Hôm nay,  

Hà Nội Có Buôn Người Không?

19/03/200400:00:00(Xem: 4445)
Đảng CSVN làm ngơ cho cán bộ ăn tiền hay đã cấu kết gây đau khổ cho hàng trăm ngàn Phụ nữ Việt Nam "
Lịch sử nước ta đã bị Nhà nước Cộng sản Việt Nam bôi nhọ qua hình ảnh người Phụ nữ Việt Nam bị làm nhục, đem rao bán trên thị trường.
Điển hình là cuộc đấu giá ba cô gái Việt Nam, có người như vị thành niên, trên Website thương mại eBay đầu tháng 3-2004. Hành động này đã bị người Việt ở nước ngoài phản ứng quyết liệt khiến công ty thương mại eBay phải lập tức xóa quảng cáo.
Phát ngôn viên Hanri Durzy của eBay nói với báo chí rằng khi hay tin có vụ rao bán người trên website, công ty đã lập tức xóa đi và truy ra người chủ mưu xuất phát từ Đài Loan. Người này đã bị cấm chỉ sử dụng eBay làm thị trường buôn bán đồng thời hãng eBay, đặt trụ sở ở San Francisco, cũng đã thông báo việc làm của người này với chính phủ Đài Loan. Danh tính người này khôn được tiết lộ.
Việc chính quyền Đài Loan sẽ hành sử ra sao với người này không thuộc thẩm quyền của eBay, nhưng Đài Loan từ xưa nay vẫn được coi là trung tâm giao dịch, buôn bán phụ nữ Á Châu cho các tổ chức mại dâm, không chỉ riêng ở Á Châu mà còn đưa sang các quốc gia khác.
Tuy nhiên việc rao bán công khai phụ nữ Việt Nam trên thị trường bị phát giác đầu tháng 3-2004 lại không làm cho đảng và nhà nước CSVN quan tâm. Họ chỉ tập trung vào những hoạt động kỷ niệm 50 năm ngày phát động chiến dịch Điện Biên Phủ (13-3-1954 - 13-3-2004) hoặc các cuộc thi về học tập điều được gọi là tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong số ngót 700 cơ quan báo chí xuất bản trong nước,duy nhất có báo điện tử "Tin nhanh Việt Nam" (VietnamExpress,13-3-2004) dịch đăng lại một bản tin ngắn của ngoại quốc nói về quyết định rút quảng cáo bán các cô gái Việt Nam của hãng eBay. Vì vậy ít có mấy ai trong nước biết được tin này, ngoại trừ những người có phương tiện theo dõi tin tức qua các đài phát thanh Quốc tế như BBC và VOA.
Tại sao đảng và nhà nước CSVN không lên tiếng " Những người như Trương Mỹ Hoa, Phó Chủ tịch Nước; Tòng Thị Phóng, Bộ trưởng Xã hội - Thương binh; Cù Thị Hậu, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; hay Đặng Huỳnh Mai, Thứ trưởng Giáo dục và Đào tạo và Hà Thị Khiết, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam hoặc Nguyễn Thị Bình, Cựu Phó Chủ tịch Nước đã giấu mặt ở đâu mà không lên tiếng đòi công lý và bảo vệ nhân phẩm cho những nạn nhân phụ nữ Việt Nam "
Hay vì Đài Loan đang là thị trường "tiêu thụ" hàng ngàn lao động đem lợi cho Việt Nam nên vì lợi ích kinh tế mà Hà Nội đã ngậm miệng ăn tiền "
CHUYỆN TỪ ĐẦU
Nhưng vụ rao bán phụ nữ Việt trên eBay chỉ là giọt nước làm tràn ly. Dịch vụ rao bán này đã xuất hiện từ lâu trên báo chí và Đài truyền hình ở Đài Loan mà không thấy nhà nước Đài Loan và Việt Nam nói năng hay có biện pháp gì !
