Hôm nay,  

Mở Lại Hồ Sơ Xét Xử Vụ Án John Newman

02/12/200100:00:00(Xem: 4286)
Tối Thứ Hai, 5 tháng 9 năm 1994, dân biểu John Newmand bị bắn gục ngay bên ngoài tư gia, thuộc vùng Cabramatta. Sau thời gian nhiều năm điều tra, đến tháng 3 năm 1998, cảnh sát bắt giữ 3 người, và năm sau, 1999, tòa án thượng thẩm tiểu bang mở phiên xử đầu tiên TVT và Ngô Cảnh Phương nhưng bất thành. Lý do là bên công tố viện đã tiết lộ cho bồi thẩm đoàn biết một chi tiết quan trọng liên quan đến nhân chứng. Điều này, theo tòa, sẽ ảnh hưởng đến sự phán xét khách quan và công minh của bồi thẩm đoàn. Vì vậy, chánh án đã tuyên bố hủy bỏ phiên xử. Đến năm 2000, tòa mở phiên xử lần hai. Lần này, một bị cáo trong phiên xử trước, chấp nhận hợp tác với công tố viện, để đánh đổi quyền miễn tố. Kết quả, người có tên TVT từ vai trò bị cáo trong phiên tòa 1 trở thành nhân chứng trong phiên tòa 2. Nhờ lời khai của TVT, ngoài ông Ngô Cảnh Phương, trong phiên tòa 2, cảnh sát còn truy tố thêm một người khác là DD. Sau thời gian nhiều tuần lễ xét xử, cuối cùng bồi thẩm đoàn không thể đi đến một sự đồng thuận 100% nên tòa phải mở phiên xử thứ 3 vào năm 2001. Lần này, cả 3 bị cáo: DD, DTQ và ông Ngô Cảnh Phương đều tuyên bố "vô tội". Sau nhiều tuần xét xử, cuối cùng, hai bị cáo DD và DTQ được trắng án. Riêng ông Ngô Cảnh Phương, nguyên nghị viên Hội Đồng Thành Phố Fairfield, bị bồi thẩm đoàn kết tội, và ngày 14 tháng 11, chánh án Dunford đã tuyên bố ông Ngô Cảnh Phương án tù chung thân.

Phần do hạn chế trong việc theo dõi các tin tức khi vụ án đang diễn tiến, phần do eo hẹp về thời gian, phương tiện cùng những hiểu biết ít ỏi về thủ tục tố tụng tại tòa án, nên phần đông người Việt đã không hiểu thấu đáo vụ án. Điều này đã dẫn đến những thắc mắc, những băn khoăn của độc giả đối với tiến trình thực thi công lý của tòa. Để có thể giải quyết phần nào những thắc mắc, những băn khoăn của qúy độc giả, kể từ số báo 238, Sàigòn Times bắt đầu loạt bài "Mở Lại Hồ Sơ Xét Xử Vụ Án John Newman". Sau đây là phần tiếp theo của Kỳ một, Cảnh sát đã phát hiện khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta ở sông George như thế nào và làm sao công tố viện có thể chứng minh khẩu súng đó đã bắn John Newman.

*

Trong số báo trước, tôi đã trình bầy phần đầu của việc cảnh sát truy lùng và phát hiện khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta trong lòng sông George. Sau khi báo phát hành, chúng tôi đã nhận được sự đóng góp của một số vị độc giả, nhờ vậy chúng tôi biết đã phạm phải một số thiếu sót như sau.

Thứ nhất, khẩu súng cảnh sát tìm thấy dưới lòng sông George không phải 1930 .32 calibre Beretta mà là 1935 .32 calibre Beretta.

