Hôm nay,  

Ngày Cuối Của Chế Độ Vnch 20,000 Cq Chết Ơû Vịng Đai Sg

01/05/199900:00:00(Xem: 15674)
Lời tòa soạn: Loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nhìn lại” khởi đăng từ tháng 2/1998, được kết thúc trong bài viết hôm nay. Trong suốt 15 tháng qua, chúng tôi đã nhận được nhiều tài liệu vô cùng quý giá của một số cựu tướng lãnh tư lệnh các chiến trường, của rất đông cựu sĩ quan từ thiếu úy đến đại tá, những người trực tiếp chỉ huy các trận đánh từ cấp trung đội đến trung đoàn, lữ đoàn tại chiến trường 4 quân khu, nhờ thế bài tổng hợp đã gửi đến bạn đọc nhiều thông tin có giá trị quân sử. Trước khi kết thúc loạt bài viết này, VB xin chân thành cám ơn các cựu tướng lãnh, cựu sĩ quan QL/VNCH đã nhiệt tình tiếp trợ chúng tôi trong tiến trình biên soạn.
* 1/5/1975: Cộng quân chiếm các hải đảo
Sáng ngày 1/5/1975, CSBV cho điều động các hải đoàn từ Bắc vào tiến chiếm các hải đảo thuộc quần đảo Trường Sa, khu vực Phú Quốc và Côn Sơn.
Tại khu vực quần đảo Trường Sa, Cộng quân không gặp một sự kháng cự nào. Tại thị trấn Dương Đông, quận lỵ của quận đảo Phú Quốc, tình hình an ninh trật tự đã trở nên hỗn độn từ sau khi ông Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vào trưa ngày 30/4/1975, tuy nhiên các đơn vị Quân lực VNCH vẫn còn duy trì hoạt động, dù là trong tình trạng không ổn định cho đến ngày 1/5/1975. Một số cơ sở nằm vùng của CS tại các khu vực gần thị trấn Dương Đông đã cùng lực lượng du kích địa phương chiếm trụ sở các xã và các đồn của các trung đội Nghĩa quân. Tại trung tâm thị trấn quận lỵ, từ trưa ngày 30 tháng 4 cho đến ngày 1/5/1975, hàng ngàn gia đình đã chen nhau tìm ghe tàu để rời khỏi đảo này. Trước ngày 30 tháng 4/1975, đã có hàng chục ngàn gia đình quân nhân, công chức, thường dân từ các tỉnh miền Trung được tàu Hải quân VNCH chở đến Phú Quốc tị nạn. Và vào những giờ phút này, họ lại tìm mọi cách rời đảo trước khi Cộng quân chiếm.
Tại khu vực Côn Đảo, lực lượng trú phòng là một tiểu đoàn Địa phương quân và lực lượng giám thị, an ninh trật tự của trung tâm Cải Huấn Côn Sơn. Trước 1970, có một thời gian Côn Đảo được gọi là tỉnh, sau đó khu vực đảo này được tổ chức thành một đặc khu hành chánh và quân sự do một sĩ quan cấp tá làm đặc khu trưởng. Tối 30 tháng 4/1975, một số sĩ quan thuộc bộ chỉ huy đặc khu, trung tâm Cải huấn và một số viên chức hành chánh đã vượt thoát khỏi đảo. Rạng sáng ngày 1/5/1975, một số tù nhân, bị giam vì hoạt động cho Cộng sản, đã phá các trại giam và tự động tổ chức ủy ban tự quản để điều hành đảo này, sau đó đã đánh điện về Sài Gòn, lúc đó đã thuộc vào tay Cộng quân Việt Nam để xin tàu ra chở về.
Trước ngày 30 tháng 4/1975, đã có một số sĩ quan cao cấp VNCH đưa ý kiến là thành lập một căn cứ chiến đấu tại Phú Quốc và Côn Sơn một khi Sài Gòn bị thất thủ và miền Tây bị uy hiếp. Theo đó, tất cả các lực lượng Hải quân và Thủy quân Lục chiến sẽ là lực lượng chính bảo vệ vòng đai phòng thủ hai đảo này. Các đơn vị khác sẽ di chuyển về tập trung tại một trong hai đảo nói trên. Bài học về trường hợp của Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) từ Hoa Lục ra Đài Loàn sau khi Hoa Lục bị Cộng sản Trung Hoa chiếm đã được đề cập đến trong kế hoạch nói trên, nhưng cuối cùng, do những biến động dồn dập nên sự chuẩn bị thực hiện kế hoạch này đã không thể tiến hành.
