Hôm nay,  

Nhân Dân Iraq Khổ Vì Câm

12/02/200300:00:00(Xem: 4332)
Người dân Iraq khổ độc tài vì chiến tranh không do mình gây ra. Câm vì độc tài và quốc tế coi như không có, không để cho nói.
Thực vậy, vấn đề đánh hay không đánh Iraq đã quá nhiều lời từ Bắc Mỹ đến Tây Aâu cũng như trên diễn đàn Liện Hiệp Quốc. Nhưng ngươiøi dân Iraq sẽ là nạn nhân đông đảo và khổ sở nhứt nhưng lại ít tiếng nói nhứt. Biết bao nhiêu là lời hay ý đẹp, vì an ninh thế giới, văn minh nhân loại, chống quyết định đơn phương, phải có bằng cớ cụ thể vi phạm hay không vi phạm nghi quyết để trừng phạt. Biết bao nhiêu là cuộc vận động, thuyết phục nỗi chìm trong hành lang hay công thự của những chuyến đi đêm, đi ngày của những nhà ngoại giao như con thoi qua bao ngày tháng. Ngay trong báo cáo của Đoàn Thanh sát LHQ đã tiếp xúc với các giới quân sự, chánh trị, chuyên môn của quyền Iraq. Tất cả người có chức quyền quyết định đánh hay không đánh Iraq đều có nói-- trừ dân. Gần đây nhứt chỉ có Ngoại Trưởng Mỹ lấy việc giải phóng nhân dân Iraq để biện minh cho chiến tranh. Đánh hay không đánh Iraq đã tạo nên lập trường đối kháng, diều hâu- bồ câu, chủ chiến - chủ hoà ray rứt tâm tư con người và làm náo dộng ngoài đường phố Tây Au, Bắc Mỹ, và Iraq.
Kể cả Thế giới Á rập kẻ binh người chống chiến tranh Iraq, kẻ lưng chừng người đề nghi Ô. Hussein thoái vị lưu vong cũng không ai nói đến người dân Iraq. Còn ngay tại Iraq Ô Hussein bàn tay sắt máu hơn Staline, ứng cử bắt dân phải đầu phiếu 100%, hoan hô ủng hộ Ông 100% để căm thù Mỹ cũng 100%õ. Nhưng một lời ngay lẽ thật góp ý khác với với Ông cũng bị đàn áp, trừng trị 100%. Đánh hay không đánh Iraq tuy chưa biết lúc nào, nhưng bây giờ quân Anh, Mỹ, Uùc đã dàn trận đối diện với quân Iraq, 24 trên 24 giờ sẵn sàng tác chiến. Tướng lãnh -- nhất tướng danh thành vạn cốt khô – của hai bên dùng nhiều lời lẽ, lắm thuật tu từ để nung tinh thần sĩ khí. Nhưng không vị tướng nào nói đến người dân Iraq sẽ là nạn nhân đông đảo nhứt của bom bay, đạn lạc, nhà tan cửa nát, người chết, vợ xa chồng, con xa cha do cuộc chiến tranh Iraq sắp xảy ra.

