Hôm nay,  

Hoa Kỳ Muốn Vào Lại Cảng Cam Ranh

01/08/200000:00:00(Xem: 4639)
OTTAWA (KL) - Tin được phỏng theo sự phân tích tin tình báo của Strafor - Cuộc viếng thăm VN của Thứ trưởng Quốc phòng William Cohen đã chấm dứt vào ngày 15 tháng ba, cuộc viếng thăm này là một hoạt động ngoại giao bất chợt so với những lần viếng thăm khác giữa Hanoi và những giới chức của Trung quốc, Nga sô và Hoa kỳ. Sự viếng thăm này đã cho nhìn nền kinh tế Việt Nam có vẻ quan trọng, những quốc gia này bất thần xiết chặt lại mối quan hệ với Việt Nam chưa từng thấy.

Nhưng Việt Nam phải có một tích sản vô giá. Bờ biển VN dài trông thẳng ra biển Nam Hải, biển này là một đuờng tiếp tế cho vùng Đông Bắc của Á châu. Việt Nam có một trong vài căn cứ hải quân quan trọng ngay tại biển này. Đối với Hoa kỳ căn cứ tại Việt nam được dùng để kiểm soát các hải lộ, sự kiểm soát này là cái cốt yếu để bảo vệ Đài Loan, Nam Hàn và Nhật bản.

Trung quốc, cũng như Hoa kỳ, chẳng có quốc gia nào có quân đội có mặt tại Việt Nam hiện nay. Chỉ có một mình Nga sô đã làm chủ một cứ địa của Việt Nam. Hải quân Nga sô mướn lại cơ sở tại vinh Cam Ranh, một trung tâm quan trọng do quân đội Hoa kỳ xây dựng trước đây và bỏ lại sau khi rút hết quân ra khỏi Việt Nam. Giao kèo mướn ký kết giữa Nga và Việt Nam sẽ hết hạn vào năm 2004, hiện nay Nga sô đã dùng áp lực đòi nợ với Việt Nam để triển hạn mướn căn cứ hải quân tại vịnh Cam Ranh. Trong thời gian năm 1980, vịnh Cam Ranh là một căn cứ hải quân quan trọng lớn nhất của Nga sô, mặc dầu hiện nay sự quan trọng của căn cứ này đã xuống thấp hơn.

Hoa kỳ cũng muốn nhìn lại các hải cảng tại Việt Nam và các căn cứ quân sự đã xây dựng trước đây.

Ảnh hưởng của Hoa kỳ tại vùng Đông Nam Á châu xuống thấp, nhất là đối với Thái Lan và Nam Dương - Hoa kỳ đang chuyển hướng chú tâm vào biển Nam Hải. Việt Nam có một trong những căn cứ quan trọng trong vùng này. Tân Gia Ba vẫn là bến cảng an toàn cho các chiến thuyền của Hoa kỳ, nhưng khốn nỗi, quốc gia Tân Gia Ba chỉ là một đô thị nằm cuối hải lộ trong vùng biển Nam Hải.

Cho tới giữa năm 1990, Hoa kỳ đã duy trì được vịnh Subic tại Phi Luật Tân; nhưng hiện nay Hoa kỳ đã bắt đầu o bế lại chính quyền tại thủ đô Manila. Ngoài Việt Nam và Phi Luật Tân, hải cảng Borneo do Mã Lai kiểm soát chỉ là lối nhập vào hải lộ mà thôi. Nhưng chính quyền Mã Lai hình như không thích sự vãng lai của các chiến thuyền Hoa kỳ tại hải cảng này. Hơn nữa cơ sở của hải cảng này kém không thể nào so sánh được với cơ sở tại vịnh Cam Ranh mà Hoa kỳ đã bỏ ra cả núi tiền để mở mang.

Bởi vì vịnh Cam Ranh là một yếu điểm chiến lược, Hoa kỳ, Nga sô, kể cả Trung quốc đều o bế ông chủ Hanoi để thuận lợi dùng cái vịnh mà bất cứ học sinh nào của Anh quốc cũng đều biết rõ từng viên đá cuội của vịnh này. Đối với Hoa kỳ và Trung quốc, Việt nam đang tìm cách để giao thương và khai mối lợi về sự đầu tư của hai quốc gia này. Trung quốc chẳng bao lâu nữa sẽ mang chuyện hoà giải về vấn đề tranh cãi lãnh thổ và quần đảo Trường sa với Việt Nam.

Về chuyện đầu tư của Trung quốc, xem chừng dân Việt nam không muốn, theo một người dân Việt nam cho biết, những đồ dùng vất đi của Hoa kỳ anh ta có thể lượm lại để xài, còn những đồ mà dân Trung hoa loại bỏ ra toàn là chổi cùn, rế rách và những sọt tre rách nát, tôi phải làm người lượm rác không công cho họ hay sao" Đó là theo như sự phỏng vấn của một tờ báo tại thành phố Sài Gòn.

Việt Nam có vẻ thích Nga sô nhiều hơn, người anh lớn có lý tưởng cao cả trong cuộc chiến tranh lạnh vừa qua, đã giúp Hanoi tiến được vào Saigon với khí thế của kẻ cướp hơn là anh em hay đồng bào ruột thịt mà trước đây họ từng rêu rao với thế giới. Sự thống nhất giữa Bắc Hàn và Nam Hàn đã khiến người dân Việt Nam thù hận Hanoi nhiều hơn.

Chính quyền Hanoi đã thương thảo với Nga sô để bãi bỏ cả tỷ bạc đô la tiền nợ trước đây để đổi lấy quyền xử dụng vịnh Cam Ranh và các đồn điền cao su nằm ở miền nam của Việt Nam, theo như hãng thống tấn Hà Lan Deutsche Press Agentur đã cho biết.

Nhưng chính phủ Nga hiện nay đang thiếu tiền mặt rất nhiều, vì thế sự cung hiến của Hanoi chưa làm chính quyền Nga sô chuyển ý để bãi nợ, mặc dầu Nga sô đã nhận rỏ sự lợi cần thiết trong cuộc tranh đua với thế giới nhờ vịnh Cam Ranh của Vịêt Nam.

Khi nói trước các ký giả sau vụ đàm phán, chính thứ trưởng Hoa kỳ Cohen đã ngụ ý về một điểm cấp thiết coi như quyền lợi của Hoa kỳ trên đất Việt nam. Ông đã tiên đoán, một ngày nào đó các chiến thuyền Hoa kỳ trở lại các hải cảng của Việt nam.

Vào những tháng tới, ba quốc gia ra sức thêm để cạnh tranh và tranh giành ảnh hưởng trên cái bán đảo chữ S khốn khổ, bán đảo đã có lần nằm trong khối Liên Hiệp Pháp. Sau đó bán đảo này đã sang tay cho Hoa kỳ.

Bán đảo chữ S này nay được hay gọi là được gia nhập vào khối mang danh Hiệp hội của các quốc gia nằm tại vùng Đông Nam Á châu, Hiệp hội mà nguời ta gọi là khối ASEAN, khối này mỗi năm họp một lần để bàn cãi xuông và vạch lưng cho các cường quốc coi tình hình để dễ bề khai thác.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.