Hôm nay,  

Bài Ii: Khe Sanh, Đất Bằng Rúng Động

28/03/200000:00:00(Xem: 5929)
Các Trận Đánh Trên Đồi và Dự Định Sử Dụng Bom Nguyên-Tử tại Khe Sanh

Một tuần trước Lễ Giáng Sinh 1966, Trại LLĐB rời căn tứ HQ/TQLC đến trú tại làng Vei mới, 1 1/2 cây số gần biên giới Lào Việt, như một tiền đồn biên phòng.
Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 1 Vùng 1 Chiến Thuật, Tướng Hoàng Xuân Lãm cho lệnh rút Tiểu Đoàn 3 Bộ Binh thuộc Sư Đoàn 1 về đồng bằng lo hành quân bình định lãnh thổ.

Đầu năm 1967, Bộ Tư Lệnh LL III TQLC rút Tiểu đoàn 1 TQLC về Đà Nẵng, cho ra ngoại quốc dưỡng quân, chỉ gửi tăng cường một trung đội thám thính đến bảo vệ căn cứ BCH/Tác Chiến Khe Sanh. Các cuộc tuần thám lên đến đỉnh đồi Đồng Trị (Đồi 1015) vẫn không tìm thấy bằng cớ có địch.

Chiều tối ngày 2 tháng 1, 1967, 6 người mặc quân phục TQLC Hoa Kỳ đi bộ tới hàng rào phía tây BCH/căn cứ HQ/TQLC quan sát và thảo luận với nhau có lẽ về địa hình địa vật. Thình lình toán tuần tiễu của Căn cứ đi tới chỉa súng vào toán người ngày và yêu cầu xưng danh hiệu. Toán người chưa kịp phản ứng thì bị TQLC bắn hạ. Một tên bị thương vội giựt cái cặp trên một xác chết đồng đội và bỏ chạy. Lục soát giấy tờ trên các xác chết, TQLC biết được những tên này là CS có cấp bậc cao chỉ huy các Trung Đoàn.

Đây là bằng chứng mà Hoa Kỳ muốn có để mạnh dạn mở rộng hành quân tại Khe Sanh.

Cuối tháng 4 đầu tháng 5, 1967, Đại đội I TQLC do Đại úy Bill Dabney chỉ huy hành quân lục soát đồi 881 Nam. Hầu hết binh sĩ trong đại đội đều là học sinh mới ra trường Trung học và mới xong những khóa huấn luyện quân sự, không có kinh nghiệm tác chiến, nhất là tác chiến tại vùng núi rừng hiểm trở đối đầu với những du kích quân liều chết vì lý tưởng Cộng sản. Cộng quân ở trên các ngọn cây với súng bắn sẻ, phục dưới các hầm sâu kín, được huấn luyện nhắm bắn những lính Mỹ gồ ghề mang máy truyền tin, những lính Mỹ vác súng máy trước khi chúng chờ đến sát xung phong ra cận chiến. Có thể bọn lính CS được cho uống thuốc kích thích trước khi ra trận và chúng cũng được dạy vài câu tiếng Mỹ để thách đố và kêu đầu hàng! Một số Binh sĩ TQLC chết tức tưởi ôm chặt những khẩu súng tối tân M16 nhưng lại bị nghẹt nòng vì thiếu bảo trì! Đại đội phải triệt thối và gọi B 52 đến dội bom mặc dù BCH HQ đã gửi đến tăng viện thêm một trung đội. Chỉ trong trận đầu tiên này, B 52 đã dội 3,250 tấn xuống một ngọn đồi. Một Đại tá đã từng tham chiến trong đệ nhị thế chiến trận Okinawa đã nhận xét chưa có sự tàn phá nào kinh hoàng bằng sự tàn phá của B 52 trên ngọn đồi ở Khe Sanh, và chưa có một số lượng bom nào lớn đến như thế đổ xuống một trận. Chỏm đồi đã bị bứng lên như đầu của một hỏa diệm sơn. Khi B 52 ngưng thả bom, binh sĩ Đại đội I được lệnh lên chiếm đỉnh đồi. Khi lên đến đỉnh, họ ôkhông thấy một tên Cộng sản nào, không còn một cây cỏ nào, no nothingọ! Đại đội I có 12 quân sĩ tử trận, một số mất tích và một số bị thương được trực thăng đến mang về BCH/Căn cứ HQ.
Những cuộc chạm súng giữa Đại đội I TQLC và quân CS tại đồi 881 Nam và các khu lân cận vẫn tiếp tục và gây thêm nhiều tổn thất cho cả hai bên.

