Hôm nay,  

Hội Đồng Giám Mục Đức Công Bố Tài Liệu Về Đàn Aùp Tự Do Tôn Giáo Tại Vn

17/01/200300:00:00(Xem: 3765)
Lời tựa của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức: Qua sự thỉnh cầu của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam (LĐCGVN) tại Đức, cùng với những ước mong của người Việt tự do tại hải ngoại, Hội Đồng Giám Mục Đức (HĐGMĐ) đã chọn ngày 26/12/2002, nhằm lễ Kính Thánh Stêphanô, Thánh tử đạo Tiên Khởi, của Giáo Hội Thiên Chúa Giáo, cầu nguyện cho tự do tôn giáo tại Việt Nam. Chúng tôi rất cảm động mà ướm lệ, khi văn phòng HĐGMĐ quyết định dành môt ngày cầu nguyện Tự Do tôn Giáo cho Việt Nam. Dành một ngày Cầu nguyện Tự Do tôn giáo cho Việt Nam, không phải chỉ dừng vào ngày này. Song lời cầu nguyện còn phải được bền bỉ và liên lục nữa.Chúng tôi rất vui và tràn đầy hy vọng, khi trên dưới 45 triệu giáo hữu Đức, trong tổng cộng trên 13 ngàn giáo xứ, cùng đồng nhất cầu nguyện cho tự do Tôn Giáo tại Việt Nam. HĐGMĐ và 45 triệu tín hữu Đức đã bày tỏ sự liên đới của mình đối với Giáo Hội đau khổ thầm lặng Việt Nam.
1.300.000 bản tài liệu in mầu, sẽ được phân phát khởi sự vào Chúa Nhật ngày 12/01/2003. Chúng ta không chỉ nghĩ đến sự phí tổn trong vấn đề ấn loát, cũng như việc chi phí trong việc phân phát chuyển bằng bưu điện. Một cơ quan trên 10 nhân viên Đức, đã ròng rã trong suốt 10 tháng, để lo việc ấn hành tài liệu này. Một sự đóng góp rất can đảm của HĐGMĐ đối với Giáo Hội đau khổ thương yêu của chúng ta.
Tại sao GH Đức cần làm việc này "Tại Đức có thành ngữ: ,,Geteiltes Leid ist halbes Leid,, (đau khổ được chia xẻ, nỗi đau chỉ còn nửa). Đúng vậy! GH Đức đã cùng chia xẻ niềm đau với Giáo Hội Việt Nam. GH Đức gánh đỡ nặng phần nào cho con dân Việt Nam. GH Đức, như ông Simon, đỡ vác thánh giá của GH Việt Nam. Nhưng để đi đến đỉnh của sự toàn thắng, GH Việt Nam còn phải tự vác thánh giá, để đi nốt con đường còn lại.
Động lực ánh sáng phúc âm nào đã khiến HĐGMĐ " Để gợi ý cho phần này, chúng tôi xin đưa đoạn Kinh thánh, đoạn đối đáp giữa nhà Thông luật và Đức Giê-su sau:Nhà Thông luật chất vấn Đức Giê-su để biện hộ cho viêc dửng dưng của mình, thử hỏi Người rằng: ,,Người thân cận của tôi là ai"!,, (Luca 10, 29). Chúa Giê-su liền kể cho họ dụ ngôn người Sa-ma-ria lên đường đi Giê-ri-khô, dọc đường bị rơi vào tay kẻ cướp.Chúng lột sạch ngưòi ấy, đánh nhừ tử, rồi bỏ đi mặc người ấy nửa sống nửa chết. Tình cờ, có thầy tư tế cũng đi xuống con đường ấy. Trông thấy người này, ông tránh qua bên kia mà đi. Rồi cũng thế, một thầy Lê-vi đi tới chỗ ấy, cũng thấy, cũng tránh qua bên kia mà đi. Nhưng một người Sa-ma-ria kia đi đường, tới ngay chỗ người ấy, cũng thấy, và chạnh lòng thương. Ông ta lại gần, lấy dầu lấy rượu đổ lên vết thương cho người ấy và băng bó lại, rồi đặt người ấy trên lưng lừa của mình, đưa về quán trọ mà săn sóc.
Đức Giê-su kể xong dụ ngôn này, liền hỏi nhà Thông Luật: Vậy theo ông nghĩ, trong ba người đó, ai đã tỏ ra là người thân cận với người đã bị rơi vào tay kẻ cướp" Người Thông luật trả lời: Chính kẻ đã thực thi lòng thương xót đối với người ấy. Đức Giê-su bảo ông ta: Ông hãy đi, và cũng hãy làm như vậy .
Các vị Hồng Y, các vị Giám Mục Đức, các Linh Mục, tu sĩ Đức và toàn thể mọi giáo dân Đức, (=Nguời Sa-ma-ria) đã làm việc ấy, cho giáo hội Việt Nam (= người thân cận rơi vào tay cướp).
Giáo Hội Mẹ Việt Nam chúng ta, không còn là người thân cận của chúng ta nữa sao"
Hàng Giám mục, Linh Mục Tu sĩ Giáo dân Việt Nam không lẽ hết thảy đều là tư tế và Lê-vi "" Đức Giê-su kêu gọi mỗi người Việt chúng ta, không phân biệt tôn giáo, giáo sĩ hay giáo dân: Hãy đi, và cũng hãy làm như vậy!