* CSBV sơ kết: Hơn 20 ngàn Cộng quân bị bỏ xác quanh vòng đai Sài Gòn
Sau khi Sài Gòn bị bức tử, một ngày sau, Văn Tiến Dũng và Phạm Hùng đã họp với các tướng và tư lệnh các đại đơn vị CSBV tham gia chiến dịch tấn công Sài Gòn. Theo các tài liệu tổng hợp, chỉ riêng tại mặt trận Xuân Lộc (Long Khánh), Bình Dương, Hậu Nghĩa và các khu vực phụ cận, trong vòng 2 tuần lễ cuối cùng của cuộc chiến, đã có hơn 20 ngàn Cộng quân bị Quân lực VNCH hạ tại trận, trong đó có khoảng hơn 10 ngàn Cộng quân bị bỏ xác tại Xuân Lộc và Dầu Giây. Các chuyên viên tình báo chiến trường ước tính có khoảng 200 vừa chiến xa vừa quân xa Cộng quân bị bắn cháy. Nếu lấy sư đoàn làm đơn vị, thì Cộng quân bị thiệt hại hơn hai sư đoàn Bộ binh và khoảng 3 lữ đoàn thiết giáp và vận tải.
Ngay sau khi chiếm Sài Gòn, Phạm Văn Hùng, bí thư trung ương cục miền Nam đã cử Trần Văn Trà, thượng tướng, tổng chỉ huy lực lượng Cộng quân địa phương tại miền Nam, làm chủ tịch Ủy ban quân quản của CS tại Sài Gòn, Võ Văn Kiệt và hai thiếu tướng Cộng quân làm phó chủ tịch. Lúc bấy giờ Nguyễn Văn Linh là phó bí thư trung ương cục miền Nam. Theo lời của một số cựu tướng CSVN hoạt động trong câu lạc bộ “Những người kháng chiến cũ”, thì ngay sau khi chiếm được Sài Gòn, đã có những xung đột tranh quyền giữa nhóm tướng CSVN gốc miền Nam do Trà cầm đầu và phe của Văn Tiến Dũng. Sau đó, Hùng và Lê Đức Thọ đã bàn với Võ nguyên Giáp, bộ trưởng Quốc phòng CSVN, gọi Văn Tiến Dũng về Hà Nội và ủy cho Lê Trọng Tấn, trung tướng chỉ huy các sư đoàn chính quy CSBV tại phía Nam. (Chỉ sau một thời gian ngắn, Trần Văn Trà bị phe Văn Tiến Dũng hạ bệ, Trà bị gọi về Hà Nội làm tổng tham mưu phó và sau đó bị giải ngũ).
* Chuyện về ông Dương Văn Minh sau ngày 30 tháng 4/1975:
Trở lại với tình trạng của ông Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền và nội các Vũ Văn Mẫu, thì sau một thời gian bị “tạm giam”, chiều ngày 2/5/1975, ngay tại dinh Độc Lập, Trần Văn Trà tổ chức một buổi lễ gọi là “tạm phóng thích” Dương Văn Minh, Nguyễn Văn Huyền, Vũ Văn Mẫu và một số thành viên trong nội các của ông Mẫu.
Theo lời kể của cựu tướng Trần Văn Đôn thì vào ngày 29 tháng 4/1975, trước tình hình bi đát tại Sài Gòn, khoảng 10 giờ sáng, phó đô đốc (3 sao) Chung Tấn Cang, Tư lệnh Hải quân, đã báo cho ông Dương Văn Minh biết hiện tàu bè của Hải quân đủ để cho chính phủ và binh sĩ xuống miền Tây (các tỉnh ở Hậu Giang), Phú Quốc, Côn Đảo nhưng ông Minh cho biết chính phủ đang lo thương thuyết.
Đến 4 giờ 30 chiều ngày 29/4/1975, ông Brochand, cố vấn chính trị tòa đại sứ Pháp đã báo cho ông Dương Văn Minh biết là Cộng sản Hà Nội không chịu nói chuyện với chính phủ của ông Minh nữa. 5 giờ chiều, ông Minh gọi phó đô đốc Chung Tấn Cang đến gấp. Ông Cang đã cử phó đề đốc (1 sao) Diệp Quang Thủy, tham mưu trưởng Hải quân, gặp ông Dương Văn Minh. Ông Minh nói với vị tham mưu trưởng Hải quân:
- Tôi trao cho Hải quân toàn quyền hoạt động.

