Hôm nay,  

Lá Phiếu Al-qaeda

18/03/200400:00:00(Xem: 4639)
Với lá phiếu dày hơn 200 tờ giấy khai tử và 1.600 giấy nhập viện, khủng bố al-Qaeda đã quyết định về kết quả bầu cử tại Tây Ban Nha, và có thể sẽ quyết định luôn kết quả bầu cử tại Mỹ. Nhưng, đừng cho dân Mỹ biết điều đó, họ bận lo chuyện tranh cử...
Sau khi đảng Bình dân thất cử và đảng Xã hội loan báo Tây Ban Nha sẽ rút quân khỏi Iraq khi tới kỳ hạn (30 tháng Sáu này), đến lượt Honduras tại Trung Mỹ cũng vừa thông báo quyết định tương tự. Những người chống George W. Bush và các nước ghét Mỹ đều bảo nhau, rằng Hoa Kỳ đang bị cô lập trên thế giới.
Họ quên mất lá phiếu của al-Qaeda.
Giọt lệ cho Tây Ban Nha
Đảng Bình dân của Thủ tướng Jose Maria Aznar cầm quyền tại Tây Ban Nha từ tám năm nay. Theo xu hướng trung tả (hay trung hữu, tùy theo cách nhìn ly nước nửa đầy hay nửa vơi), đảng này đạt nhiều kết quả cho người dân Tây Ban Nha (TBN). Sau nhiều thập niên bị ách độc tài rồi sự cai trị của chính quyền xã hội, xứ này đã lặng lẽ tạo ra phép lạ kinh tế ít ai nói đến vì ít được dư luận Mỹ chú ý: cải cách kinh tế theo xu hướng tự do hơn, giảm bớt gánh nặng thuế khóa mà quân bình được ngân sách và hạ tỷ lệ thất nghiệp từ 22 xuống còn 9% trong khi nâng mức lợi tức đồng niên một đầu người quá con số 21.000 Mỹ kim. Dư luận Mỹ chỉ thèm biết đến TBN khi xứ này sát cánh cùng Hoa Kỳ và Anh trong trận chiến chống khủng bố và ủng hộ việc tấn công Iraq.
Thực ra, TBN đã thành cường quốc có trọng lượng tại Âu châu, hơn hẳn vị thế lết bết trước đấy. Thủ tướng Aznar có hẹn từ năm 1996 là sau hai nhiệm kỳ ông không tái ứng cử để nhường cho người khác trong đảng Bình dân. Điều này cũng ít được dư luận chú ý mà chỉ ngợi khen những lãnh tụ dán keo lên ghế, gọi đó là sự ổn định.
Đúng 911 ngày sau vụ khủng bố 9-11 tại Mỹ, al-Qaeda tấn công Madrid bằng một loạt bom đánh trên xe lửa, 74 giờ trước khi có cuộc bầu cử mà ai ai, kể cả đảng Xã hội đối lập, cũng cho là đảng Bình dân sẽ thắng. Hai ngày lúng túng của chính quyền Aznar (về thủ phạm khủng bố là ai) khiến nỗi khiếp sợ khủng bố đã có một lý do đẹp mặt hơn: bất mãn chính quyền đương nhiệm cử tri bèn bỏ phiếu cho đối lập. Đảng Xã hội thắng cử với đa số tương đối trong Hạ viện nên vẫn phải liên minh với các đảng nhỏ khác để có thể cầm quyền. Và tương lai kinh tế xứ này sẽ lại giống quá khứ xã hội chủ nghĩa năm xưa, bội chi ngân sách, thất nghiệp và trì trệ kinh tế, đình công, bãi thị, v.v... Tương lai chính trị lại còn bất ổn hơn, một đảng lên cầm quyền nhờ lá phiếu đẫm máu của khủng bố thì khó thể nói mạnh được. Cái chính danh là một nỗi nhục, nên chính quyền mới sẽ phải uốn éo tìm ra cách rút lui trong danh dự.
Nhưng, đó là chuyện TBN, khi các anh hùng đấu bò lại có tư thế dị hợm của con đà điểu chui đầu xuống cát. Nhục hơn xứ Maroc bên kia eo biển Gibraltar, dù trung lập trong vụ Iraq mà vẫn bị al-Qaeda tấn công và chính quyền Rabat bèn xoay ra diệt trừ khủng bố. Xứ Hồi giáo mà làm điều đó còn khó khăn và nguy hiểm hơn TBN gấp bội.