Sau đây là những trang nói lên tâm tình cảm thông và bác ái của HĐGM Đức , những người đã trải qua bao kinh nghiệm đau khổ , thực tế của Quê Hương mình, đã biết Tự Do Tôn Giáo quan trọng ra sao !! Chúng ta biết ơn các Ngài, đồng thời ý thức trách nhiệm của chúng ta đối với Giáo Hội Công Giáo VN nói riêng và Tự Do Tôn Giáo nói chung, hãy can đảm lên như HĐGM Đức, hãy tích cực cầu nguyện và tranh đấu cho Tự Do Tôn Giáo trên Quê Hương yêu dấu. Sau đây là bản văn của HĐGM Đức.
Liên đới với những Kitô-hữu bị áp-bức và bách-hại trong thời-đại ngày nay
Vẫn còn chuyện áp-bức và bách-hại các giáo-hội, các cộng-đoàn Kitô-hữu và cá-nhân tín-hữu tại nhiều nơi trên thế-giới. Tại Việt-nam, Hồi-quốc và Trung-hoa những truy-bức đó là những vi-phạm tự-do tôn-giáo có hệ-thống. Ở những nơi khác, các tín-hữu dấn-thân cho công-bằng và hoà-bình bị đe-doạ, phân-biệt đối-xử và có khi bị giết. Những bạo-hành này nhiều khi không do chính-quyền, nhưng được dấy-động từ những nhóm xã-hội quá-khích. Chúng ta, Kitô-hữu tại Cộng-hoà Liên-bang Đức, đã trải qua những giai-đoạn truy-bức dưới thời Quốc-xã và Cộng-sản. Chúng ta vì thế có trách-nhiệm phải liên-đới và nâng-đỡ những người anh-em của chúng ta tại những nơi khác đang bị đàn-áp "vì đức Kitô", không những bằng lời cầu nguyện mà cả bằng dấn-thân tích-cực cho niềm-tin tôn-giáo được tự-do thể-hiện trên khắp thế-giới.
Với bản-tin hàng năm này, Hội-đồng Giám-mục Đức năm nay đặc-biệt mời gọi anh chị em hướng về những Kitô-hữu bị bách-hại, đặc-biệt tại Việt-nam.
''Đức tin của con không thể là vật đổi-chác"
Giáo-hội Việt-nam vẫn hiên-ngang sống-động dù với thòng-lọng của nhà-nước
''Thưa Đức Thánh Cha, con thấy như mình rớt từ trời xuống". Tổng-giám-mục Nguyễn Văn Thuận giật-mình ngỡ-ngàng khi nghe Đức Giáo Hoàng Gio-an Phao-lô II mở lời: ''Trong năm đầu của ngàn năm thứ ba này phải có một người Việt giảng phòng cho giáo-triều Rôma". Vị Tổng Giám-mục vui tính và khiêm-tốn thú thực hơi lo trước nhiệm-vụ được giao. Vì thật ra, 13 năm tù-đày, trong đó 9 năm bị biệt giam trong phòng tối, đã khiến ngài không còn thói-quen nói chuyện khoa-học và thần-học". Đức Thánh Cha hỏi:''Thế cha có sẵn đề-tài nào trong đầu không"" Tổng Giám-mục Thuận đáp: ''Có lẽ con có thể nói về hi-vọng"". ''Thì Cha cứ trình-bày về cuộc sống chứng-nhân của Cha", Đức Thánh Cha trả lời.
Và Đức cha Thuận, người vẫn được xem như là một "vị tử-đạo sống", đã làm cho Đức Thánh Cha và mọi người nghe xúc-động mạnh vì những câu chuyện sống-động về kinh-nghiệm riêng-tư của mình, mà Ngài thỉnh-thoảng xen-kẽ vào trong các bài suy-niệm tu-đức trước Giáo-triều.
Năm 1975, Vị Giám-mục trẻ bị bắt. Ngục-tù Cộng-sản làm Ngài nhớ lại những chuỗi đau-thương của giáo-hội mình:''Tôi nhớ đến những đợt bắt đạo, những cái chết, những cuộc tử-đạo suốt dọc dài 350 năm lịch-sử. Quê-hương tôi đã cống-hiến cho Giáo-hội biết bao nhiêu là anh-hùng tử-đạo vô danh: có tới 150 ngàn vị".