Linh mục Công giáo Nguyễn Minh Chính đang làm Cha sở một xứ đạo gần Thủ đô Đài Bắc của Đài Loan nói về tin này: " Nói đúng ra, cái tin đấy (eBay) thì tôi mới nghe qua. Nhưng mà trong tay tôi đang cầm một tờ báo hiện giờ này. Mỗi ngày tôi có đặt báo tiếng Anh và thường thường cứ hai ngày một lần lại gửi tới một tờ báo quảng cáo các cô dâu Việt Nam. Giá thì 180 nghàn. Có nghĩa là cũng khoảng trên 5 ngàn đô la (Mỹ)...Nói đúng ra hồi xưa, cách đây mấy năm, giá của nó vào khoảng 300 ngàn. Có nghĩa là khoảng 9 ngàn đô la Mỹ. Nhưng mà theo tôi biết được có một người Đài Loan ở giáo xứ đây, họ đi về Việt Nam họ cưới họ phải mất gần 300 ngàn đô la Đài Loan. Cái giá này đôi khi về Việt Nam nó khác. Ở đây một số người họ có công ty lo sẵn họ nói khoảng 200 ngàn, nhưng về đến bên kia (VN) sẽ bị lập giá lên gần 300 ngàn..." (Mạng luới Tổi trẻ Việt Nam Lên đường, 11-3-2004)
Nhưng các "cô dâu Việt Nam" được chia bao nhiêu trong khoản tiền trao đổi này " L.M. Chính đáp : " Cho anh biết một điều đó là một số cô dâu Việt Nam bên kia (VN) qua bên này không nhận được 100 đô la. Tôi có nói trực tiếp với những người này rồi. Và số tiền này (khoản tiền mua) thì hai bên họ chia nhau. Tức là nhà nước bên kia (VN) hoặc là những người môi giới, ở bên đây một nửa, nhưng mà tiền bạc vô tay các cô dâu tôi thấy có người có 100, có người 200, họ qua đây họ nói này...Với các cô dâu VN ở bên kia, tụi này đặt vấn đề tại sao họ qua " Lý do là ở bên kia họ có những tổ chức. Họ thông báo vô những nơi có người nghèo, đặc biệt là ở miền Nam, chẳng hạn như An Giang theo tôi biết là rất đông.." (MLTTVNLĐ, 11-3-2004)
Số tiền bị khấu trừ, theo LM Chính, là khoản tiền các trung tâm môi giới ở Việt Nam đã chi phí cho mỗi cô gái trong thời gian nuôi ăn, chỗ ở chờ đợi đàn ông Đài Loan đến Sài Gòn coi mắt. Nhưng trong thực tế thì các cô gái này, trong thời gian chờ đợi có người từ 6 tháng đến 1 năm , đã phải làm công cho người môi giới hoặc làm việc ở những nhà hàng được tổ chức chỉ định để có dịp gặp đàn ông Đài Loan mà không được trả lương.
Các cuộc điều tra chưa chinh xác của các vị Linh Mục Công giáo Việt Nam ở Đài Loan (Taiwan) cho biết có trên 60 ngàn thiếu nữ Việt đang sống tại Đài Loan nhưng chỉ có khoảng 10 phầm trăm số này sống hạnh phúc và có một mái ấm gia đình đàng hoàng. Những người còn lại hoặc đang là nô lệ tình dục, nô lệ lao động hay bị sử dụng như những món hàng "buôn qua bán lại" ở Đài Loan.
Tuy nhiên, một cô gái Việt Nam may mắn lấy được chồng Đài Loan "đàng hoàng" cho biết con số ấy lên tới 75,000 người. Các tổ chức trung gian Tầu - Việt đã không khéo dùng những hình ảnh và câu chuyện của những cô gái "có gia đình hạng phúc" để làm mồi tuyên truyền chiêu dụ những cô gái nhà quê nghèo mới học tới lớp 3, 4 hay cao hơn tí.
