Hôm nay,  

Vùng Lên Đòi Quyền Sống

07/08/200000:00:00(Xem: 4755)
Báo Tuổi Trẻ, tiếng nóicủa Đoàn Thanh Niên CS Thành phố HCM (Saigon), có đăng một phóng sự có nhiều ý nghĩa về chánh trị. Tại hai xã Thanh Tùng và Thanh Duyệt thuộc Huyện Đầm Dơi, cách đây độ sáu tuần, trên 300 nông dân tự võ trang bằng gậy gộc, cuốc xẻng, phảng rựa, đồng hè vùng lên, hò hét phá cái đập ngăn nước mặn con Sông Đầm Dơi chảy vào khiến bà con địa phương không thể nuôi tôm theo ý muốn đựơc. Bất chấp sự cản trở cuả cán bộ, du kích xã ấp, bà con làm tơi, cùng uà đi phá thêm ba caí đập khác trước sự có mặt cuả cán bộ và lực lượng an ninh huyện vừa được xã ấp kêu đến tiếp cứu. Non 4 tiếng đồng hồ, 4 cái đập cuả Nhà Nước xây đắp để ngăn nước mặn không cho dân nuôi tôm, mà phải làm ruộng sản xuât luá gạo để xuất khẩu theo kế hoạch cuả Nhà Nước. Tổng cộng trong chỉ non một tuần, 11 cái đập bị phá, thiệt hại khoảng 2 triệu đồng theo ươc tính cuả chánh quyền sở tại.

Đầm Dơi là một quận Việt Cộng kiểm soát nhiều hơn VNCH. Chánh quyền và Quân đội Quốc gia chỉ chiếm giữ quận lỵ, xã lỵ, và các thủy trình thiết yếu; tiếp tế thường phải mở cuộc hành quân, di chuyển về tỉnh thường bằng trực thăng. Quận lỵ Đầm Dơi cũng có lần bị Việt Cộng đánh chiếm, và Thủy Quân Lục Chiến phải đến đánh đuổi tiếp Sư Đòan 21 đang trải mỏng trên một khu chiến quá rộng. Đồng bào ở đây vì thế phải đóng góp xương máu, mồ hôi, nước mắt nhiều cho công cuộc thôn tính Miền Nam cuả Cộng Sản Bắc Việt.

Nhưng đến khi CS được việc rồi, miếng ruộng, miếng đất nhứt hậu hôn nhì điền thổ cuả mình bị đưa vào tập thể. Bà con trở thành những tên nông nô, những tên cu li đồn điền tệ hơn cu li cuả chủ Tây, Mezin, La bach. Mà mấy thằng chủ mới ấy là ai" Toàn là những thằng lúc trước bà con cho từng chén cơm, từng điếu thuốc vì tội nghiệp tối ngày trốn chui trốn nhủi. Hoà bình, những tên sống nhờ đó lại lên làm cha. Nhà ngói, tát ráng (tàu nhỏ mình dài ngang rất hẹp gắn máy nổ rất tiện dụng ở Miền Tây), ruộng tốt trong xóm làng là cuả chúng nó, đảng viên, cán bộ. Một cuộc đổi đời lộn ngược. Đầu óc cuả những người thẳng như mực Tàu, khoái cái tự do, thích phiêu lưu rừng ngập mặn, Sông Ông Đốc, Gành Hào chảy như thác đổ và cuả Biển Nam Hải mặn như muốì lồi nhứt định không chịu nổi bọn cường hào ác bá, sâu bọ lên làm trời đâu. Sử cận đại từng chứng minh. Giặc Chệt Chọt là cuộc nổi dậy cuả nông dân duy nhứt diệt cường hào ác bá thời Pháp thuộc trong ba kỳ, xảy ra tại vùng giáp ranh Cà mau Rạch giá.