Bị bách-hại ngay từ đầu
Tổng Giám-mục Thuận nhớ lại những gì cố nội đã kể cho mình nghe:''Nhiều lần cố kể cho tôi nghe thảm-cảnh phân-sáp của gia-đình. Trong lúc bố bị tống ngục thì con cái bị tách mỗi đứa mỗi nơi, bị đưa vào ở trong các gia-đình không Công-giáo để chúng dần mất đi ý-thức về đạo. Và như thế, cố nội, lúc đó là một thiếu-niên 15 tuổi, mỗi ngày phải chạy bộ 30 cây số để mang chút cơm và muối tới cho bố trong ngục, phần cơm ít-ỏi mà cố đã nhận được từ gia-đình nơi cố ở và đã chắt-chiu để dành phần cho bố. Ba giờ sáng thức dậy, đôn-đáo chạy, để còn về kịp ra đồng với mọi người". Ông ngoại ngài là người duy nhất sống-sót, khi cả giáo-xứ bị thiêu sống trong một nhà thờ vào năm 1885. ''Tôi tin rằng", Giám-mục Thuận tiếp''sự trung-thành của Giáo-hội Việt-Nam nẩy-sinh từ máu của những vị tử-đạo đó (...). Các anh-hùng tử-đạo đã dạy cho chúng tôi biết nói''vâng": Chữ ''vâng" vô điều-kiện và vô giới-hạn trước tình yêu của Chúa. Nhưng các vị tử-đạo đồng thời cũng dạy chúng tôi nói''không" trước những quyến-rũ, trước những thỏa-hiệp, những bất-công, cho dù để đổi lấy mạng sống mình hay để mua lấy chút yên phận cho cá-nhân".
Bắt đạo ở Việt-nam gần như xẩy ra ngay từ khi Giáo-hội Chúa được khai-sinh trên miền đất này, vào năm 1533. Các nhà truyền-giáo từ Bồ-đào-nha, Tây-ban-nha và Pháp đi theo tàu buôn tới đây. Có những thời-gian các vua chúa xứ này dung-dưỡng họ để đổi lấy những thuận-lợi trong việc buôn-bán, nhưng rồi lại xuống lệnh truy-nã. Cho tới năm 1663, tại miền Bắc (Đàng Ngoài) đã có 200 ngàn tín-hữu, chiếm 10% tổng-số dân lúc đó. Những cuộc bắt đạo thảm-khốc nhất xẩy ra trong thế-kỉ 19. Trong thời Pháp-thuộc (1887 tới 1954) Giáo-hội Công-giáo tìm được yên-ổn. Tuy nhiên cũng vì được sự giúp-đỡ của Pháp nên Giáo-hội lại bị phong-trào cách-mạng do Hồ Chí Minh thành-lập (1930) xem là thành-phần hợp-tác với ngoại-bang.
Di cư tị nạn vào miền Nam
Sau khi Pháp thua trận Điện Biên Phủ (1954) Việt-nam bị chia đôi. Miền Bắc trong tay Cộng-sản. Miền Nam thuộc phía Quốc-gia. Gần 800 ngàn tín-hữu lúc đó đã tị-nạn vào miền Nam, có nơi toàn-bộ cả giáo-xứ lẫn Cha-xứ với Thánh-giá hoặc tượng Đức Mẹ dẫn đầu kéo nhau đi. Cái lo-sợ của họ có căn-cứ. Là vì sau khi lên cầm quyền, Cộng-sản đã đẩy dần Giáo-hội ra khỏi trường học, nhà thương và các cơ-quan công-cộng khác và tước-đoạt hầu hết tài-sản của Giáo-hội. Chỉ còn lại một số rất ít nhà thờ được phép hành lễ, và trong một thời-điểm nhất-định do chính-quyền ấn-định. Cho tới năm 1973 không được phép chiêu sinh làm Linh-mục.
Trong miền Nam, khác hẳn. Năm 1955 ông Ngô Đình Diệm, người Công-giáo, lên cầm quyền. Nhưng xem ra Giáo-hội phải gánh chịu hậu quả của món nợ nặng nề này, khi ông Diệm cố-gắng tìm-kiếm sự hỗ-trợ đặc-biệt từ phía Công-giáo cho đường-lối cai-trị của ông. Sau khi ông Diệm bị ám sát vào năm 1963, Giáo-hội vẫn tiếp-tục phát-triển. Nhưng rồi cuộc chiến Việt-nam lần thứ hai lại bùng-nổ, đưa đến chiến-thắng của Cộng-sản vào năm 1975 và sự thống-nhất đất-nước không lâu sau đó.
Khi cuộc chiến sắp chấm dứt, Đức Cha Nguyễn Văn Thuận được cử làm Tổng-giám-mục với quyền kế vị Sài-gòn, thủ-đô của miền Nam. Mấy tháng sau, ngài bị bắt. "Tôi hãy còn là một giám-mục trẻ, với 8 năm kinh-nghiệm mục-vụ. Tôi không tài nào ngủ được. Ý-nghĩ phải xa giáo-phận, bỏ lại biết bao công-trình cho Chúa đang dở-dang, xâu-xé ruột gan tôi".
Nỗ-lực phân-hoá giáo-hội thất-bại
Trường học, các cơ-sở xã-hội của Giáo-hội tại miền Nam bị chiếm-đoạt, đất-đai bị tịch-thu. Các nhà truyền-giáo ngoại-quốc bị đuổi khỏi nước. Hàng trăm Linh-mục vào tù. Chủng-viện phải đóng cửa. Các dòng nữ bị phân-tán và bị đẩy ra lao-động không công tại các nông-trường hoặc các các vùng "kinh-tế mới" cằn-cỗi. Từ năm 1975 tới 1982 có lẽ có hơn 60 ngàn người bị xử tử. Các trại tù "cải-tạo" không còn chỗ chứa. Nhà-nước tìm cách bóp nghẹt mọi nỗ-lực vươn lên của Giáo-hội. Trong vụ phong thánh năm 1988 cho 117 vị tử-đạo, mọi sinh-hoạt mừng lễ tại Việt-nam bị cấm-chỉ. Dù vậy, mọi nỗ-lực phân-hóa giáo-hội rập theo khuôn mẫu Trung-hoa để lập ra "Giáo-hội yêu nước" gồm những tín-hữu sẵn-sàng thoả-hiệp với nhà-nước, cho tới nay đã thất-bại. Kí-giả Peter Scholl-Latour, người nhiều chục năm miệt mài theo-dõi tình-hình Việt-nam, đã ghi lại thật cảm-động sức đề-kháng của người Công-giáo Việt-nam trước sợi dây thòng-lọng siết chặt của cộng-sản.