Ngày 20/1/68, trong khi các Trung đội TQLC thuộc Đại đội I lùng địch trên các đồi 881 Bắc và đồi 861 và BCH đang theo dõi diễn tiến hành quân thì ngoài hàng rào của BCH một cán binh Cộng sản từ trong bụi chui ra với lá cờ trắng và một khẩu súng AK 47 trên tay. Hắn xưng tên là Lã Thanh Tòng, sĩ quan chỉ huy thuộc đại đội 14 Phòng không, Trung đoàn 95C, Sư đoàn 325C và cho BCH biết kế hoạch tấn công của các đơn vị Cộng sản không phải chỉ nhắm vào Khe Sanh mà là toàn thể vùng 1 Chiến Thuật. Những đợt tấn công đầu sẽ khởi sự vào lúc nửa đêm và nhắm vào các đồi 881 Nam và đồi 861 rồi sau đó sẽ đánh thẳng xuống BCH/Căn cứ Hành quân và phi trường. Tiếp theo, các đơn vị Cộng sản sẽ tiến xuống Nam đánh chiếm tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên. Nguồn tin này được Tướng Westmoreland, Tướng Wheeler ở Ngũ Giác Đài và cả Tổng thống Johnson cho là có giá trị. Báo Washington Star vội vàng phổ biến và gây xôn xao trong quần chúng Mỹ. Vào lúc 5 giờ sáng, tại đồi 881 Bắc, quân TQLC Đại đội I đang chạm địch và Đại úy Đại đội trưởng kêu pháo binh yểm trợ, đồi 861 quân của Đại đội K cũng đang kháng cự với quân CS từ dưới các giao thông hào xuất hiện và tấn công. Hai bên xáp chiến vật lộn và đâm chém bằng dao găm. Đến 5:15 giờ, Đại đội K báo cáo đã làm chủ tình hình. Địch rút lui để lại 14 xác chết. Đến 5:30 giờ, một loạt đạn rốc két của Cộng sản đổ xuống ngay BCH/HQ làm nổ tung một pháo đài mặt đông hàng rào. Kho chứa 1,500 tấn đạn phát nổ làm rung chuyển các trực thăng trong các ụ, thổi tung các lều vải, làm sập các bức tường của BCH, phá hủy hệ thống đèn trên đường bay và các cột ăng ten. Binh sĩ trú phòng của Tiểu đoàn 37 BĐQ/VN, TĐ 3/26 và Tiểu đoàn 1/26 TQLC Mỹ giữ vững phòng tuyến.

Đến 6:30 sáng, quân CS tiến vào mặt tây của làng Khe Sanh, phá hàng rào kẽm gai, đánh thốc vào quận đường quận Hương Hóa, chiếm trọn dãy nhà BCH chi khu Hương Hóa. Viên Trung úy Cố vấn quận cầu cứu BCH/Căn cứ HQ/TQLC, Đại tá Lounds, Chỉ huy trưởng căn cứ không thể gửi quân đến tiếp viện vì căn cứ đang bị pháo kích nặng.

Những viên đạn rốc két 122 ly, dài 6 feet nặng hơn 100 pounds từ những vị trí địch trên đất Lào đang liên tục bay tới và rơi xuống BCH. Không một pháo đài nào không bị hư sập. Những ổ súng cối của địch đặt gần làng Khe Sanh, nhưng mây mù buổi sáng che phủ, pháo binh ta không thể định được vị trí để phản pháo. Đây là bài học cay đắng đầu tiên mà TQLC Hoa Kỳ học được ở Khe Sanh về tác chiến pháo binh.