Ông Minh cũng nhờ phó đề đốc Thủy cho bà Minh và người con rể là đại tá Nguyễn Hồng Đài, nguyên Trưởng khối Kế Hoạch của Tổng cục Tiếp vận, đi theo tàu Hải quân. Bà Minh nói nếu ông Minh không đi thì bà ở lại, còn đại tá Đài thì người vợ đã rời Việt Nam sang Pháp trước đó vài ngày nên đã đi theo Hải quân. Ông Minh cũng nhờ Hải quân đưa giùm trung tướng Mai Hữu Xuân, chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng và con gái ra khỏi Việt Nam (Trung tướng Xuân nguyên tổng giám đốc Cảnh sát Quốc gia kiêm đô trưởng Sài Gòn trong thời ông Minh làm chủ tịch Hội đồng Quân nhân Cách Mạng từ 2/11/1963 đến 30/1/1964, sau đó bị tướng Khánh bắt giam, đến tháng 11/1964 được tướng Khánh bổ nhiệm làm Tổng cục trưởng Chiến tranh chính trị, nhưng chỉ hai tháng sau thì bị giải ngũ; chuẩn tướng Nguyễn Thanh Hoàng từng giữ chức vụ tư lệnh Sư đoàn 7, tư lệnh phó lãnh thổ Quân khu 2, cuối cùng là chánh thanh tra cấp quân đoàn, bị tổng thống Thiệu cho giải ngũ vào tháng 4/1974).
Tối 29 tháng 4/1975, ông Dương Văn Minh biết là “thua rồi” nên đã đưa vợ và tất cả các sĩ quan thân tín, thành viên trong nhóm tham mưu chính trị vào dinh Độc Lập để họ gặp nhau tại đây. Dù biết không còn hy vọng thương thuyết được nữa, nhưng ông Minh vẫn không cho trung tướng Vĩnh Lộc, tân tổng tham mưu trưởng, và các thành viên nội các (ngoài thủ tướng Mẫu) hay. Theo tướng Đôn, có lẽ ông Minh sợ các ông ấy bỏ đi sẽ gây thêm xáo trộn.
* Giờ thứ 25 của Hải quân VNCH:
Theo hồi ký của phó đề đốc Nguyễn Hữu Chí, Phụ tá Hành quân Biển của Tư lệnh Hải quân, (một nhà văn và nhà thơ của Hải quân, đã từ trần vào năm 1988 tại Hoa Kỳ), những giờ cuối cùng của Hải quân VNCH được ghi nhận như sau: Trước những diễn biến của tình hình chiến sự, từ tối 29/4/1975, tất cả các chiến hạm Hải quân còn ở Sài Gòn được lệnh hải hành về tập trung ở một điểm hẹn ở khu vực Côn Đảo. Chiều 30/4/1975, tất cả các phó đề đốc, sĩ quan cao cấp của Hải quân trên các chiến hạm di tản được mời sang soái hạm chỉ huy Tư lệnh Hải quân. Tại cuộc họp này, phó đô đốc Chung Tấn Cang cho lệnh toàn Hạm đội phải rời khỏi Cam Ranh càng nhanh càng tốt. Phó đề đốc Chí đi trên chiến hạm HQ 2 (WHEC 2). Ngay trong ngày đầu tiên của cuộc hải trình, tàu HQ 2 đã phải nhận đến ba lệnh của Tư lệnh Hải quân. Lệnh đầu tiên là quày lại Côn Đảo để bốc vài trăm người trên chiếc xà lan. Đến chiều cùng ngày, HQ 2 nhận thêm lệnh thứ hai là cứu thủy thủ đoàn và số người tị nạn trên tàu HQ 402 bị liệt máy; lệnh thứ ba đến vào buổi tối, đó là chiến hạm HQ 2 giòng dây kéo chiến hạm HQ 329. Cuộc hải hành vượt trùng dương của cả đoàn tàu bắt đầu sau khi HQ 329 được lôi xểnh chạy ở phía sau. Với vận tốc 7 gút một giờ, đoàn tàu phải mất 7 ngày mới đến Phi Luật Tân.
Giữa đêm đầu hành trình, vị trung tá Hạm trưởng báo cho phó đề đốc Chí là xin lệnh của soái hạm cho tàu HQ 2 tách khỏi đoàn tàu để chạy nhanh hơn. Lý do rất quan trọng là nước ngọt bị lộn dầu, nên nước uống trở nên khan hiếm. Phó đề đốc Chí do dự mãi nhưng sau cùng chính ông thảo công điện sang soái hạm xin Tư lệnh Hải quân giải tỏa vị trí, không chờ hồi âm, ông đồng ý cho hạm trưởng gia tăng vận tốc từ bảy lên 10 gút một giờ. Sau đó, soái hạm hồi đáp công điện, không đồng ý. Phó đề đốc Chí lờ đi. Ghi lại sự việc này, phó đề đốc Chí viết như sau: “Có lẽ lần đầu tiên tôi bạo gan, không thi hành một mệnh lệnh. Tôi chợt nghĩ đến HQ 802 đã im lặng vô tuyến và trên đó đã có 2 vị phó đề đốc. Chiến hạm này đã rời Vũng Tàu từ sáng 30 trực chỉ Subic, tức là không qua điểm tập trung ở Côn Đảo. Nếu tôi bị ghép vào tội bất tuân thượng lệnh, tôi tự nghĩ giờ thứ 25, thoát được cứ thoát. Chúng tôi đang cõng một thằng bạn trên vai, HQ 329 cũng nặng nề lắm! Mà nặng nề hơn nữa, có lẽ là sự thua bại đang dày vò trong tâm trí mọi người buộc tôi im lặng, nhưng vẫn muốn khẩn khoản kêu lên: Hãy tháo gỡ xiềng xích cho nhau khi xiềng xích quân thù đã phủ xuống quê hương dân tộc của chúng ta rồi!”