Gần một triệu người, trong đó có nhiều tín-hữu công-giáo, phải liều mình vượt biển đông lìa quê-hương trên những con thuyền tí-hon. Nếu không bị bão cuốn đi hoặc chết vì đói khát, nhiều "thuyền-nhân" cũng bị hải-tặc cướp, hãm-hiếp hoặc giết chết. Hơn 11 ngàn người đã được tàu nhân-đạo "Cap Anamur" vớt, trong số đó nhiều người đã tìm được quê-hương thứ hai tại Cộng-hoà Liên-bang Đức.
Giám-mục Nguyễn Văn Thuận lúc đó đâu đã có thể mơ rằng bước vào ngàn năm thứ ba, với tư-cách chủ-tịch Ủy-ban Công-lí Hoà-bình, mình sẽ giảng phòng cho Đức Thánh Cha ở Rôma. Chính-quyền đã thành-công biệt-giam ngài, đến nỗi ngay giáo-dân trong Giáo-xứ cũ của ngài cũng tưởng rằng ngài đã chết. "Trong tù thời-gian trôi chậm", vị Giám-mục kể trong bài giảng, "nhất là trong lúc biệt-giam. Quí vị cứ tưởng-tượng phải im-lặng suốt một tuần, rồi một tháng, hai tháng... đã dài kinh-khủng! Nhưng nếu phải im-lặng cả năm thì cả là thiên-thu. Có những ngày tôi đau, rã ra không còn đủ sức, ngay cả để cất lên một lời nguyện".
Từ bách-hại đến kiểm-soát toàn diện
Việc trả tự-do và trục-xuất Đức cha Nguyễn Văn Thuận năm 1988 đánh dấu bước đầu chủ-trương nới lỏng của chế-độ toàn-trị đối với Giáo-hội. Khối Đông Âu tan-rã, kinh-tế quốc-gia kiệt-quệ cũng như cuộc toàn-cầu-hoá kinh-tế bắt-buộc Đảng cộng-sản phải đề ra một thứ "Petrestrojka" kiểu Việt-nam, gọi là "chính-sách đổi mới". Đặc-biệt vì Hoa-kì, đối-tác kinh-tế quan-trọng nhất của Việt-nam, luôn nhắc-nhở về tự-do tôn-giáo, nên kể từ đầu thập niên 90 nhà cầm quyền Cộng-sản Việt-nam đã phải chấp-nhận sự có mặt của các tôn-giáo, tránh những hành-động chống tôn-giáo một cách lộ-liễu, đồng thời cho phép các tôn-giáo thực hiện một số sinh-hoạt nào đó, nhưng song-song tìm mọi cách kiểm-soát toàn-diện các Giáo-hội.

Một sự-kiện làm nhiều người ngạc-nhiên là Giáo-hội Công-giáo Việt-nam, sau nhiều năm bị bách-hại đã không bị thu nhỏ lại và mất đi sức sống. Christian Dhavernas thuộc cơ-quan cứu-trợ "Giáo-hội trong nguy-khó" (Kirche in Not/Ostpriesterhilfe) tường-trình: "Giáo-hội Việt-nam ngày nay chứng-tỏ một sức sống mãnh-liệt, rõ nét nhất là các nhà thờ đầy ắp, rất nhiều ơn gọi linh-mục tu-sĩ, nhiệt-vọng truyền-giáo và quan-tâm tới vấn-nạn xã-hội của con người". Chỉ 5 năm vừa qua số nam tu tăng 78%, nữ tu tăng 51%, tổng-cộng có tới gần 10 ngàn người. Dịp lễ kỉ-niệm 200 năm Mẹ La-vang năm 1998, dù những cản-ngăn từ phía nhà-nước, đã có hàng trăm ngàn tín-hữu lũ-lượt kéo về.
Đàn-áp của nhà-nước
Nhà-nước tránh những đàn-áp thô-bạo và lộ-liễu đối với Giáo-hội để tránh chống-đối từ các quốc-gia đối-tác kinh-tế. Điều này không có nghĩa là các Giáo-hội tại Việt-nam không bị nhà-nước đàn-áp một cách qui-mô. Chủ-trương của chính-quyền là làm sao để cuộc sống tôn-giáo không thoát ra khỏi khuôn-khổ ấn-định của họ. Một số nhà thờ và Giáo-xứ trong các thành-phố lớn, nơi vẫn được con mắt quan-sát của ngoại-quốc quan-tâm, thực sự được tự-do dâng lễ. Các bài giảng phải qua kiểm-duyệt trước. Nhưng những sinh-hoạt tôn-giáo khác ngoài khuôn-khổ các thánh-lễ hàng tuần được phép đó, phải xin phép chính-quyền địa-phương.