Hãy để TBN tại đó, quay trở về với al-Qaeda.
Al-Qaeda và Tâm lý học
Ta hay nói đến phép lạ của toàn cầu hóa và khoa học kỹ thuật tân tiến mà ít để ý là kẻ gian cũng biết khai thác điều đó. Quân khủng bố cho châm ngòi bằng cell-phone, một lối hiện đại và tiện lợi bất ngờ. Nếu những bọc bom đó là võ khí sinh hóa thì thiệt hại còn ghê khiếp đến chừng nào. Người ta cứ nghĩ al-Qaeda là nhóm người rậm râu sâu mắt lẩn trốn trong hang động với những tư tưởng lạc hậu thời Trung Cổ, thực ra họ là một tổ chức khủng bố toàn cầu và am hiểu tâm lý Tây phương nhiều hơn dư luận dự đoán.
Thế giới đang có chiến tranh với khủng bố, một cuộc chiến toàn cầu, với phương cách phi quy ước và mục tiêu của khủng bố là hủy diệt tất cả những gì không giống với thế giới quan của họ. Một thứ Khmer Đỏ, nhưng tối tân hơn nhiều, và có cán bộ hoạt động khắp năm châu với những phương tiện tài chánh dồi dào.
Điều này, dân Mỹ đã quên, nếu ta căn cứ trên kết quả khảo sát dân ý mới nhất: đa số tại Mỹ ưu lo đến kinh tế và việc làm hơn là an ninh. Al-Qaeda cũng biết đọc thống kê kinh tế và theo dõi tin tức tranh cử tại Mỹ nên hiểu rõ tâm lý của những kẻ sợ chết. Họ tấn công Hoa Kỳ năm kia chính là vì lý luận đó: Hoa Kỳ giàu mạnh nhất Tây phương, nhưng suy đồi về đạo đức và suy nhược về ý chí, nên sẽ thất bại khi bị đánh phủ đầu một cách cực kỳ tàn khốc. Chỉ theo dõi tin tức hàng ngày tại Mỹ về quyền kết hôn giữa người đồng tính hay cuộc tranh luận về chiến sự Iraq thì al-Qaeda thấy là họ đánh giá không sai.

Giờ đây, họ tính những gì"
Trước kết quả thảm khốc về sinh mạng và bi đát về chính trị tại TBN, ta suy ra lý luận tinh vi của al-Qaeda:
Sau khi không khơi dậy được một cuộc nổi dậy tại các xứ Hồi giáo “phản đạo”, al-Qaeda xoay ra hướng khác. Họ chẳng quan tâm gì đến cuộc tranh luận “tả-hữu” tại TBN nhưng muốn chính quyền đang cộng tác với Mỹ thất cử để cảnh cáo các xứ khác về chánh sách đối ngoại. Lá phiếu al-Qaeda không nhắm vào việc tự do hóa kinh tế nhiều hay ít mà nhắm vào đường lối đối ngoại của các nước. Và những chính quyền có đa số bấp bênh nhất tất nhiên phải giật mình khi thấy kết quả đảo ngược tại TBN. Nếu thất bại trong việc lật đổ các chính quyền Hồi giáo mà thành công tại các xứ không Hồi giáo khác thì al-Qaeda vẫn đạt được một mục tiêu chiến lược: cô lập hóa nước Mỹ để dẫn tới việc làm ông Bush thất cử. Chánh sách đương đầu của Hoa Kỳ tất nhiên cũng sẽ thay đổi, nếu chưa đưa đầu xuống cát thì cũng... rút lui trong danh dự.