Một thanh niên Việt Nam tên Trần Thanh Hải đang làm việc ở Đài Bắc (Taipei) viết thư cho đạo diễn Lê Hoàng bên Việt Nam : " Tôi cũng có thắc mắc tại sao người Đài Loan cứ sang Việt Nam lấy vợ trong khi ở đất nước này có rất nhiều con gái. Ngay trong văn phòng của tôi cũng có tới 3,4 cô chưa chồng, có cô cũng 27-28 tuổi rồi (ở bên này cũng giống mình: 20 - 23 tuổi là họ kết hôn) nhưng con trai ở đây thì hầu như có vợ rồi nhưng họ lấy vợ Đài Loan, buổi tối nhiều khi xem tivi cứ thấy con gái Việt Nam tự quảng cáo để tìm chồng Đài Loan (trước đây tôi rất dị ứng với kinh truyền hình này). Tức là hiện tượng cô dâu Việt Nam rất phổ biến. Tôi chẳng biết hỏi ai, hôm trước đi chơi với một nhóm bạn, tôi nói chuyện với một anh bạn Ấn Độ sống ở đây 5,6 năm rồi anh ấy cười và bảo : Có thể vì có những việc cô gái Việt Nam thì sẵn sàng làm, còn con gái Đài Loan thì không muốn làm nên con trai Đài Loan thích lấy vợ Việt Nam. Tôi nhìn ra xung quanh có rất nhiều con gái Đài Loan và cảm thấy tạm bằng lòng với câu trả lời của anh bạn Ấn Độ đó." (VietnamNet, 10-6-2003)
Cũng trên trang báo điện tử VietnamNet (ngày 27-2-2204) , một phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan sống hạnh phúc nhưng "không qua môi giới", bà TH 34 tuổi (ký tên tắt), đã phát biểu ý kiến về tình trạng các cô gái Việt Nam thi đua lấy chồng Đài Loan.
Trong thư , bà TH đã bầy tỏ nỗi băn khoăn và lo lắng của mình đối với số phận những thiếu nữ nhẹ dạ nhiều khi chỉ vì đồng tiền hay tin vào những lời hứa hẹn đường mật của kẻ môi giới mà nhắm mắt trao thân gửi phận cho chồng Đài Loan để sau đó có hối hận cũng không còn kịp !
Một đoạn trong "Lời nhắn gửi của một nàng dâu người Việt", bà TH viết : " Tôi là người Việt Nam lấy chồng Đài Loan, nhưng theo tiếng gọi trái tim chứ không phải như những cô gái khác qua môi giới. Chắc có lẽ bạn không tin đó là sự thật (Ngay cả những người Đài Loan cũng không tin trường hợp hôn nhân của tôi thực tế là vậy). Bởi vì hiện nay các cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan hầu hết đều qua môi giới..."

"Tôi cũng có thể khẳng định rằng, mình là người may mắn nhất trong số 75 ngàn cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan hiện đang sống tại hòn đảo này. Qua tiếp xúc với nhiều người Đài Loan, tôi thấy không ít trong số họ có thái độ không đúng mực đối với người Việt mình. Thậm chí có người còn rất coi thường "! Nguyên nhân từ đâu ra " Cũng từ các bạn trẻ lấy chồng sang bên này đã để lại nhiều tai tiếng không tốt....Tôi cũng thấy các bạn gái Việt Nam nhiều người đã không suy nghĩ chín chắn trước chuyện hôn nhân của cả đời mình. Không ít cô gái đã vì cám dỗ vật chất mà quên đi chính bản thân và đánh mất mình... Bạn có hạnh phúc không khi kết hôn với người khác chỉ vì vài trăm đô la Mỹ để rồi ở xứ người rơi lệ " "
"Hàng ngày tôi đều xem ti vi quảng cáo môi giới nàng dâu Việt Nam. Qua đó tôi thấy có những cô gái đã đánh mất đi giá trị khi tự biến mình thành món hàng trưng bày cho người ta lựa chọn. Những hình ảnh như thế các bạn ở quê nhà đâu có biết" Không lẽ đất nước Việt Nam nay tiến bộ hơn xưa rất nhiều mà không thể giữ chân bạn lại hay sao mà phải trưng bày quảng cáo, giới thiệu về mình như một thứ hàng hóa để có được một tấm chồng " Tôi thấy có những cặp hôn nhân hoàn toàn không xứng đôi, vừa lứa một chút nào cả. Không lẽ chúng ta không có biện pháp nào hạn chế, ngăn chặn tình trạng này ư " Thú thật tôi cũng không muốn thấy càng ngày càng nhiều cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan. Bởi lẽ, thực tế họ sang đây cũng chẳng có một công việc nào ngoài nội trợ, sinh con (chỉ có 10% là có việc làm). Thậm chí, một số người đã có những hành vi không tốt..."