Tách khỏi đoàn tàu, HQ2 lướt nhanh, khoảng trưa thứ hai của cuộc hải trình, thì có một tiếp liệu hạm của Hải quân Hoa Kỳ hải hành song song. Khi chỉ còn cách Subic chỉ một ngày đường, tàu Hoa Kỳ yêu cầu HQ 2 cho họ chuyển sang một sĩ quan liên lạc. Đó là một thiếu tá. Vị sĩ quan này trình diện phó đề đốc Chí, ông ta mang theo đầy đủ lương thực cá nhân và máy truyền tin liên lạc với chiến hạm gốc. Đêm 4 rạng ngày 5/5/1975, khi gần đến Subic, thủy thủ đoàn cùng quân dân tỵ nạn trên tàu phụ lực nhau quăng ném súng đạn xuống biển. Từ dưới hầm sâu, hàng trăm viên đạn đại pháo loại 5 inch được kéo lên boong tàu. Các hầm chứa đạn được bốc dỡ trống trơn trước sự chứng giám của sĩ quan liên lạc Hoa Kỳ. Hoàn tất việc giải giới mới vào điểm neo được.
Khi trời vừa hững sáng, phó đề đốc Chí được báo cáo là súng đạn đã được quăng trọn xuống biển trừ cỗ đại pháo 5 inch. HQ 2 từ từ vào điểm neo ấn định. HQ 802 đã có mặt ở đó tự bao giờ, và không còn một ai trên đó. Một chiếc LCM-8 thuộc căn cứ Hải quân Hoa Kỳ Vịnh Subic cặp bên tả mạn HQ 2. Phó đề đốc Chí và các tướng lãnh quá giang được yêu cầu vận thường phục để rời tàu. Riêng phó đề đốc Chí được Hải quân Hoa Kỳ dành cho một danh dự cuối cùng: Một Hải quân đại tá Hoa Kỳ trong bộ tiểu lễ trắng đón chào ông tại cầu bến và đưa lên một chiếc Sedan đen do một thủy thủ lái. Các tướng lãnh khác cùng gia đình lên xe bus rồi cả đoàn tiến về trại tiếp cư.
Trước đó, khi còn ngoài hải phận Phi Luật Tân, tất cả quân dân tỵ nạn đi trên tàu HQ 2 đã cùng với thủy thủy đoàn và ban chỉ huy chiến hạm đã làm lễ hạ kỳ Việt Nam Cộng Hòa. Buổi lễ diễn ra rất đơn giản nhưng cũng rất lịch sử. Lần cuối cùng, những người lính Hải quân VNCH của chiến hạm HQ 2, trong nghi thức quân cách, chào vĩnh biệt lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ thân yêu, bỏ lại đằng sau quê hương và quãng đời hải nghiệp.
* Kính mời bạn đọc theo dõi loạt bài: Đơn Vị và Chiến Trường khởi đăng tuần sau.
Kể từ Thứ Ba 4/5/1999, thể theo lời yêu cầu của đông đảo bạn đọc, nhất là các cựu quân nhân Quân lực VNCH, VB sẽ khởi đăng loạt bài “Đơn vị và Chiến trường”, giới thiệu những trận đánh lịch sử, thành tích chiến đấu của 11 Sư đoàn Bộ binh, 2 Sư đoàn Tổng trừ bị Nhảy Dù, Thủy quân Lục chiến, binh chủng Biệt động quân, Pháo binh, Thiết giáp, Công binh Chiến đấu, Địa phương quân, Nghĩa quân... một số đơn vị thuộc quân chủng Hải quân và Không quân Việt Nam Cộng Hòa. Trong số báo ra thứ Ba 4/5/1999, mời bạn đọc theo dõi bài viết “Sư đoàn 1 Bộ binh và những trận đánh lớn trên chiến trường Trị Thiên”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.