Ngòai yếu tố tâm lý địa phương là yếu tố: càng có kinh nghiệm về CS càng chán ghét, khinh thường CS. Chính kinh nghiệm đó đã giúp bà con Đầm Dơi dám tập họp hàng 300 người, trang bị gậy gộc, cuốc xẻng, mác phản (vũ khí bén nhọn sở trừơng cuả nông dân) di chuyển bằng ghe tàu, đập phá trước lỗ mũi cuả Đảng và Nhà Nước cấp xã, huyện. Trái lại, vì thiếu kinh nghiệm đó mà chúng ta nghiêm chỉnh chấp hành lịnh trình diện đi học 1 tháng để bị gạt hàng chục năm. Chớ nếu rành CS như bà con Đầm Dơi, chúng ta biết quá nhiều cách để qua mặt CS và có không ít người che chở chúng ta sau ngày 30-4-75. Một nhận xét hữu ích khác là qua theo dõi các cuộc đấu tranh gần đây trong nước, các mục tiêu thừơng dính líu đến các quyền lợi sát sườn, bất công cụ thể như ruộng đất, tham nhũng hay quyền được thờ cúng hơn là các ý niệm trừu tượng dù cao cả hay thiêng liêng. Cụ thể như tự do cư trú, đi lại và giáo dục phổ thông miễn phí rất quan trọng vẫn chưa được đặt thành tiêu đề đòi hỏi cuả các phong trào trong nước. Nhận xét kế tiếp là các cuộc tranh đấu ở VNCS cho đến nay chánh yếu manh nha từ lớp người bình dân nông thôn hơn là giới trí thức hay sinh viên như bên Trung Quốc. Riêng các phong trào tôn giáo tranh đấu bất bạo động thì phù hợp qui luật chung trong mọi cuộc cách mạng.

Xã hội Việt Nam theo truyền thống văn hoá là một xã hội hữu thần. Ngay những người không theo một tôn giáo nào, vẫn thờ cúng Ông Bà; tức tin vào sự bât tử cuả linh hồn, vốn là một phạm trù cuả tín ngưỡng, tôn giáo. Gần đây Phật giáo, Phật giáo Hoà Hảo và một số hàng giáo phẩm Ky Tô giáo đã công khai tranh đấu bất bạo động trong nước. Nhứt định việc làm này có ảnh hưởng không ít đến các tầng lớp bình dân từ thành thị đến thôn quê. Bao lâu mà sự tranh đấu cho quyền lợi tinh thần kết hợp đựơc với quyền lợi vật chất thì lượng và phẩm cuả cuộc tranh đấu sẽ trở thành lực lượng đẩy Đảng Cộng Sản ra khỏi vị thế cầm quyền.

Thí dụ như chỉ cần 50% số bà con PGHH chỉ sản xuất vưà đủ ăn thì số gạo xuất cảng cuả VNCS sẽ giảm 30% vì 60% số gạo xuất cảng nằm trong vùng quần cư cuả tôn giáo nầy.
Chắc chắn qui luật đấu tranh dù cho quyền sống hay cho quyền tự do tín ngưỡng cũng dẫn đến giai đoạn tẩy chay hòa diu mà quyết liệt này. Thứ nhứt làm ruộng bây giờ từ huề chí lỗ. Vật tư nông nghiệp (tiếng CSVN chỉ phân, thuốc trừ sâu), thuế đất, thuế nông nghiệp tính theo muà chớ không theo năm do chánh quyền tự tại định theo nhu cầu cuả Đảng và Nhà Nước hơn là mức sống cuả nhân dân. Trong khi đó Nhà Nước ép giá bán ra cuả dân vì xuất cảng gạo là quyền chuyên độc cuả Nhà Nước, và VNCS luôn hạ giá để bán được nhiều do đang đói ngoại tệ. Chính vì lý do đó mà 300 bà con ở Đầm Dơi phá đập cho nước mặn vào để nuôi tôm trên vuông ruộng thay vì trồng luá theo qui hoạch cuả Đảng dã từng bị lỗ, nghèo rớt mồng tơi. Thay vì để lỗ như anh em ở Đầm Dơi nếu tiếp tục làm mọi cho Cộng Sản ngồi nhà mát ăn bát vàng, bà con PGHH Miền Tây thừa sức lãng canh một vụ vưà dưỡng sức, vưà đền ơn Đạo trả nghiã Thầy trong cơn pháp nạn. Điều ấy rất có thể xảy ra vì nó rất miền tây, rất hoà haỏ.

