Hôm nay,  

Người Việt Xấu Xí?

02/05/199900:00:00(Xem: 17715)
Người Việt mình có xấu xí hay không" Chúng ta vẫn thường tự nhìn những hình ảnh đẹp của chính mình, và không ưa thấy những gì gọi là xấu xí nơi mình. Đó là chuyện thường tình. Nhưng nếu không nhìn thấy được khuyết điểm của mình, sợ là không thể tự trau sửa hết để có thể làm những công trình lớn lao hơn. Nhất là khi đưa ra mục tiêu cao quý là tranh đấu đòi hỏi nhân quyền, tự do và dân chủ cho Việt Nam — nghĩa là đưa đất nước vào một nơi tốt đẹp nhất chưa từng có trong lịch sử quê nhà.
Nhưng tự xét mình lúc nào cũng khó. Và có thể là tự làm mình không vui. Nơi đây, chúng ta thử đọc một cuốn sách vừa phát hành trong tháng này, “Người Trung Quốc Xấu Xí,” của tác giả Bá Dương, một nhà thơ, nhà văn, nhà báo và sử gia, người đã di tản từ Hoa Lục sang Đài Loan năm 1949 khi Cộng sản Trung Quốc toàn thắng. Bá Dương đã bị nhà nước Đài Loan bỏ tù 10 năm chỉ vì dịch sang Hoa Ngữ một tranh hí họa Popeye mà Đài Bắc gọi là phạm thượng. Sau khi rời nhà tù, ông bắt đầu đi diễn thuyết về hiện tượng “Người Trung Quốc Xấu Xí.” Đặc biệt, tác phẩm này lại được cho tái bản ở Hoa Lục, và tái bản nhiều lần. Phải chăng người Hoa, sau 5,000 năm văn hiến, mới tỉnh ra rằng mình cũng rất mực xấu xí"
Tác phẩm này được dịch ra Việt Ngữ bởi Nguyễn Hồi Thủ, và xuất bản bởi nhà xuất bản Văn Nghệ tại Nam Cali. Điều để suy nghĩ nơi đây: càng đọc, càng thấy sao có rất nhiều điều y hệt như dân Việt.
Thí dụ, như khi nói về thói quen chia rẽ của cộng đồng. Bá Dương nhận xét như sau: “Một người Nhật đơn độc trông chẳng khác một con lợn, nhưng ba người Nhật hợp lại thành một con rồng. Tinh thần đoàn kết của người Nhật làm cho họ trở thành vô địch... Nhưng nếu ba người Trung Quốc họp lại với nhau, ba con rồng này lại biến thành một con heo... (xin bỏ một đoạn nặng lời phê phán) bởi vì người Trung Quốc có biệt tài đấu đá lẫn nhau.” (tr. 40, 41)
Ông từng giải thích với một người bạn Tây Phương là “‘nếu một tỉ người Hoa đoàn kết lại, vạn người một lòng, anh có chịu nổi không" Chính ra Thượng Đế thương các anh nên mới dạy cho người Hoa mất đoàn kết!’ Tôi tuy nói thế nhưng rất đau lòng.” (tr. 41)
Đặc biệt, Bá Dương nhận xét về Hoa Kiều tại Mỹ rằng, “Những người sống tại Mỹ đều thấy rõ điều này: đối xử với người Trung Quốc tệ hại nhất không phải là người nước ngoài, mà chính lại là người Trung Quốc với nhau. Bán rẻ người Trung Quốc, hăm dọa người Trung Quốc lại cũng không phải người Mỹ mà là người Hoa... Cho nên kẻ thù của người Trung Quốc lại là người Trung Quốc.” (Tr. 42, 43)

