Hôm nay,  

Thầy Trò Đều Khổ

19/12/199900:00:00(Xem: 6456)
Giáo sinh Sư phạm, ai cũng nghe câu “Dưa leo mà chấm cá kèo, học trò nghèo đi học Normale” nói lên thân phận nhà giáo từ thời Pháp thuộc đến VNCH. Nhưng đến chánh quyền cộng sản, lại tệ hại hơn. Lương tháng không đủ ăn sáng một tuần mà việc làm thì không thể kể hết: giáo án, thi đua, công tác Đoàn, Đảng, phong trào và v.v..
Thầy đã khổ, trò còn khổ hơn. Thời VNCH chỉ đóng tiền Hiệu đoàn, giá 1 ngày lương của một binh nhì cho 1 đứa con đệ thất trong cả niên học mà Quốc hội còn mời hết Đổng lý đến Bộ Trưởng vì bản chất hiến định của giáo dục là miễn phí ở trường công.
Nhưng thời đại “Hồ Chí Minh vĩ đại” nói theo Tố Hữu, nhà thơ đi làm kinh tế, thì giáo dục nói chung và giáo chức, trường sở học sinh nói riêng vô cùng thê thảm.
Lương bổng giáo chức như nói trên là mức lương thấp nhứt trong bộ máy cầm quyền. So với Pháp thuộc, ngạch trật của một giáo viên có bằng Trung học đệ nhứt cấp (Diploma on Brevet elem.) cao hơn Thơ ký hành chánh ở Tòa tỉnh nhưng có thêm phụ cấp sư phạm. VNCH xếp Giáo sư Đệ 2 cấp chỉ số cao hơn Phó Đốc sự có cùng bằng đại học, nhưng giáo sư có thêm phụ cấp sư phạm. Còn trong thời XHCN (xã hội chủ nghĩa, có nhiều nhà giáo khôi hài là xếp hàng cả ngày) thì lương bổng ở tận cùng của hệ thống văn giai. Do vậy trường sư phạm là trường ít người xin học nhứt. Mà giáo dục theo nguyên tắc là một đầu tư hàng đầu để 1 quốc gia phát triển.
Dụng danh đạt quả là “nghề của chàng Hồ Chí Minh vĩ đại” nên trường nào, nhà giáo nhà cũng thuộc làu câu chữ Hán mà “chàng” dạo văn thành của mình “trồng cây lợi 10 năm, trồng người lợi trăn năm”. Chưa đủ Hiến pháp XHCN của cộng sản VNCH viết rõ “giáo dục miễn phí và cưỡng bách”.
Thử xem miễn phí thế nào. Tuy không có thuế học như thuế thân thời Pháp, nhưng phụ huynh học sinh (PHHS) è cổ ra chịu các lệ phí sau: phát triển trường sở, sổ vàng, tiền đoàn, tiền đội, học phí, học cụ phí, mua sách v.v.. Một học sinh tiểu học ở TP Sài Gòn đóng trên 100 ngàn và tiền bán trú 250 ngàn mỗi tháng. Vị chi 350 ngàn tháng, trong khi lương giáo viên chỉ có 150 ngàn tháng. Bán trú là ăn trưa ở trường gồm 1 chén “canh đại dương” (lỏng bỏng nước) và vài con tôm (đúng ra là tép vì tôm 180 ngàn/1kg đem xuất khẩu có đô la lợi hơn). Nhẩm tính hai vợ chồng công nhân lương cho là 1 triệu, đóng cho con 350 còn 2/3 chỉ ăn xôi mà thôi! Còn một nẻo tắt mà từ Đảng đến nhà nước biết nhưng vẫn để yên cho làm hầu dễ trị. Đó là ăn cắp. Nhỏ thì gọi là ăn cắp, trộm; lớn thì tham ô, tham nhũng, mới sống nổi. Công nhân viên, giáo viên, cán bộ cuộc sống luôn luôn bị ám ảnh sợi dây thắt cổ của tổ chức của Đảng. Đó là cách cai trị bá đạo Machiavel đã nói trong quyển “Ông Hoàng” mà cộng sản đã đưa lên thành “đỉnh cao trí tuệ”.