Nông dân khiêm tốn lắm cũng chiếm trên 75% tổng dân số Viêt Nam. Nông dân là chỗ dưạ trong du kích chiến trìền miên làm mất kiên nhẫn cuả Mỹ và rũ rượi VNCH dẫn đến sự rút lui cuả Mỹ để lại phía sau một cảnh trống vắng, cô đơn, im ắng như baĩ tha ma mà cả Mỹ lẫn CS tô lục chuốt hồng bằng một mỹ từ “Hoà Bình”. Nhưng dù sao cũng dứt cảnh máu đổ thịt rơi mà Nông dân là lớp người phải trả giá đắc nhứt về sinh mạng, tài sản trong lẫn ngoài cuộc chiến. Nhưng thay vì được đền ơn đáp nghĩa, Nông dân, đặc biệt là nông dân Miền Nam (VNCH) bị tứơc đoạt mảnh ruộng, miếng vườn, là phần sản nghiệp họ quí không thua gì vợ con. Bà con quen nếp sống muốn làm chừng nào thì làm, ăn chừng nào thì ăn như một sắc thái văn hoá gọi là văn minh Miệt Vườn phát sinh từ khi con đương Nam Tiến cuả dân tộc dừng chân trên phần đất phía Nam cuả Tổ Quôc. Số người sống vì đất, chết cũng vì đất cuả mình ấy bị CSVN luà vào Hợp Tác Xã Nông Nghiệp làm việc như công nhân hãng xưởng trên ruộng đồng thuộc quyền cuả Đảng. Caí gì xấu, chậm chạp, lề mề, cán bộ CS gọi là tác phong nông dân.

Anh hùng mã thương, cứu khổn phò nguy, phù suy không phù thịnh là tánh tình dân ruộng Nam bộ. Nhưng chém không nương tay, đâm phaỉ lút cán, trả thù thì sâu độc vô chừng khi thấy bị phản phúc. Câu hát ru con: “Ra đi gặp vịt cũng luà/Gặp giặc cũng đánh, gặp chuà cũng tu” đã một phần nào nói lên đặc tính, cái gì cũng dám làm, khi nổi giận vì bị phản phúc. Trả thù CS phản phúc cướp ruộng, bà con vưà cấy mạ cho Hơp Tác Xã vưà bấm cho gốc mạ giập chết; vưà rải phân lạnh đùn cụt làm cháy lá chết cây trước lỗ mũi cuả cán bộ. Công cuộc trả thù CS cuả Nông Dân Miền Nam thâm độc đến mức cả nước phải ăn độn bo bo, khoai mì. Chờ đúng lúc CS ngất ngư, bà con mới đòi Nguyễn văn Linh có tên theo kiểu Nam là Mười Cúc và Võ văn Kiệt thường gọi là tám Thuận Vũng Liêm (Vãng long, phát âm theo Miền Tây) trả lại ruộng đất. Và chỉ trong vòng hơn 5 năm, VN trở thành nước xuất cảng gạo số 2 trên thế giới.
Bây giờ bà con nông dân đang đòi tự do sản xuất, chống ép giá luá gạo, tăng giá phân, và chống cường hào ác bá, quí tộc đỏ ở nông thôn. Cả thế giơí sẽ ủng hộ nông dân VN. Người Việt hải ngoai đang ủng hộ bà con nông dân Đầm Dơi trong cuộc tranh đấu chánh đáng cho Quyền Sống Con Người. Đất ta, ta ở; ruộng ta, ta làm.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.