Những mục tiêu sắp tới
Nếu lối suy tính đó là đúng, căn cứ trên kết quả tại TBN thì các nước sau đây có thể là mục tiêu kế tiếp của al-Qaeda, với nhịp độ và khả năng ra sao ta chưa rõ:
Anh quốc chưa có bầu cử Quốc hội nhưng Thủ tướng vẫn có thể mất chức do quyết định nội bộ đảng của Lao động. Ông Tony Blair không mấy được lòng đảng viên và càng làm nhiều lãnh tụ có tham vọng nóng ruột vì còn dự tính sẽ lãnh đạo thêm một nhiệm kỳ nữa. Một vụ khủng bố tại Anh có thể khiến đảng Lao động nổi loạn làm Bộ trưởng Kinh tế Gordon Brown tràn trề hy vọng. Đối diện, đảng Bảo thủ vẫn còn quá yếu nên ít hy vọng lãnh đạo. Tony Blair mà mất chức, George W. Bush mất đồng minh chí thiết nhất và al-Qaeda thắng thêm một trận lớn.
Đứng đầu các nước Đông Âu cũ có Ba Lan là quốc gia ủng hộ Hoa Kỳ mạnh nhất trong vụ Iraq. Chính quyền xứ này lại đang mất lòng dân vì nhiều lý do nội bộ: kinh tế sa sút, lãnh đạo bị tai tiếng, các biện pháp cải cách khắc khổ để kịp gia nhập Liên hiệp Âu châu là những yếu tố khiến Liên minh Dân chủ Cánh tả của Thủ tướng Leszek Miller có thể đổ. Dân Ba Lan có lập trường chủ chiến còn cao hơn dân Tây Ban Nha, Ý Đại Lợi và Anh quốc, nhưng nếu chính phủ đổ thì hậu quả sẽ lan rộng qua tới Hung Gia Lợi, một đồng minh khác của Mỹ.
Ba Lan vì vậy là một mục tiêu còn dễ đạt hơn Ý Đại Lợi là nơi chính quyền cánh hữu của Thủ tướng Silvio Berlusconi thường xuyên gặp bất ổn và liên minh cầm quyền của ông bị đe dọa từ lâu. Nhưng, vì các đảng đối lập còn yếu hơn nên liên minh cánh hữu có sụp thì Berlusconi vẫn có thể dựng ra một trận thế khác để giữ được quyền lực của mình.
Dù sao, chỉ cần tạo thêm hai trận động đất chính trị tại Âu châu là Liên hiệp Âu châu sẽ tìm ra căn cước mới: tách rời Hoa Kỳ hơn nữa, và xoay vào trong để đối phó với nạn trì trệ kinh tế và xơ cứng xã hội. Âu châu xoay vào trong là Hoa Kỳ sẽ đơn phương đối đầu với khủng bố, Minh ước Bắc Đại Tây Dương NATO coi như bị khủng hoảng và al-Qaeda đạt được một thắng lợi đầy thuyết phục trong thế giới Hồi giáo. Theo Hiến chương NATO, thì tấn công một thành viên là tấn công cả tổ chức, nhưng, sau lá phiếu của al-Qaeda tại TBN, người ta chưa biết NATO sẽ làm gì và làm gì được. Chưa kể là Pháp và Đức cũng không chắc đã yên thân vì xứ nào cũng “có tội” dưới mắt al-Qaeda. Đức tham chiến tại A Phú Hãn dưới cái mũ NATO, Pháp thì cấm nữ sinh trùm khăn Hồi giáo. Tin tức hôm 16 vừa qua cho biết là Paris vừa phát hiện khủng bố Hồi giáo xâm nhập từ Chechnya và có liên hệ đến al-Qaeda!
Những điều đó cho thấy al-Qaeda còn có thể bỏ phiếu bằng bom tại Đông Á, tại Phi Luật Tân, Thái Lan, Nam Dương và Úc Đại Lợi hay Nhật Bản... Và tại Hoa Kỳ thì nếu chưa có khả năng bỏ bom thì al-Qaeda vẫn có thể bỏ phiếu: hãy nhìn sự hồ hởi của đám đông phản chiến tại Mỹ sau khi đảng Bình dân của Aznar thất cử tại TBN thì rõ. “Sau Aznar sẽ là Bush”!
*
Lá phiếu al-Qaeda có giá trị vì sự khiếp nhược của con người. Khẩu hiệu “Thà đỏ hơn chết” của cánh tả Âu châu khi bị Liên xô uy hiếp hơn hai chục năm trước lần này sẽ được hiện đại hóa thành “thà chui hơn chết”... Nhưng chớ đem theo cell-phone.
Trong một kỳ sau, ta mới tìm hiểu xem Hoa Kỳ có thể làm những gì trước hoàn cảnh đó..

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.