Với một nhân sự, thầy rách, trò nát, và phụ huynh tơi tả, cái vòng lẩn quẩn vô kế khả thi đó, giáo dục nói chung và thanh thiếu niên VN quốc nội sẽ đi về đâu. Đảng CS đã đạt mục tiêu. Bốn giai cấp kẻ thù căn bản của CS là trí, phú, địa, hào. Trí đã bị diệt tận gốc ngay từ Mẫu giáo với lớp học tồi tệ, chương trình rặc tuyên truyền hơn là khai hóa, với giáo chức đói bị xem như repetiteur, kẻ lặp lại, nô lệ cho giáo án, với phụ huynh nghèo không đủ phương tiện đóng học và lệ phí. Chính sách ngu dân để trị được thể hiện rõ nhứt ở học đường.
Song song, Đảng CS chuẩn bị một đội ngũ thừa kế, dựa trên nguyên tắc huyết tộc, khác hẳn lời họ nói là dựa trên giai cấp công nhân. Số sinh viên hiện được gởi đi du học Hoa Kỳ đã lên đến hàng chục ngàn. Riêng Santa Ana College, 1 đại học cộng đồng nhỏ đã có hơn 300 sinh viên. Họ chận con em ngoài Đảng du học bằng lý lịch, bằng con số ký quỹ 25 ngàn đô la và vô số thủ tục rườm rà khác. Gởi con đi học còn là một cách chuyển tiền ra nước ngoài hợp pháp khác, nếu lỡ chế độ sụp đổ. Thường 1 du học sinh phải đóng học phí 140 đô trở lên cho 1 unit (credit, tín chỉ), còn tiền ăn, ở, xe v.v.. chưa tính, gộp lại không dưới 2 ngàn đô một tháng. Nhưng kết quả không như ý họ. Văn hóa và học thuật Hoa Kỳ là khắc tinh của độc tài đảng trị. Dễ thấy nhứt là số du học sinh ở Đông Âu, Liên Xô cũ là những thành phần rời Đảng, chống Đảng mạnh thứ hai sau cộng đồng tỵ nạn Việt nam trên thế giới.
Sinh viên và học sinh tại quê nhà dù bị một học trình nhồi sọ, bị bốc lột tiền bạc, cạn kiệt để bỏ học (Dropping out), giáo chức tại quê nhà bị canh chừng và bỏ đói vẫn ý thức giá trị của kiến thức và hiểu rõ âm mưu ngu dân của Đảng vẫn không bỏ cuộc. Cụ thể con số Đảng và đoàn viên kết nạp ngày càng sút giảm và xu thế học để mưu cầu cuộc sống cao càng gia tăng. Với nhận thức đó, Đoàn và sinh viên không còn là thừa kế cho Đảng nữa mà có thể là một đối lực đứng cùng quần chúng để đối đầu với Đảng nên biến cố xảy ra như vụ Thiên An Môn ở Trung Quốc.
Kinh nghiệm chánh trị cổ kim cho thấy rằng “mưu bất hoạch di hại” và “mưu thâm thì họa diệt thâm”. Gậy ông sẽ đập vào lưng ông nếu ông yếu đi. Maex cũng biết điều đó, “sức ép càng mạnh, sức bật càng cao”. Càng muốn ngu dân bằng 1 chế độ giáo dục mắc mỏ, sặc mùi chánh trị để dễ cai trị thì sự chống đối càng lan ra bề rộng khắp quần chúng. Càng bần cùng hóa nhân dân bằng 1 nền kinh tế nhà nước thống lãnh thì kinh tế càng suy thoái kéo theo suy sụp cả chế độ như Liên Xô. Cái vòng lẩn quẩn đó cộng với áp lực quốc tế, nhân quyền và sự bực tức gia tốc của nhân dân ngày càng siết chặc cái chế độ lỗi thời, tuyên truyền xảo trá chết dần mòn theo ngày tháng. Liệu ai sẽ là người thi ân ban cho chế độ phi nhân đó phát súng ân huệ"

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.