Hôm nay,  

Galang Trong Ký Ưc

14/03/200400:00:00(Xem: 5739)
Nhớ lúc ấy tôi 11 tuổi. Ba mẹ tôi đưa tôi về quê nội ở Gò Công với chị tôi là Trần Dương Ngọc Hân, nói là để đám giỗ ông nội. Rồi "bị đưa" xuống xuồng vào đêm trăng sáng, để đưa ra biển lấy ghe lớn đi vượt biên. Bây giờ mới biết là xuồng đưa ra sông qua Cửa Tiểu ở đó có nhiều người đang chờ sẵn. Chị em tôi cùng mẹ, bị nhét dưới khoang ghe. Trong 6 đêm ngày, đến lúc được kéo lên thì mới biết là đến được giàn khoan dầu Indonesia. Tôi được đưa đến đảo Terampa 7 ngày rồi đảo Ku-Ku ở tạm 29 ngày, may nhờ có người đau ruột dư nên cả tàu tôi mới được chở tới Galang (Nam Dương). Ở đây đông người lắm và cũng vui nữa. Sau này nghe ba nói là lúc ấy trên 10 ngàn người gồm Việt Nam và Miên.
Chị em tôi nhỏ tuổi (11 và 12 tuổi) không đủ tuổi vào học Anh văn, tôi phải theo ba lên văn phòng xã hội vào mỗi tối để được ba dạy . Bấy giờ ba là Trưởng Phòng Xã Hội Galang I , lo cung cấp lương thực, thuốc men, áo quần cho Galang. Bác Nghị là teacher của chương trình ESL, bạn của ba, đưa chị em tôi vào học Anh văn. Ban ngày tôi cùng các bạn con của Bác Diêu (dân biểu) bác Phong (Cảnh sát nay làm Bánh Mì Cali) mấy người khác tôi quên mất, đi học chương trình Phổ Thông.
Sáng đi học, tối đi học, giờ rãnh rỗi ba đưa chị em vô thư viện tập nghe lab. Cuối tuần bạn nhỏ như tuổi tôi đi tắm biển, tắm suối, đá banh, nhưng tôi không thích. Chị em tôi lên chùa sinh hoạt với quý anh chị lớn, nhưng chị tôi có vẻ khoái gia đình Phật tử, còn tôi theo mấy Thầy và được ăn trái bom (apple). Ở đảo bom rất hiếm và mắc tiền. Chỉ có các gia đình sắp rời đảo đi định cư mới mua tạ ơn Phật.
Tôi còn nhớ tên Thầy Quảng Thanh, Minh Nguyện, Minh Trí, Minh Tâm rất thương tôi, có đêm tôi đi chùa ở tới khuya, không dám về vì sợ ma, thầy phải đưa tôi về Barrack. Barrack là nhà dài như trại lính dành cho người tỵ nạn ơ;Û Galang I thì Barrack trệt; sang Galang II thì Barrack 2 tầng, ăn ở dưới đất, ngủ trên lầu, chỉ dành cho người nào được Mỹ nhận.
Khoảng 6 tháng tôi và gia đình vào Galang II để chờ đi Mỹ. Từ Galang I vô Galang II độ 3 cây số, phải đi ngang qua Galang III, nghe nói ở đây chôn người tỵ nạn chết, tôi sợ nên không dám dòm khi có dịp phải đi ngang qua vào ban đêm.
Nhớ lại lúc ấy mỗi buổi sáng tôi thường chạy bộ từ Galang II đến Galang I rồi chạy trở về Galang II, lần nào tôi cũng chạy về trước ba tôi, và cảm thấy khoái lắm. Exercise xong cha con tôi ra suối tắm rồi vô ăn mì gói với rau hái ngoài sân (nghe nói là rau sam, rau dền mọc hoang) và bắt đầu mỗi ngày như vậy.
Galang II là nơi tôi có nhiều kỷ niệm vì gia đình tôi phải ở đó gần 2 năm chờ mẹ tôi điều trị phổi. Ở đảo mà thử đàm bị Positive thì phải ở làm chúa đảo luôn!

