòi trở về với khẩu hiệu của Hồ Chí Minh: xây dựng một nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, dân chủ nhân dân. Hàng trăm ''điểm nóng'' khắp nước, từ thủ đô đến vùng sâu, vùng xa - mấy năm qua và cả hiện nay, nói rõ yêu cầu dân chủ đã trở thành đòi hỏi của toàn dân; không thể có ổn định chính trị thật sự nếu không dân chủ hoá mọi mặt đời sống đất nước đang ''mở cửá' ra thế giới . Dân chủ, dân chủ và dân chủ phải là tinh thần cơ bản, chỉ đạo việc cải cách hành chính, cải tiến việc cai trị hiện nay .

Trên đây là phác hoạ mấy nét chính, khách quan của xã hội Việt Nam ở thời điểm lịch sử nghiêm trọng hiện nay . Lãnh đạo sáng suốt là nắm bắt được chúng và phát hiện ra quy luật vận động của chúng để mà ''đi trước, đón đầú', chủ động đưa đất nước tiến nhanh, tiến mạnh, theo kịp cộng đồng các nước trong khu vực, rồi trong tương lai không xa, theo kịp thế giới ./.

25-26. XI .00
Phạm Ngọc Uyển
Địa chỉ: 32, ngõ K1, Nghĩa Tân, Cầu Giấy Hà Nội -
ĐT:8364499

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.