Tại các tỉnh, nhất là ở những vùng núi phía bắc và cao-nguyên trung-phần, tình-trạng thật tệ-hại: nhà-nước vẫn tiếp-tục bóp nghẹt mọi sinh-hoạt tôn-giáo. Cụ-thể nhất là các biện-pháp đàn-áp thô-bạo của chính-quyền đối với dân-tộc H'mông, dân-tộc mà trong mấy năm qua có nhiều người vào Tin lành hoặc Công-giáo. Vì ước muốn tự-trị của họ và quá-khứ cộng-tác với Pháp lẫn Mỹ nên các dân-tộc thiểu-số bị chính-quyền coi là thành-phần nguy-hiểm cho "an-ninh quốc-gia". Các sắc-tộc "thiểu số" này, từ hàng trăm năm qua, đã bị người Kinh dồn phải bỏ miền bờ biển di lên vùng núi cao cằn-cỗi.
Các dữ-kiện dưới đây nói lên thực-chất tự-do tín-ngưỡng:
Chỉ có 6 chủng-viện được phép mở. Mỗi Giáo-phận được phép chiêu-sinh tối-đa 10 người cho mỗi hai năm, mặc dù số người muốn đi tu nhiều gấp bội.Mỗi chủng-sinh, trong suốt quá-trình được nhận vào trường cho đến lúc nhận tác-vụ, phải trải qua nhiều lần xét-duyệt "quan-điểm chính-trị". Nếu may-mắn vượt qua được các rào cản đó, lại phải chờ phép của chính-quyền trong việc bổ nhiệm về một giáo-xứ. Nhiều Giám-mục đã quá già, vì không có người thay-thế. Vatican đã đề-nghị nhiều vị, nhưng luôn gặp phải sự cấm-cản của nhà-nước. Vì thế mà nhiều giáo-phận không có người cai-quản trong nhiều năm. Cụ-thể, toà Giám-mục Hưng-hoá tới nay vẫn trống ngôi.Mỗi cuộc họp tôn-giáo, việc du-lịch của giám-mục, xây-dựng hoặc sửa nhà thờ, tất đều phải xin phép, mà có khi phải đợi nhiều năm mới có giấy phép.Chỉ một số ít sách đạo được phép in-ấn tại một số nhà in nhất-định, sau khi qua kiểm-duyệt cẩn-thận. Các sinh-hoạt xã-hội của Giáo-hội cũng phải xin phép. Những vấn-nạn xã-hội lớn của đất-nước tham-nhũng, dân bỏ quê vào thành-phố, dịch liệt-kháng lan rộng, nghiện-ngập, phá thai đã buộc chính-quyền phải nới lỏng cho Giáo-hội, đặc-biệt ở miền Nam, trong các công-tác nhân-đạo xã-hội để góp phần xoa dịu nỗi thương-đau. Tùy vào thiện-ý của các cán-bộ địa-phương mà Giáo-hội có thể mở các nhà trẻ, các lớp tiểu-học hoặc nhà nuôi trẻ bụi-đời. Các chị Vinh-sơn đã có thể lập ở gần Sài-gòn một trung-tâm cho bệnh-nhân liệt-kháng (AIDS). Một Linh-mục ở Sài-gòn, người mà có tới bảy ông bí-thư quận huyện của Ðảng cộng-sản tới gõ cửa để than-thở về nạn nghiện-ngập, trong số đó hầu hết là con trai con gái của các quan cộng-sản, cho hay: "Trước đây họ tránh chúng tôi như quỉ tránh nước phép". Dù vậy, các trung-tâm xã-hội này có thể bị rút giấy phép bất cứ lúc nào họ muốn. Và chính-quyền cũng không quên khôn-khéo tạo cho dân hiểu đây chỉ là sáng-kiến của cá nhân Linh-mục này chứ không phải của giáo-hội Công-giáo.
Bao lâu còn đứng trong khuôn-khổ các loại xin phép chật-hẹp đó, các Giáo-dân, Linh-mục được yên thân. Nếu không hài-lòng mà bước ra đòi-hỏi tự-do tôn-giáo thực sự thì sẽ bị đàn-áp. Một thí-dụ đặc-biệt gia-trọng ở đây là Linh-mục Nguyễn Văn Lý. Luật-lệ không rõ-ràng là chìa khóa mở cửa cho việc kết-án và bách-hại những tín-đồ các tôn-giáo dấn-thân. Việc khủng-bố âm-thầm với những cuộc khám nhà, điều-tra, buộc đổi chỗ ở hoặc quản-thúc tại gia đối với cá-nhân hoặc cả cộng-đoàn thường kéo dài nhiều năm.
Bổn-đạo Tin-lành cũng như giáo-dân các tôn giáo khác: Hòa-hảo, Cao-đài, đặc-biệt là Phật-giáo cũng bị những hạn-chế như người Công-giáo. Nhưng số-phận của họ bị nghiệt-ngã hơn, là vì nhà-nước đã thành-công lập được những Giáo-hội quốc-doanh song-song. Chỉ những ai bằng-lòng đứng trong tổ-chức mới đó mới hưởng được chút tự-do tối-thiểu.