Trước khi đi Mỹ, thuyền nhân phải qua 2 khóa huấn luyện: Anh văn và hướng dẫn đời sống Hoa Kỳ. Lúc này tôi tốt nghiệp xong ESL và làm teacher thông dịch cho các lớp dạy hướng dẫn đời sống Hoa Kỳ. Bà chị tôi là teacher chuyên cho khóa ESL, mẹ tôi làm Barrack trưởng. Còn ba là trưởng phòng hướng dẫn đời sống Hoa Kỳ, cho tới khi gia đình qua Mỹ. Vì ở lâu nên ba mẹ tôi mở gian hàng bán tạp hóa phải nhờ chùa và bà con góp vốn, dựng nhà , đi mua hàng. Còn nhớ mấy Bác như : Bác Bảnh ở Canada, bác Nguyễn Bá Lộc ở San Diego, bác Nguyễn Liêu (San Jose) bác Nguyễn Minh Phương quản lý báo Bút Thép ( ở Stockton) bác Phạm Đắc Thạnh QBHC ( ở Santa Ana) . Trong Galang II, các Barrack làm trên đồi dọc bờ suối nên đường đi qua lai khó khăn, qua nhiều cầu khỉ; mà mưa suốt quanh năm, không giống Việt Nam nên ngập cầu ngập đường rất thường, có người bị nước cuốn chết. Sáng sớm đi dạy có lúc quý bác học trò phải cõng tôi qua suối nay nhớ lại mà thương quý bác học trò ngày xưa.
Rời Phú Lâm quận 6 Sài gòn nơi tôi ở, tháng 6 năm 1984, đến cuối năm 1986 gia đình tôi mới rời được đảo Galang. Cả nhà ai nấy vui mừng. Tôi thì quay quần với mấy teacher Mỹ, Indonesia chụp hình, chị tôi lên chùa cùng gia đình Phật tư û làm party. Ba mẹ thì lên chùa lễ Phật tạ ơn. Cả nhà đến Galang III thắp nhang cho những người không quen biết bao giờ mong họ siêu thoát phù hộ cho chúng tôi trên bước đường lưu lạc.
Tính ra đã 20 năm rồi, từ ngày đến Galang. Có lẽ có không ít người thuở này lại không còn nữa ! Còn lại ai nấy chắc cũng ổn định và lưu lạc khắp hoàn cầu. Giờ đây, tại Hoa Kỳ, tôi không có dịp gặp lại người Galang kể cả những người mà tôi có dịp phục vụ với tư cách là teacher. Nghe tin "Galang Tái Ngộ" lòng tôi bỗng bùi ngùi, vui buồn lẫn lộn muốn đến nhưng không biết có thời gian hay không " Thật là uổng quá!
Xin gởi đến" Galang tái ngộ" một chút tình như là " Galang tình người" thay cho lời chúc mừng những ai đã đến bờ, đến đích; cũng như một chút thương tiếc cho những ai nằm vĩnh viễn Galang III!
Trần Dương Việt Nam

LTS: Trân trọng mời đồng bào tham dự buổi "Họp Mặt Thân Hữu Trại Tỵ Nạn Galang- Indonesia" sẽ thực hiện vào Thứ Bảy 17-4-2004, từ 5 giờ chiều, tại nhà hàng: Seafood Kingdom Restaurant, 9802 Katella Ave., Anaheim, CA 92804. Telephone: (714) 636-0398. Giá vé 30 Mỹ Kim. Giúp các cựu thuyền nhân đảo Galang gặp lại để tâm sự hàn huyên, và nhằm gây quỹ để yểm trợ cho Trại Họp Mặt Cựu Hướng Đạo Sinh Đạo Hồn Việt Galang sẽ tổ chức sau đó, cũng trong năm 2004.
Với góp mặt từ một số nghệ sĩ quen thuộc như anh Nam Lộc, Dũng Thanh Lâm, Trung Quân, Du Tử Lê, Bé Mập & Út Mập, Thủy Tiên, Mỹ Thúy... Các họa sĩ Nguyên Khai, Bé Ký, Khánh Trường, Nguyễn Đình Thuần sẽ tặng 4 tấm tranh để gây quỹ. Chiếu slide show hình ảnh về Galang.
Sẽ tưởng niệm Linh Mục Dominici Đỗ Minh Trí, cha già của Đảo Galang.
Số điện thoại để gọi ghi danh bảo trợ là huynh trưởng Nguyễn Thanh Huy (714) 267-3358.
Mua vé xin liên lạc tới một trong các huynh trưởng Hướng Đạo sau:
Nguyễn Tấn Tiến (714) 608-1979; Nguyễn Thanh Huy (714) 267-3358; Nguyễn Quốc Trung (714) 260-2156; Phùng Mạnh Tâm (714) 726-0974.
GIAO VÉ TẬN NHÀ NẾU TRONG VÙNG LITTLE SAIGON

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.