Thứ hai, theo một vị độc giả, tháng 2/98 có một cuộc điều tra tại Coroner's Court ở Westmead để tìm hiểu thêm về vụ án mạng của John Newman vì cho đến thời điểm đó vẫn chưa xác định được ai là thủ phạm. Phiên tòa đã bị đình chỉ nửa chừng vào ngày Thứ Sáu, 12/3/98, sau khi cảnh sát bắt giữ 3 người. Cảnh sát tuyên bố, đã dựa theo một số bằng chứng vừa được tiết lộ trong phiên tòa Coroner's court, đặc biệt là bằng chứng của Telstra (tương lai, chúng tôi sẽ có bài viết về kỹ thuật định vị vi ba của Telstra để qua đó, cảnh sát phát hiện ra mobile phone của ông Phương được sử dụng tại vùng sông George) để có thể tin ba người này là nghi phạm. Đây là trường hợp vô cùng hi hữu do nhiều yếu tố: Một, trong lịch sử công lý Úc, hiếm khi nào, nếu không nói chưa bao giờ, một phiên tòa Coroner's court lại bị gián đoạn vì cảnh sát bắt giữ nghi can như thế. Hai, nếu phiên tòa tiếp tục vào tuần kế tiếp, theo như chương trình dự định, thì các cảnh sát viên có trách nhiệm điều tra vụ án (thuộc Taskforce Gap) phải bước vào ghế nhân chứng và sẽ phải trả lời câu hỏi của trạng sư đại diện nhiều phía về những khía cạnh của cuộc điều tra trong suốt mấy năm trời liên tiếp.

Thứ ba, là tháng 6/1998 có phiên tòa sơ thẩm tại Central Local Court. Quan trọng là vì TĐN đã thay đổi một số chi tiết trong bằng chứng của đương sự như đã từng ghi trong lời khai trước đây, và cũng như trước tòa Coroner's Court. Sau đó, năm vào tháng 7/1999, có phiên tòa xử 2 người, TVT và NCP. Riêng ĐTQ đã được Tòa Thượng Thẩm đồng ý cho được xử riêng vì bằng chứng liên quan đến ĐTQ quá ít so với 2 người kia. Tòa vừa nhóm xử chưa được bao lâu thì phải bị hủy bỏ vì công tố viện đã tiết lộ cho bồi thẩm đoàn một số chi tiết quan trọng, như tôi đã trình bầy trong số báo trước.

Thứ tư, TVT trở thành nhân chứng và vì lời khai của TVT, DD bị bắt giữ với tội danh là kẻ cầm súng bắn John Newman. Tuy nhiên vì tất cả bằng chứng về sự dính líu của DD trong vụ này chỉ hoàn toàn dựa trên lời khai của TVT, cho nên, tòa thượng Thẩm đã cho DD được xử riêng. ĐTQ và NCP bị xử chung vào phiên tòa thứ 2 bắt đầu từ tháng 2/2000. Tuy nhiên, sau ba tháng xử, bồi thẩm đoàn không đồng thuận 100% nên phải tái xử.

Trên đây là một số điểm thiếu sót trong bài viết của tôi kỳ trước. Một điểm quan trọng nữa, tôi phải đề cập trước khi vô bài viết kỳ này là, khi số báo trước được phát hành không lâu, một số người đã e ngại cho rằng, việc Sàigòn Times mở lại hồ sơ vụ án mạng John Newman sẽ tạo nên những băn khoăn, nghi ngại trong cộng đồng.

Vì vậy, chúng tôi xin xác nhận, việc Sàigòn Times mở lại hồ sơ vụ án John Newman, thuần túy nhằm mục đích mang đến cho qúy độc giả một cái nhìn trung thực vào toàn bộ diễn tiến của phiên tòa. Trong phần trình bầy, chúng tôi sẽ cố gắng tường thuật trung thực những điều đã xảy ra tại tòa, song song với việc xin ý kiến của luật sư một khi gặp những điều phức tạp ngoài khả năng và sự hiểu biết của chúng tôi.

Chúng tôi cũng biết rằng, có một hai vị vì lý do này hay lý do khác, đã tạo khó khăn cho Sàigòn Times bằng cách bóp méo thiện chí và tinh thần trách nhiệm của Sàigòn Times, tạo cho một số vị người Úc có những hiểu lầm về việc làm của Sàigòn Times. Trong khi vụ án John Newman có rất nhiều sự kiện phức tạp, những sự kiện đó lại không được trình bầy cặn kẽ trong cộng đồng VN, không được giải thích trên phương diện thực tế, cũng như luật pháp, nên chuyện nghi ngờ, thắc mắc của người Việt là điều đương nhiên không thể tránh khỏi. Hiểu được điều đó, và ước ao mọi người có dịp hiểu rõ tiến trình xét xử cùng những thực tế được trình bầy tại tòa, Sàigòn Times đã cố gắng thu thập tài liệu, tham khảo ý kiến luật sư để viết bài. Do đó, chúng tôi tha thiết hy vọng, các vị thức giả, khoa bảng trong cộng đồng, nên giúp đỡ đóng góp thẳng thắn và trực tiếp với Sàigòn Times nếu thấy có vấn đề, bằng không, xin qúy vị giữ vai trò khách quan.