Đến 8:00 giờ sáng, Địa Phương Quân Quận Hương Hóa phản công và đánh bật được CS ra khỏi quận. Toàn thể người Mỹ theo dõi cuộc tấn công ở quận Hương Hóa, theo sự tường thuật của các phóng viên Mỹ, đã lấy làm ngạc nhiên không hiểu tại sao lính Địa Phương Quân quận với vũ khí thô sơ, không được huấn luyện thuần thục, không được không quân và pháo binh yểm trợ lại có thể đẩy lui được một lực lượng địch quân Cộng sản chính quy và cuồng tín vào phút chót. Đến chiều cùng ngày, hằng trăm tên lính Cộng sản lại trở lại tấn công quận đường. Lần này, pháo binh của BCH/căn cứ TQLC đã sẵn sàng bắn hơn một ngàn quả đạn vào đầu địch đang cố vượt qua hàng rào kẽm gai quận. Mây mù bây giờ đã tan, quận đã định rõ được một ổ súng cối đặt ngay ở giữa ngôi chùa Khe Sanh và yêu cầu BCH/HQ bắn pháo binh vô chùa. Ngôi chùa vô tội đã bị phá hủy tan tành. Không ai biết tin tức gì về vị Thượng Tọa Trụ Trì. Đại tá Lounds yêu cầu toàn bộ quận triệt thối về BCH/căn cứ. Làng Khe Sanh bỏ ngõ, hơn 1 ngàn thường dân Việt chạy đến BCH/căn cứ xin tỵ nạn, trong đó có gia đình bà Polaine và năm bà xơ của trường công giáo.

Tại Đồi 861 quân TQLC tiếp tục bị tấn công và tổn thất nặng.
Chiều ngày 29-2-1968, cũng như những ngày trước đó, sa mù bao phủ cả bầu trời, mấy ngàn quân nhân tham chiến cố nhướng mắt nhìn vẫn không thấy được gì trước mặt, thình lình những bộ phận điện tử chung quanh hàng rào BCH/căn cứ Hành Quân liên tiếp báo có người di chuyển. Tất cả các quân nhân trong căn cứ đều được lệnh xuống hầm chiến đấu. Trung tâm kiểm soát hỏa lực yểm trợ cho biết có khoảng 1,500 tên CS đang di chuyển trong sa mù hướng về BCH Căn Cứ Hành Quân. Súng cối và pháo binh lập tức được lệnh bắn phủ đầu xuống các lối xâm nhập vào hàng rào căn cứ, khu trục hướng dẫn bằng ra đa xạ-kích chung quanh hàng rào. Hai chiếc B 52 xuất hiện thả những trái bom xuống cách hàng rào chưa đầy 800 thước. Lính Cộng sản xuất hiện qua lớp sa mù nhảy vào dãy hào ở phía đông căn cứ. Biệt Động Quân Tiểu Đoàn 37 bắn xối xả vào địch nhưng không cản được những đợt xung phong của chúng băng qua hàng rào kẽm gai. Khoảng chừng ba Tiểu đội CS đã xáp chiến với Biệt Động Quân vào lúc 3:15 giờ sáng. Có 78 xác Cộng sản để lại trên hàng rào. Một số Biệt Động Quân bị thương.

Tiểu đoàn 3/TQLC do Trung tá Alderman chỉ huy được lệnh đến chiếm đồi 881 Nam. Đại đội K của Tiểu đoàn này đã hợp lực với Đại đội I của Tiểu đoàn 1 với sự tăng cường của một Trung đội thuộc Đại đội A, Tiểu đoàn 1 tiến chiếm đồi 861. Hai Đại đội phải đương đầu với một Tiểu đoàn CS Bắc Việt dưới sự yểm trợ của Pháo binh từ BCH/căn cứ. Do sương mù dày đặc, hai bên chỉ nhìn những làn đạn màu xanh để đoán ra vị trí cho đến khi xáp chiến dưới những giao thông hào. Qua ngày 23/1/68, từ Đồi 881 Nam, Trung tá Alderma đã chỉ huy Đại đội E Tiểu đoàn 2 tăng cường đến chiếm đồi 861 A.

