Hôm nay,  

Hội Hồng Gia Vũ Sư Anh Quốc Thu Nhận Một Ơng Vn Tự Học

02/05/199900:00:00(Xem: 14795)
Nguyễn Dung, Bỏ Nghề Bác Sĩ Y Khoa Vì Mê Khiêu Vũ, Được Nhìn Nhận “Hay Chưa Từng Thấy,” hẹn lập Liên Hội Khiêu Vũ Việt Nam.
BANGKOK (VB-htn). Tại Asian Games ở Thái Lan, trong khi 27 cặp tài danh làng vũ thế giới nhảy Tango vào lịch sử, uốn Samba vào vũ đường, thì một người đàn ông mảnh dẻ Việt Nam cũng thực hiện được một lịch sử riêng của anh, được Hội Imperial Society of Teachers of Dancing nhận là một thành viên của hội, mời qua Bangkok tham dự Đại hội này. Anh Nguyễn Dung, trong thực tế, chưa bao giờ đi học nhảy ở đâu, nhưng anh đã rành nghề hơn 20 năm rồi.
Người nhận Nguyễn Dung vào Hội, Marion Brown, đã phải tới Hà Nội để thử test anh. “Tôi ít khi gặp một ai như anh Dung, đúng ra là chưa gặp một ai như anh ta”. Bà Marion là người, trong hơn hai mươi năm qua, thử test trước khi nhận các hội viên vào Hội. Cuộc thử gồm có hai phần: 30 phút nhảy biểu diễn mọi thể loại và 75 phút vấn đáp kỹ thuật, bằng Anh ngữ. “Để tham dự cuộc test này, ngay những người nói tiếng Anh mà tôi biết, cần tập tành từ một đến hai năm. Riêng ông Dung, tôi mới gửi tài liệu của tôi cho ông hồi tháng ba”.
Nguyễn Dung đã đậu. Thật ra, cả đời anh sửa soạn cho cuộc thử như thế này. Trong thập niên ‘60, anh được ông bố dạy nhảy luân vũ và tango ở Hà Nội nhờ một cái máy hát và chiếc đĩa 78 vòng. Chiến tranh bùng nổ khiến thay vì trở thành một vũ sư, anh trở thành một người lính. Nhập ngũ năm 1974, Nguyễn Dung giải ngũ năm 76. Anh được gửi đi học Y khoa và thành bác sĩ năm 1983, phục vụ tại một bệnh viện ở Hà Nội.
Mặc dầu là một bác sĩ, căn phòng đẹp nhất của anh là cái sàn nhảy, nơi đó anh tập nhảy hàm thụ, theo sách dạy nhảy mà năm 1975 vào Sàigòn, anh đã kiếm được. Đây là cuốn sách viết bằng Anh ngữ. Anh đã cặm cụi dịch lấy ra tiếng Việt. Nhà nước không cho nhảy những điệu tân kỳ ghi trong sách, cho nên anh phải học lấy, và tự luyện. May mắn thay, Fidel Castro đã mở đường cho Nguyễn Dung. Ấy là năm 1978, một phái đoàn Cộng sản Hà Nội qua Havana dự lễ kỷ niệm gì đó do Fidel Castro mời, trong có biểu diễn điệu nhảy Cha Cha Cha. Quí vị trong Bộ chính trị nghĩ rằng nếu các điệu nhảy hấp dẫn này không làm hại Fidel Castro, thì cũng không làm hại Bác Hồ được, vả Bác đã chết rồi. Từ đó, các điệu vũ tân kỳ được thả tự do.

Thế nhưng ở Hà Nội không ai biết vũ cả. Sách cũng không có. Phải đến năm 1984 Nguyễn Dung mới mầy mò được một tài liệu của Imperial Society of Teachers of Dancing, khổ nỗi nó viết bằng tiếng Tiệp Khắc. Anh Dung nhờ được người dịch ra tiếng Việt.
Tới phần âm nhạc cũng thật khó khăn. Làm gì có đĩa, có CD đúng kiểu, cho nên anh bèn mua một cây đàn Tây ban Cầm, và tự học lấy nhạc. “Thật ra tôi không cần đến nhạc. Tôi có thể nhảy với điệu nhạc trong đầu tôi”.
Năm 1987 Nguyễn Dung thành hôn với một đồng nghiệp, nữ bác sĩ Đỗ Minh Huyền, một người cũng thích khiêu vũ không kém. Và, chẳng bao lâu, theo lời yêu cầu của bạn bè, học trò, hai vợ chồng bắt đầu dạy nhảy. Các lớp nhạc được mở tại nhà, vào cuối tuần và ngày lễ. Anh Dung lấy 20 xu mỗi học viên. Dạy học trò cũng là cách anh Dung tự luyện đôi chân mình. Thế nhưng anh không hài lòng một điều căn bản: anh phải biết lý thuyết về các điệu vũ, một cách rành rọt.
Do đó, năm 1992, Nguyễn Dung thực hiện một quyết định trước sự dè bỉu của các đồng nghiệp: anh tuyên bố bỏ nghề y khoa, dành toàn thời gian cho khiêu vũ và học tiếng Anh. Ngày này thì có thể nói khắp Hà Nội, dân nhảy là học trò anh. Vì mấy năm qua, vũ điệu thịnh hành. Trong nhà, anh có một sàn nhảy rộng 7 mét vuông. Và anh dạy nhảy ở bất cứ đâu: trong văn phòng học trò, tại nhà riêng...
Ý nguyện của anh Nguyễn Dung: với danh dự mới, Hội viên Hội Hoàng gia Vũ Sư, anh sẽ thành lập Liên Hội Thể Thao Khiêu Vũ Việt Nam. Anh nói: “Khiêu vũ là một trong những liều thuốc tốt nhất cho sức khỏe. Tin tôi đi, tôi có thẩm quyền nói như thế, vì tôi từng là một bác sĩ”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.