VÀI ĐIỂM VỀ KHẨU SÚNG 1935 .32 CALIBRE BERETTA

Bây giờ trở lại khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta mà cảnh sát đã tìm thấy dưới lòng sông George. Như đã trình bầy trong số trước, súng 1935 .32 calibre Beretta do Ý chế tạo. Khẩu súng 1935 Beretta đầu tiên được sản xuất vào năm 1934. Thời đó nước Ý thuộc chế độ Phát xít, nên những âm mưu của Phe Trục, trong đó có sự bắt tay giữa Đức và Ý đã bắt đầu nhen nhúm. Đó là lý do, Ý Đức chú tâm rất nhiều trong kỹ nghệ quốc phòng, trong đó có việc chế tạo súng ngắn. Bước vào năm 1935, súng 1935 .32 calibre Beretta được cải tiến và trở thành hoàn thiện, nên model 1935 được sử dụng cho nhiều loại súng Beretta được chế tạo trong những năm về sau.

Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa có được tài liệu đích xác về mã số trên khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta mà cảnh sát tìm thấy trong lòng sông George. Nhưng theo tài liệu của chuyên viên về súng 1935 .32 calibre Beretta, ông Gipa, người Ý, thì súng 1935 .32 calibre Beretta có mã số từ khoảng 411000 trở đi. Từ năm 1935 cho đến năm 1967, kỹ nghệ quốc phòng của Ý chế tạo khoảng 500,000 khẩu 1935 Beretta. Như vậy, mã số trên các khẩu 1935 .32 calibre Beretta sẽ lên đến số trên dưới 950000.

Theo nhận xét của các chuyên viên về vũ khí thì súng 1935 .32 calibre Beretta là một loại súng rất phổ biến và thông dụng trong thời Đệ Nhị Thế Chiến. Trong quân đội Ý, súng 1935 .32 calibre Beretta được trang bị cho cảnh sát, phi công, hải quân. Ngoài ra, quân đội đồng minh cũng sử dụng loại súng này trong suốt thời gian trong và sau Đệ Nhị Thế Chiến.

LÀM SAO CÔNG TỐ VIỆN CÓ THỂ TIN KHẨU SÚNG BERETTA TÌM THẤY DƯỚI SÔNG GEORGE LÀ KHẨU ĐÃ BẮN JOHN NEWMAN"

Sau khi cảnh sát tìm thấy khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta dưới lòng sông George, câu hỏi then chốt nhất được nêu lên là, làm sao cảnh sát biết được, đó là khẩu súng đã bắn ông John Newman" Với một khẩu súng được giữ gìn cẩn thận, còn sử dụng được, thì việc so sánh giữa hai đầu đạn, một đầu đạn bắn vô cơ thể của ông John Newman, và một đầu đạn được cảnh sát bắn ra từ nòng súng bị tình nghi, để rồi qua sự so sánh các đường khương tuyến được khuyếch đại bằng kính hiển vi điện tử đó, các chuyên viên về đạn đạo sẽ tìm ra những dấu vết tương đồng hoặc dị biệt giữa hai viên đạn, tựa như so sánh vân tay. Từ những dị biệt và tương đồng đó, các chuyên viên giảo nghiệm đạn đạo sẽ đi đến kết luận, khẩu súng đó có phải là khẩu súng hung thủ dùng để bắn nạn nhân hay không.

Tuy nhiên, với khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta đã bắn John Newman, khi cảnh sát tìm thấy, nó đã nằm dưới lòng sông George một thời gian gần 4 năm, một thời gian quá dài khiến nó bị rỉ sét tới độ vô phương sử dụng. Như vậy, cảnh sát sẽ làm gì để có thế thuyết phục bồi thẩm đoàn tin, khẩu súng 1935 .32 calibre Beretta mà công tố viện cho rằng ông Ngô Cảnh Phương đã ném xuống lòng sông George là khẩu súng đã bắn John Newman"

Theo sự trình bầy của công tố viện tiểu bang NSW, thì tại hiện trường nơi ông John Newman bị bắn gục, có 4 vỏ đạn súng 1935 .32 calibre Beretta. Điều này chứng tỏ, hung thủ đã bắn trước sau 4 viên đạn. Dấu vết của những viên đạn này vẫn còn ở một số chỗ tại nhà của ông John Newman.

(Còn tiếp...)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.