Ông chỉ ra một đặc tính ngoan cố như sau, ”...đẻ ra nơi chúng ta một hành vi đặc thù khác: ‘Chết cũng không chịu nhận lỗi’. Có ai nghe thấy người Trung Quốc nhận lỗi bao giờ chưa"”
Còn một thói xấu khác, “Hễ cứ có dính đến lập trường chính trị hoặc tranh quyền đoạt lợi là những lời độc địa sẽ được tuôn ra vô hạn định, khiến cho ai nấy nghe thấy cũng phải tự hỏi: ‘Tại sao người Trung Quốc lại độc ác và hạ lưu đến thế"’” (tr. 46)
Bá Dương còn phân tích về các chính khách như sau, “Cái bản lĩnh ghê gớm của tôi là có thể ngủ trong hội nghị. Ngủ xong tỉnh dậy thì hội nghị cũng vừa kết thúc. Tại sao thế" Vì trong hội nghị mọi người đều nói những chuyện mà chính bản thân họ không hề tin, nghe hay không nghe đều như nhau. Không chỉ ở Đài Loan mới như vậy, ở lục địa còn nghiêm trọng hơn nhiều.” (tr. 49)
Ông so sánh với người Tây Phương rằng, “Người Tây Phương có thể đánh nhau vỡ đầu rồi vẫn lại bắt tay nhau, nhưng người Trung Quốc đã đánh nhau rồi thì cừu hận một đời, thậm chí có khi báo thù đến ba đời cũng chưa hết. Tại sao chúng ta có thể thiếu lòng bao dung đến như thế"” (tr. 50)
Ông nhìn về nhiều nhân vật đương thời như sau: “Một người có được một thành tựu nho nhỏ đã hoa mắt, ù tai, đứng không vững vì lên cơn sốt. Viết được dăm ba bài văn là đã thành văn hào. Đóng được hai bộ phim đã là ngôi sao sáng của nền điện ảnh. Hai năm có được ít chức quyền nghiễm nhiên có thể cho mình là cứu tinh của nhân dân. Qua Mỹ học hai năm đã trở thành một học giả chuyên gia...” (tr. 51)
Và đoạn này được đưa ra ngay trang bìa sau: “Số người Nhật di cư sang Mỹ so với Hoa Kiều chỉ bằng một nửa, thế mà họ bầu lên được hai đại biểu quốc hội (liên bang Hoa Kỳ). Tôi có thể nói, cả trăm năm nữa, đám di dân TRung Quốc vẫn không thể bầu nổi một đại diện của mình.”
Cuốn sách dày 300 trang, nhưng nơi đây chúng ta chỉ trích vài đoạn. Bạn hãy thử đổi các chữ “Trung Quốc” bằng hai chữ “Việt Nam,” và suy nghĩ xem. Chỉ hy vọng rằng người Việt mình không đến nổi xấu xí như vậy. Nếu không có được tấm lòng cực kỳ trong sáng, thì có đấu tranh nhân quyền thế nào cũng cầm chắc là hỏng. Hay là phải nhắn với Bá Dương rằng, nếu ông là người Việt thì thế nào cũng bị chụp đủ thứ mũ rồi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
PARIS - Ngoại trưởng Pháp kêu gọi đồng minh tái tập trung lực lượng tại Syria và theo dõi hoạt động của Nga trong vùng.
ANKARA - Vào ngày 16/10, nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định: xúc tiến đến khi hoàn tất chiến dịch thiết lập hành lang an toàn sát biên giới Syria.
DAMASCUS - Cố vấn chính trị của nhà độc tài al-Assad tại Syria tin rằng cuộc xâm lăng của quân Thổ từ hơn 1 tuần qua tạo thuận lợi cho khủng bố tái sinh tại miền băc Syria.
RIYADH - Vào ngày 14/10, TT Putin được nghênh đón bằng thảm đỏ và 21 tiếng súng đại bác tại Saudi Arabia.
SEOUL - Truyền thông trong nước đưa tin: chủ tịch Kim Jong-un của Bắc Hàn leo “núi thiêng” tuyết phủ trên lưng bạch mã.
HONG KONG - Vào ngày 16/10, phe đối lập tại nghị viện Hong Kong la ó, và chiếu hình bích chương phản đối từ phía sau, gây gián đoạn bài diễn văn chính sách hàng năm của đặc khu trưởng Carrie Lam, buộc bà phải ngưng phát biểu.
MOSCOW - 3 nhà ngoại giao Hoa Kỳ bị mời xuống xe lửa và bị bắt giam hôm Thứ Hai gần nơi phát sinh vụ nổ bí ẩn là căn cứ quân sự tung phóng xạ trong vùng hồi Tháng 8.
Sau gần 40 năm hoạt động, USA Today và các trang web kỹ thuật số của nó sắp trải qua một cuộc tái cấu trúc lớn sẽ bao gồm xây dựng tiếp thị kỹ thuật số trong khi loại bỏ phiên bản in
SANTA BARABRA - Toin cảnh sát xác nhận lão tài tử 81 tuổi thủ vai “Tarzan chúa rừng xanh” trong phim truyền hình thập niên 1960 không bị hại – vợ ông là Valerie Lun-deen bị giết tại nhà của gia đình ở Santa Barbara county (nam California).
WASHINGTON - Phân tich đưa tới kết luận : hệ thống thuế hiện hành là động cơ gây ra bất bình đẳng trong xã hội – kinh tế gia Gabriel Zucman là nhà nghiên cứu về chênh lệch giàu./nghèo nói
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.