Dù có vươn tay kiểm-soát toàn-diện như thế, nhà-nước Việt-nam càng ngày càng gặp khó-khăn trong việc hạn-chế đời sống tôn-giáo. Jean Christian Dhavernas cho hay: "Trước cảnh suy-đồi đạo-đức và gia-tăng vấn-nạn xã-hội, càng ngày càng có nhiều quan-chức cộng-sản quay về cội-nguồn tôn-giáo và lắm khi đưa cả gia-đình trở lại với nhà thờ".
Thương-mại quốc-tế, mạng-lưới thông-tin toàn-cầu, sự quan-tâm của UNO, của Quốc-hội Âu-châu, của các Giáo-hội, các tổ-chức nhân-quyền là những sức-ép ngày càng tăng làm cho chính-quyền Cộng-sản khó lòng giữ mãi chính-sách tôn-giáo của họ. Đầu năm 2000, lần đầu tiên đông-đủ Giám-mục Việt-nam được phép đi dự ad limina. Hãng thông-tấn Fides của Vatican đã cho đó là "chỉ-dấu báo hiệu một tình-trạng khả-quan hơn giữa chính-quyền cộng-sản với giáo-hội Công-giáo". Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II nhân dịp đó đã mời-gọi các Giám-mục Việt-nam hãy động-viên tín-hữu mình, đặc-biệt là giới trẻ, hãy can-đảm dấn-thân chấp-nhận các thách-đố của Tin-mừng. "Gương sáng cho anh chị em là các Thánh tử-đạo Việt-nam. Các vị đã đi trước dẫn đường nên Thánh cho anh chị em và máu của các Ngài đã là hạt mầm sống mới cho cả đất-nước".
Nguyễn Văn Thuận, một Người đã an nghỉ trong Chúa và Người năm 2001 đã được Đức Thánh Cha trao tước Hồng-y, chẳng còn may-mắn thấy được tự-do tôn-giáo và tự-do rao-giảng đạo Chúa tại quê-hương mình. Vì "người anh-hùng rao-giảng Tin-mừng Đức Kit-tô" (Đức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II) đó đã lìa khỏi thế-gian vào tháng 9 năm nay. "Vui-sướng biết bao cho con", Hồng-y Thuận nói với Đức Thánh Cha, "khi gặp lại được các đồng-nghiệp, bạn-bè, thân-nhân. Dù vậy: Đức tin của con đã không thể là vật đổi-chác. Bằng mọi giá con không bỏ nó, cho dù để đổi lấy một cuộc sống thoải-mái".
"Hãy trả cha xứ lại cho chúng tôi"
Từ một phần tư thế-kỉ nay Cha Nguyễn Văn Lý tranh-đấu bất bạo-động cho tự-do tôn-giáo ở Việt-nam. Trại tù Ba Sao ở miền Bắc Việt-nam. Căn phòng rộng 12 mét vuông là chỗ ở của Cha quản-xứ Nguyễn Văn Lý, 56 tuổi. Không có láng-giềng, vì Cha bị biệt giam trong một căn nhà tách-biệt với trại giam. Thường Cha chỉ thấy những người canh tù và người có nhiệm-vụ mang cơm tới cho Ngài. Không ai được phép trò-chuyện với Cha. Nhân-viên canh tù được đổi luôn, vì người ta sợ họ bị quyến-rũ bởi Linh Mục. Không được phép có giấy, bút, sách vở. Mỗi bốn tháng thân-nhân được thăm Cha một lần, mỗi lần phải đăng-kí trước và chỉ kéo dài 15 phút. Người thân Cha đến từ miền Trung hoặc miền Nam; những chuyến đi trầy-trật vì xa-xôi và bị làm khó-dễ. Tài-xế xe gắn máy chở những thân-nhân này bị đe-dọa đủ điều.Mỗi tháng người tù được biên một lá thư cho gia-đình. Nhưng hiếm khi thư đến người nhận. Ngày 19.10.2001 Cha Lý bị xử 15 năm tù và 5 năm quản-chế. Báo "Nhân Dân", tiếng nói của Ðảng Cộng-sản, cho hay: "Tên phản-bội" Lý đã phải mừng vì "bản án nhẹ" này. Cha Lý đã phạm tội-ác nào" Chuyện mâu-thuẫn giữa Cha với chính-quyền có thể nói bắt đầu từ 1975, là năm chiến cuộc chấm dứt và Nguyễn văn Lý được phong chức Linh-mục thuộc giáo-phận Huế, miền Trung Việt-nam. Hai năm sau, vị Linh-mục trẻ bị giam 4 tháng, vì đã phổ-biến hai bài viết đả-kích việc chính-quyền đàn-áp tôn-giáo của Tổng-Giám-mục mình. Mãn tù, Cha bị đày ra một vùng xa. Nhưng không lâu sau khi hết tù, Cha lại dấn-thân trở lại: Năm 1982, dù không có phép, Cha dẫn một đoàn tín-hữu hành-hương về La-vang, nơi "Đức Mẹ La-vang" đã hiện ra vào năm 1778. Cha bị 200 công-an chận bắt .
