Hôm nay,  

Một Chút Tạm Ngừng

13/08/200200:00:00(Xem: 3914)
Tổng Thống Bush Mỹ nói hiện không có "kế hoạch sắp đánh Iraq". Sau một tuần tin tức dồn dập về những kế hoạch tấn công Iraq có vẻ như sắp đánh Iraq đến nơi, lời tuyên bố của Tổng Thống Bush giống như một bước lùi ngoạn mục, làm dịu đi những lời bàn sôi nổi. Nhưng đây chỉ là một bước lùi chiến thuật, vì Mỹ nói vẫn tiếp tục chính sách làm thay đổi chính quyền Iraq.
Sở dĩ có sự tạm ngừng vì quả bóng thăm dò đầu tiên đã cho thấy viễn tượng không mấy sáng sủa. Trước hết chính phủ Bush phải thuyết phục được dư luận dân chúng là có nhu cầu đem quân đánh gục một chế dộ chưa có hành động gì trực tiếp làm hại đến Mỹ. Chưa có thăm dò chính xác về việc này, có lẽ báo chí Mỹ cũng thấy chẳng cần thăm dò, vì Quốc hội đã tỏ vẻ lạnh nhạt, ngay cả lãnh tụ đa số Cộng hòa ở Hạ Viện, ông Dick Armey cũng nói không tán thành tấn công Iraq. Nếu dư luận Mỹ không tán thành, làm sao dự luận quốc tế, nhất là dư luận các nước Ả rập lại chịu tán thành" Trước khi mở cuộc tấn công, người ta thường phải chuẩn bị dư luận, thường gọi là tâm lý chiến, và trong trường hợp đánh, giai đoạn này gồm cả việc khoa gươm lẻng sẻng để thị uy. Nhưng màn này đã không có hiệu quả vì trong nội bộ Mỹ có sự bất đồng, và các nước Ả rập ở xung quanh Iraq lại không phụ họa vào tiếng gươm đao đó. Các nước như Saudi, Jordan, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều nói không nên đánh. Nếu tấn công Iraq, Mỹ cần phải có sự ủng hộ, không phải chỉ bằng mồm mà bằng hành động tích cực của các nước Ả Rập.
Tình hình này cho thấy một triết lý đơn giản. Nếu không có thời, đứng có hăm, nếu không có thế, đừng có dọa. Từ ngày Tổng Thống Bush lên cầm quyền, người ta đã thấy một số vấn đề trong chính sách đối ngoại. Đó là sự mất quân bình giữa hai khuynh hướng cứng rắn và hòa dịu. Thử thách đầu tiên là vụ một trinh sát cơ Mỹ đã phải hạ cánh xuống đảo Hải Nam, xẩy ra chỉ 4 tháng sau khi ông Bush tựu chức. Trinh sát cơ này bay ở không phận quốc tế gần bờ biển, nhưng bị chiến đấu cơ Trung Quốc bay luợn sát nên một bên cánh bị thương phải hạ cánh. Tổng Thống Bush đã dùng lời lẽ gay gắt lên án Trung Quốc và buộc phải trao trả phi cơ và phi hành đoàn. Nhưng sau ông cũng phải đấu dịu, tỏ ý "hối tiếc" để lấy phi cơ và người về. Không thể cứng rắn được, vì thế kẹt phi cơ và người đã ở trong tay địch.