Nhân dân Iraq không có tiếng nói không phải vì câm. Dân của xứ “1001 Đêm”, hậu duệ của nền văn minh cỗ đại Lưỡng Hà Châu có Tháp Babylone, văn hay chữ tốt, không thiếu lời hay ý đẹp. Nhưng nhân dân Iraq không có tiếng nói vì bị bịt miệng trong ngoại giao, chánh trị và quân sự trên bàn cờ thế giới hiện giờ. Một, vì các nhà ngoại giao xem Ô. Saddam Hussein là đại diện duy nhứt của nhà cầm quyền chính thống gần 30 năm không một phút nới lỏng-- “chánh quyền mạnh và chính thống” theo tiêu chuẩn ngoại giao Tây Phương. Ông Hussein gần đây vẫn còn là là Me xừ Số 1 trong cuộc bầu cử mới đây, kể cả Ô. Staline tái sinh cũng chào thua Ông. Hai, Phủ Thủ Tướng của nước Pháp nổi danh với cuộc Cách Mạng Dân quyền Pháp 1789, của nước Đức nổi danh nhiều nhà triết học cao siêu, đã hơn một lần từ chối không gặp các đại diện lực lượng nhân dân đối lập với Ô. Hussein. Và Bruxelle thủ đô chánh trị của Liên Aâu, năm 2002, đã ra lịnh cấm các đại diện đoàn thể, bộ tộc của nhân dân Iraq lưu vong mở đại hội để thành lập một chánh quyền thay thế Ô, Hussein khi bị lật đổ. Phái đoàn đại diên 55% tổng dân số của Iraq, thuộc thành phần Chite, thù nghịch Ô. Hussein cũng bị bịt miệng.Trong Chiến tranh Vùng Vịnh năm 1991, số người này đã tham gia gần nửa triệu, chết hàng nhiều chục ngàn, tổn thất vô cùng nặng. Lãnh tụ Ayatollah Akim sau khi Mỹ rút, phải đào tỵ sang Teheran. 5 người trong gia đình Ông bị Ô. Hussein tàn sát. Cả làng Halabja 5000 người cũng bị Ô. Hussein tàn sát một lượt, ngày 18 tháng 3 năm 1988 tàn sát bằng bom hoá học. Nhưng khi bàn về vũ khí giết người hành loạt của Iraq, các nhà ngoại giao nói chuyện với Ô. Tarek Aziz, đại diện Ô. Hussein, mà từ chối không cho những thân nhân của các gia đình bị Ô. Hussein tàn sát, gặp. Đoàn thanh sát LHQ xuôi ngược tìm dấu vết vũ khí giết người của Ô. Hussein, nhưng không xem vụ giết người hàng loạt ở làng Halabja là chứng cớ. Chiến dịch ấy mang tên ANFALL hiện thời chiến dịch vẫn còn còn được Ô. Hussein đang áp dụng với người thuộc chủng tộc Kurds. Ký giả quốc tế đã biết bao lần nhìn thấy những người từ Vùng Souleimaniyé, Kirkouk vượt biên sang vùng tự trị Kurds để xin tỵ nạn vì chiến dịch thanh lọc chủng tộc, đã hơn một lần vạch trần thủ đoạn của Ô. Hussein tra trấn, hành hạ, cắt lưỡi, chích điện bộ phận sinh dục, đánh thuốc độc, ám sát những người chống đối hay bị nghi là chống đối Ông, chẳng những ngoài xã hội mà ngay trong nhà (con rễ ) và trong nội các ( bộ trưởng y tế ). Nhưng LHQ yên lặng một cách khó hiểu và đáng sợ.
Tất cả những người đã chết vì Ô. Hussein, tập thể hay cá nhân, giờ đã im lặng như nấm mồ đã đành. Những người chống Ô. Hussein, đang sống trong cũng như ngoài nước, cũng không có tiếng nói khi các chánh quyền siêu cường giải quyết vấn đề sống chết của họ. Tại sao LHQ, Anh Mỹ, Đứùc Pháp mất hàng năm, hàng tháng đấu đá nhau về vấn đề đánh hay không đánh nhà cầm quyền Iraq" Mà không dành năm, mười phút để nghe người trong cuộc, là nhân dân Iraq. Giúp cho nhân dân Iraq có tiếng nói để cho cả thế giới biết sự tàn bạo của Ô. Hussein còn nguy hiễm, thâm độc hơn vũ khí giết người hàng loạt. Giúp cho nhân dân Iraq có thế lực quốc tế để áp lực Ô. Hussein ra đi. Nhân dân Iraq, có ai muốn có chiến tranh đâu; có ai muốn thành nạn nhân chiến tranh đâu; có ai muốn Ô. Saddam Hussein ngồi đó đè đầu bóp cổ dân đâu" Tại sao các siêu cường không giúp nhân dân Iraq làm việc của mình mà lại đi mất thì giờ điều đình với người mà nhân dân Iraq thù hận để rồi các siêu cường chia rẽ với nhau" Các câu hỏi trên có thể bị dán nhãn hiêäu vô chánh phủ (anarchique). Nhưng chánh phủ, chánh quyền là cái quái gì khi nó không phải là do dân, vì dân, và của dân.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.