Cuối thư, bà TH viết : "Theo tôi , chúng ta cần có ý kiến như thế nào đó, không nên để tình trạng phụ nữ Việt Nam lấy chồng Đài Loan vì mục đích kinh tế phát triển như hiện nay."
Ý kiến gì trong một Nhà nước có một đảng cầm quyền không tha thiết gì đến bảo vệ nhân phẩm và quyền con người của người dân " Hình ảnh những cô gái trẻ măng ngơ ngác nhà quê được bọn trung gian bôi son trát phấn, chưng diện và dạy cách đi đứng, nhìn tình ngồi xếp hàng trong phòng đợi chờ khách đến chọn ở mộ số tụ điểm ngay trung tâm thành phố Sài Gòn đã được báo chí trong nước viết lên, đưa cả hình ảnh đăng báo từ hai năm qua mà có thấy ông đảng hay bà nhà nước của Thành phố này ngó ngàng gì đâu !
Một thống kê đăng trên báoTuổi Trẻ ỏ Sài Gòn năm ngoái cho biết trong số 92% cô gái Việt Nam ở thành phố này lấy chồng nước ngoài "vì lý do kinh tế" trong khoảng thời gian 1993 - 2002 thì đàn ông Đài Loan chiếm ngót 40%.
"Trước tình trạng nêu trên", báo Tuổi Trẻ viết " nhiều ý kiến tại hội thảo cho rằng cần phải có những biện pháp ngăn chặn các hoạt động lừa đảo, bóc lột những đối tượng môi giới kết hôn, nhanh chóng thành lập các trung tâm tư vấn, hỗ trợ kết hôn (nhằm tạo điều kiện tìm hiểu giữa hai phía, tư vấn hồ sơ đăng ký kết hôn, mở các lớp học ngoại ngữ, phong tục tập quán nước ngoài...) đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục pháp luật hôn nhân gia đình ở địa bàn dân cư và gia đình có phụ nữ lấy chồng nước ngoài..."
Nghe qua thì hay lắm nhưng đó cũng chỉ là chuyện "nói để mà chơi" vậy thôi chứ thực tế chẳng thấy ai làm gì nên chuyện đâu vẫn còn đó.
BUÔN NGƯỜI MẠI DÂM
Ngoài chuyện đau lòng của những người con gái Việt trên đất Đài Loan, không ai biết có bao nhiêu ngàn cô gái Việt Nam khác đã bị dụ dỗ hay bắt cóc vượt biên đang bị ép hành nghề mại dâm trong các ổ điếm ở Cao Miên, Thái Lan và rải rác trong các động ở Hồng Kông, Ma Cao, Ma Lai Á và Tân Gia Ba.
Ngay tại miền Nam Trung Hoa, tiếp giáp với biên giới Việt Nam, chuyện đưa phụ nữ, thiếu nữ vị thành niên từ Việt Nam qua biên giới bán cho đàn ông Tầu và các ổ chứa Tầu đã trở thành chuyện "bình thường" từ nhiều năm nay,nhưng Nhà nước CSVN không có biện pháp nào ngăn chặn. May mắn có nạn nhân được cứu thoát về nước và gia đình người này đã nhiều lần tố cáo với chính quyền kẻ chủ mưu "đưa đường chỉ lối" lừa đảo nhưng nhiều kẻ cho đến bây giờ vẫn sống nhơn nhởn trước mắt nạn nhân !
Đó là trường hợp của chị Nguyễn Thị Hường ở làng Ngọc Quỳnh (Văn Lâm, Hưng Yên) bị gia đình bà Thím đánh lừa bán sang Tầu làm vợ hai người trong 9 năm để có 2 mặt con. Đến khi đánh liều bỏ trốn, để lại con về nước và tiếp tục tố cáo người đã lừa mình nhưng gia đình bá Thím vẫn cứ "hiên ngang" sống như không có chuyện gì xẩy ra. (VietnamNet, 16-12-2003)
Xuyên qua nhiều vụ việc, ai cũng biết Nhà nước Cộng sản Việt Nam đã buông tay làm ngơ coi như không hay biết gì. Đến khi có vụ bị người dân phát giác, chính quyền mới đổ tội cho những kẻ "lường gạt" rồi lại "quên" trừng phạt luôn !