"Chúng tôi cần tự do thật-sự"
Sau 10 năm tù, người ta thả Cha Lý vào năm 1992, đẩy Cha về xứ đạo nhỏ Nguyệt Biều và cấm làm mục-vụ, ngay cả việc dâng lễ. Nhưng Cha xứ Lý vẫn ngang-nhiên xây-dựng xứ đạo mình, lập mạng lưới xã-hội để giúp dân nghèo, người già. Cha dạy đám trẻ về máy vi-tính. Căn phòng dạy học được xây lên từ tiền của cơ-quan cứu-trợ quốc-tế "Giáo-hội trong nguy-khó". Cha làm mọi chuyện chẳng cần xin phép. Tháng 12.2000 Linh-mục Lý viết cho Hội-đồng giám-mục Việt-nam: "Kính xin các Ðức cha đừng xin phép bất cứ điều gì mà tự bản-chất, Giáo-hội lẽ ra được phép làm đúng chức-năng của Giáo-hội mà không cần phải xin phép bất cứ quyền-bính trần-gian nào, như việc trao ban chức Linh-mục, việc bổ nhiệm các Linh-mục". Cùng lúc đó, Cha Lý và bổn-đạo của ông biểu-tình yêu-cầu chính-quyền trả lại phần đất của Giáo-xứ bị lấn chiếm. Những tấm khẩu-hiệu "Chúng tôi cần tự-do tôn-giáo thực sự" hay "Tự-do tôn-giáo hay là chết" một sáng một chiều xuất-hiện khắp thế-giới, nhờ Linh-mục này biết lợi-dụng các khả-năng truyền-thông hiện-đại. Cha viết Tuyên-ngôn 10 điểm về tự-do tôn-giáo, nhiều Lời kêu-gọi và Biên-bản nói về việc đàn-áp Công-giáo và gởi thẳng cho các tổ-chức nhân-quyền quốc-tế trên khắp thế-giới. Nhưng khi Cha, theo yêu-cầu của một Ủy-hội thuộc Hạ-viện Hoa-kì, viết Lời chứng về những vi-phạm tự-do, trong đó Cha kêu-gọi Hoa-kì hãy dùng kinh-tế để làm áp-lực bắt chính-quyền Việt-nam mở rộng tự-do tôn-giáo, thì nhà-nước Cộng-sản thấy hoàn-toàn không thể chấp-nhận được nữa.
"Mọi nhà giáo-dân đều có công-an bố-trí trước cửa"
Cha Lý bị bắt ngày 16.05.2001 trong một xứ đạo gần đó. Diễn-tiến được một người chứng ghi lại như sau: "Khoảng 4 giờ rưỡi sáng chúng tôi nghe tiếng dày đinh chạy thình-thịch rất mạnh. Khi đó, giáo-dân đang lần hạt 7 sự thương-khó Ðức mẹ đã tới chặng thứ bảy. Như mọi buổi sáng, khi nào cha quản xứ liên-lạc điện-thoại thì giáo-dân lần hạt để những người lạ mặt khỏi nghe tiếng gọi điện của cha. Bỗng hai công-an, rồi đến 4, đến 6, sau đó, ôi chao vô số kể. Giáo-dân liền la: "Cứu cha! Cứu cha!" Nhưng vô vọng, vì roi điện, dùi-cui của công-an vung tới-tấp (...) Một bà già thức trắng đêm cho tới giờ đó bị công-an xô ngã (...) rồi bị công-an tới đạp lên. Một ông già 70 tuổi đã canh-giữ nhà thờ suốt 3 tháng 10 ngày cố sức mở cửa ra, nhưng công-an không chịu cho mở, vì sợ giáo-dân sẽ chạy qua nhà xứ. Họ dùng roi điện đánh ông. Người ông thâm tím. Những giáo-dân ở trong nhà xứ thì bị đuổi ra ngoài, điệu đi như những tên tù, thoi đánh tả-tơi. Còn các giáo-dân ở ngoài nhà xứ thì họ bắt đứng áp lưng vào vách, không được nhúc-nhích. Có mấy bà sai lệnh, bị thoi đánh . Mọi nhà giáo-dân đều có công-an bố-trí trước cửa. Không ai được ra khỏi nhà. Ai không chấp-hành, bị đánh. Dù dân khóc than chửi-rủa, công-an vẫn giữ chặt cửa".
"Chúng tôi đi tìm Cha xứ của chúng tôi"
Ngày hôm sau, 200 giáo-dân đội nón ra đi tìm cha xứ. Người chứng viết tiếp:"Khi đi ngang qua trụ-sở ủy-ban xã thì công-an chặn hỏi: "Tụi bay đi đâu"" các em thiếu-nhi đáp: "Đi tìm cha xứ! Trả cha xứ cho chúng tôi!" Công-an gọi thêm tăng-viện, về quá đông. Họ doạ-nạt, dùng roi điện đẩy giáo-dân lui về. Vì họ dùng bạo-lực nên giáo-dân phải lui, nhưng càng lui càng la: "Trả cha xứ cho chúng tôi!", "Đả-đảo bạo quyền!", "Tự-do tôn-giáo hay là chết!". Dân càng la, công-an càng giận làm tới. Công-an đem máy đến quay phim. Có một bà mẹ đã chống cự, nói: "Các ông giấu cha xứ tôi ở chỗ nào "", "Các ông cắt, chặt, chôn giấu xác cha xứ tôi chỗ nào, trả lại đây!". Công-an tức-giận đòi bắn. Nhưng bà mẹ trẻ vẫn mạnh-dạn: "Tôi sẵn-sàng chết! Bắn thì bắn đi!" Họ xô chị lùi lại sân nhà thờ. Giáo-dân tới trước đài Đức Mẹ cầu kinh. Công-an không cho. Giáo-dân bèn vào nhà thờ, công-an cũng vào. Họ chụp lấy tay các bà định kéo ra sân. Dân la: "Mấy anh bắt đạo phải không"". Công-an giở nón mũ, lật ngửa mặt từng giáo-dân để quay phim.