Cố nhiên thế cứng rắn không phải lúc nào cũng vô dụng. Xem như sau cuộc tấn công ngày 11 tháng 9, Mỹ đã cứng rắn mở cuộc tấn công đánh thẳng vào Afghanistan, sào huyệt của al-Qaida. Nhưng nếu nói đây là sự thành công của chủ trương cứng rắn, cũng phải nói thêm tuy chế độ Taliban đã tan vỡ, khủng bố vẫn còn đó. Omar vẫn tại đào và bin Laden biến mất. Chính những người chủ trương cứng rắn cũng không thể nói đã hết chiến tranh Afghanistan. Còn lâu nó mới kết thúc, mặc dù chính quyền Hamid Karzai đã được thành lập. Trong vấn đề Palestine, phe cứng rắn ở Mỹ triệt để ủng hộ Israel dưới quyền Thủ tướng Ariel Sharon và Tổng Thống Bush đòi Palestine phải bầu lãnh tụ khác. Nhưng tuần qua, phái đoàn Palestine đến Washington vẫn được Mỹ tiếp như thường. Trả lời câu hỏi của báo chí Mỹ, Trưởng phái đoàn Palestine Saeb Erakat nói: "Các ông tưởng chúng tôi là người từ Hỏa tinh đến hay sao" Chúng tôi ở dưới sự lãnh đạo của Arafat. Thay thế Arafat là hỗn loạn và nhiều bom tự sát hơn". Rút cuộc vấn đề truất phế Arafat được gác ra ngoài.
Trong vụ hạ bệ Saddam Hussein, việc tạm ngừng màn giáo đầu đao to búa lớn của Mỹ cũng không đơn giản, vì Saddam không phải là kẻ ngu dại mà không biết lợi dụng thời cơ này để lấn bước. Khi thấy Mỹ có vẻ bị cô lập phần nào trong chủ trương tấn công Iraq, Saddam bắt đầu kế hoạch riêng của ông ta nhằm chơi vai trò dung hòa ở giữa để lấy lòng các nước Ả rập ở Trung Đông. Saddam thừa biết không có nước Ả rập nào ưa ông ta, từ khi Iraq mở cuộc tấn công chiếm Kuwait năm 1991, các nước Ả rập đều ghê tởm Saddam chỉ sợ hắn có những loại vũ khí giết người tập thể có thể đem sử dụng bất cứ lúc nào với các nước bên cạnh. Bởi vậy Iraq mời Trưởng đoàn thanh sát vũ khí LHQ trở lại nói chuyện. Nhưng đầu tuần này nhìn rõ tình hình ở Washington, Saddam bắn tiếng "chuyện thanh sát quốc tế đã chấm dứt".
Mặt khác Saddam cảnh cáo Mỹ đánh Iraq là nhằm tấn công toàn bộ các nước Ả rập và khối Hồi giáo. Saddam muốn thuyết phục các nước Ả rập rằng mối lo sợ về chế độ của ông ta ở Iraq chỉ là "hiểm họa nhỏ", so với "hiểm họa lớn" là Mỹ tóm thâu Trung Đông, chế ngự các nước Ả Rập và khối Hồi giáo. Vậy các nước Ả rập muốn lựa chọn "hiểm họa nhỏ" hay "hiểm họa lớn"" Cố nhiên không mấy ai tin trò hát xiệc của Saddam. Nhưng với tình thế hiện nay, trong khi cuộc chiến giữa Do thái và Ả rập đang gay go ở Palestine, luận điệu của Saddam không phải là không làm nao núng các dân tộc Ả rập.
Trong chính phủ Bush vẫn có hai phe. Phe cứng rắn do Phó Tổng Thống Dick Cheney và Bộ trưởng Quốc phòng Donald Rumsfeld cầm đầu. Phe hòa dịu do Ngoại trưởng Colin Powell cầm đầu. Hai phe này khôn khéo không hề để lộ sự bất đồng ra công khai, nhưng trong các cuộc thảo luận ở nội bộ về sách lược đối ngoại, chắc chắn phải có sự va chạm. Chỉ có bà Condoleeza Rice, Cố vấn an ninh của Tổng Thống Bush có khả năng đứng giữa hai thế cực đoan. Lời nói của bà vẫn được ông Bush nghe theo, nhưng gần đây ông Bush có vẻ đã nghe theo lời của phe cứng rắn nhiều hơn. Điều đó rất đáng tiếc, vì với cương vị Tổng Thống, ông không nên đích thân đưa ra những lời tuyên bố quá trớn, đến khi rút lại là hố.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.