Đối với những cô gái Việt lấy chồng Đài Loan thì việc quan trọng là họ phải có giấy xuất cảnh và giấy hôn thú của Nhà nước cấp cho mới được ra khỏi nước. Việc này đã được các tổ chức môi giới Tầu - Việt ăn chịu với các cơ quan liên hệ của Việt nam. Giá cả một cặp bao nhiêu không ai biết nhưng chưa bao giờ có vụ nào bị trục trặc.
Theo như lời Lm Nguyễn Minh Chính bà bà TH thì mỗi cô gái Việt Nam lấy chồng Đài Loan chỉ được nhận từ 100 đến 200 đô la Mỹ trong khi số tiền "người chồng" phải trả cho các tổ chức môi giới từ 5,000 đến 9,000 Mỹ Kim, tùy trường hợp.
Trường hợp các cô gái Việt vượt biên đường bộ qua Miên và Tầu dễ dàng hơn. Những kẻ môi giới chỉ việc đem họ đi chui qua vùng biên giới khó kiểm soát hoặc công khai qua các cửa khẩu đã được trả giá cho "mỗi chuyến hàng" được ngụy danh đi làm ăn.
Những dịch vụ tham nhũng kiểu này của cán bộ, bộ đội và công an biên phòng chưa bao giờ thấy đảng đặt thành vấn đề mỗi khi họ nói đến tệ nạn tham nhũng trong guồng máy Nhà nước. Nếu có nói đến biên giới thì họ chỉ tập trung bàn làm sao ngăn ngặn được hàng lậu. Chuyện "buôn người" vượt biên chưa bao giờ được đề cập đến trong các phiên họp hay hội nghị của Đảng và Nhà nước.
Một thống kê không chính thức ở Cao Miên cho có biết khoảng từ 20 đến 40 ngàn cô gái và em trai Việt, có em chỉ độ 10 tuổi đang bị ép bán dâm và "hành nghề tình dục" ở đây.
Tại Cao Miên, nhà nước CSVN có tòa đại sứ và một đội ngũ công an mật vụ đông đảo nhưng chỉ tập trung vào việc bảo vệ cho chính phủ thân Hà Nội, Hun Sen, khỏi bị lật đổ hay rình bắt những người Việt Nam và Thượng chống đối Việt Nam trốn qua lánh nạn.
Từ bao năm nay, nhân viên của Hà Nội ở đây tuyệt nhiên không đả động gì đến tệ nạn đang làm mất thể diện quốc gia và nhân phẩm của phụ nữ và thiếu niên nam - nữ Việt Nam trên đất Chùa Tháp.
Tại Đài Loan, Việt Nam chỉ có một văn phòng đại diện kinh tế làm ăn với xứ này vì Đài Loan không phải là một nước độc lập nên Hà Nội đã không làm gì để bênh vực quyền lợi cho những "cô dâu Việt Nam" cô thế.
Hơn nữa ở Việt Nam hiện nhay, ít nhất cũng có 12 Doanh nghiệp của Nhà nước đang có các giao kèo làm ăn đưa công nhân Việt Nam sang làm việc ở Đài Loan. Nghiệp vụ xuất cảng lao động này, cũng như hàng trăm vụ xuất cảng lao động khác sang Trung Đông, Nam Mỹ và Phi Châu hàng năm đã đem lại cho ngân sách Nhà nước VN hàng trăm triệu Mỹ kim.
Vì vậy mà tại sao Đảng và Nhà nước CSVN đã "miệng câm như hến" không dám đụng đến vấn đề buôn người, dù phẩm giá người phụ nữ Việt Nam có bị lăng nhục như đã xuất hiện trên eBay và báo chí, truyền hình ở Đài Loan.
Phạm Trần (3-04)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.