Cuộc xứ án Nguyễn Văn Lý diễn ra âm-thầm, không ai được dự. Không có luật-sư biện-hộ. Cha cũng không được tự biện-hộ. Sau khi bắt Cha, công-an tìm cách đàn-áp giáo-dân. Nhưng tới hôm nay, họ vẫn không ngừng đòi-hỏi phải thả Cha xứ của họ. Các cuộc khám nhà nhà thô-bạo, các buổi "làm việc" không dứt, các đợt hành-hung vẫn xẩy ra như cơm bữa. Vì tự-do niềm tin, Cha Lý sẵn-sàng hi-sinh bằng mọi giá. Nhưng nhà-nước đã có lối trả lời, theo kiểu Cộng-sản: Ba người cháu của Cha đã bị bắt giam từ đó tới nay chỉ vì có liên hệ gia đình.
Hội Đồng Giám Mục Đức
Đức Quốc ngày 02.01.2003
(Bản dịch của Liên Đoàn Công Giáo Việt Nam tại Đức)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Bốn người được báo cáo đã bị giết chết hôm Thứ Năm sau một vụ cảnh sát rượt đuổi qua nhiều quận đã kết thúc trong trận đấu súng trên đường Miramar Parkway theo sau một tên cướp có vũ khí tại Coral Gables, tiểu bang Florida.
Mỗi năm lên tuổi già đi, tưởng đâu đã được an nhàn, nào ngờ đảng Cộng sản Việt Nam vẫn phải tối mắt đấu tranh để tồn tại vì các chứng nan y: Suy thoái tư tưởng; Đạo đức xuống cấp; Tham nhũng; và, Lợi ích nhóm trong trong cán bộ,đảng viên.
Bản thông báo của cảnh sát đưa ra hôm Thứ Năm ngày 5 tháng 12/2019, cho biết cô bé mất tích tên Lara Nguyen, 12 tuổi, cư dân thị trấn Menda. Lần cuối cô bé được nhìn thấy là tại nhà cô bé này ở đường Coppice Street, khoảng 8 giờ sáng hôm Thứ Tư ngày 4 tháng 12/2019.
Sài Gòn: Trong 11 tháng kiều hối đạt 4,3 tỷ USD, dự kiến cả năm 2019 dự kiến 5,3 tỷ USD, tăng trên 9% so với năm 2018. Kiều hối về đã giúp sản xuất kinh doanh, giải quyết khó khăn đời sống người thân, giải quyết việc làm, tạo điều kiện cho kinh tế Tp SG phát triển.
Do dự đoán thời tiết sẽ có 40-50% cơ hội mưa rào vào Thứ Bảy tới, 7 tháng 12 - ngày sự kiện ‘Winter in the Grove’, Thành phố sẽ dời sự kiện này đến ngày thứ Năm tuần sau, vào ngày 12 tháng 12, và chương trình sẽ bắt đầu lúc 5:00 giờ chiều đến 8:00 giờ tối
Tại nhà hàng Diamond 3, Westminster, Nam California, Tối thứ Sáu, ngày 29 tháng 11 năm 2019, Hội Đồng Hương Quảng Nam – Đà Nẵng (QNĐN) đã tổ chức buổi tiệc tri ân các mạnh thường quân và các ân nhân đã ïđóng góp cho chương trình cứu trợ Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa Quảng Nam Đà Nẵng.
Hôm biểu tình 17/11, lãnh tụ trẻ Joshua Wong hô lớn khẩu hiệu "Hồng-kông là Bá-linh mới !" trước đông đảo dân Hồng-kông tụ tập tại Công trường Edimbourg trong khu phố doanh thương.
Chính phủ Trump đang thắt chặt các đòi hỏi làm việc đối với một số người nhận phiếu thực phẩm, một sự thay đổi dự kiến sẽ loại bỏ các lợi ích của Chương Trình Hỗ Trợ Dinh Dưỡng Bổ Sung (SNAP) cho 688.000 người lớn.
Tổng Thống Donald Trump hôm Thứ Tư đã đột ngột bãi bỏ cuộc họp báo đã được lên lịch trình để kết thúc chuyến đi đầy tranh cãi tới Anh cho cuộc họp năm thứ 70 của Tổ Chức Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương gọi tắt là NATO.
Có 422.9 triệu khẩu súng đang lưu hành, khoảng 1.2 khẩu cho một người Mỹ, và 8.1 tỉ dây đạn được bán vào năm ngoái, chứng tỏ súng là phổ biến tại Mỹ, theo National Shooting Sports Foundation cho biết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.