Những trận đánh này đã vang dội về Mỹ và quần chúng đã nói đến Khe Sanh càng ngày càng nhiều. Tổng số tổn thất là 160 TQLC chết, 700 bị thương. Địch chết và bị thương chừng 558 đến 940 tên. Dân biểu, James J. Howard, New Jersey lên diễn đàn quốc hội đọc một lá thư của một binh sĩ TQLC bị thương ở các trận Đồi: ôChúng tôi ra đi với gần 1,400 người trong Tiểu đoàn, lúc về chỉ còn một phân nửa. Chúng tôi ra đi với 250 người trong Đại đội tăng cường, lúc về chúng tôi chỉ còn 107 người. Khẩu súng M 16 quân đội phát cho chúng tôi trị giá $121 một khẩu, bắn không nổ....ọ. Ông dân biểu nói tiếp:...ọkhông phải chỉ có 160 quân sĩ đã tử trận như đã báo cáo mà là 700, và bên cạnh mỗi xác chết của binh sĩ là một khẩu súng M 16 bị toác nòng...ọ Cộng sản đã dùng bài diễn văn này để tung thêm nhiều tin đồn làm cho người dân Hoa Kỳ chán nản nghi ngờ. ở Việt Nam, có tin đồn nói Mỹ đến Việt Nam không phải để bảo vệ chính nghĩa dân chủ tự do mà chỉ dùng miền Nam như một chiến trường để thử nghiệm và tiêu thụ vũ khí. Theo Tướng Westmoreland trong cuốn hồi ký của ông thì những khẩu M 16 bị nghẹt nòng vì binh sĩ không chịu bảo trì đúng cách, nhưng theo cuộc điều tra của quốc hội, khẩu M 16 bị toác nòng là do thuốc súng dùng trong viên đạn tạo ra sức nóng quá mạnh. Khẩu súng M 16 về sau được thu lại để tân trang và khẩu M 14 được phát ra để thay thế.

Trong lúc các trận đánh ở Khe Sanh đang nổ ra và Tướng Westmoreland đang điều động một số đơn vị đến Khe Sanh thì trên toàn cõi miền Nam Việt Nam Cộng sản đang tấn công các tỉnh lỵ, khởi đầu là ngày 29/1/68 và đến ngày 31/1/68 chúng tấn công luôn cả tòa Đại sứ Mỹ ở Sàigòn. Tòa Bạch Cung và Ngũ Giác Đài họp liên tục và bày tỏ ý muốn bỏ Khe Sanh vì sợ đưa quân nhiều đến Khe Sanh sẽ bỏ ngõ các yếu điểm ở đồng bằng, mặc dầu Westmoreland cố thuyết phục bằng cách đánh Khe Sanh với Không lực Hoa Kỳ.

Ngày 1 tháng 2, 1968, Tướng Earle G. Wheeler, thảo luận với Đô đốc Sharp và Tướng Westmoreland về kế hoạch sử dụng bom nguyên tử để giải quyết Khe Sanh. Tướng Westmoreland rất dè dặt khi đưa ra ý kiến về quyết định này vì vấn đề có tính chất chính trị. Bom nguyên tử có thể gây thiệt hại cho dân chúng sống chung quanh Khe Sanh, nhưng nếu để cảnh cáo Hà nội, có thể sử dụng loại bom hạch tâm chiến thuật (nguyên tử hạng nhỏ) và nhờ thế có thể đưa Hà Nội sớm đến bàn hội nghị, chiến tranh sẽ kết thúc sớm. (Trong bài phỏng vấn đăng trên tạp chí ôViet Namọ năm 1989, khi trả lời câu hỏi của phóng viên Blaire Taylor về việc này, Tướng Westmoreland phủ nhận là ông không hề đưa đề nghị thả bom nguyên tử ở Khe Sanh. Ông nói: I never said that at all. Never, never. Thatõs totally wrong...)

Đầu tháng 2, 1968, Tướng Wheeler nhận lệnh của Tổng thống Johnson họp mật với ủy Ban Quân Lực Thượng Viện và đưa đề nghị nếu cần có thể sử dụng bom nguyên tử tại Khe Sanh dựa theo ý kiến của Tướng Westmoreland. Trong khi cuộc họp mật chưa xong, Thượng nghị sĩ J. William Fulbright, Chủ tịch ủy Ban Ngoại giao Thượng viện đã lên tiếng chất vấn ngoại trưởng Dean Rush về những tin đồn về cuộc chuẩn bị sử dụng vũ khí nguyên tử và sự kiện 4 chuyên viên nguyên tử vừa rời Hoa Kỳ đến Saigòn, Việt Nam trong một nhiệm vụ mật. Ngoại trưởng Dean Rush vội vã phủ nhận hoàn toàn những tin tức đó. Các báo lớn Mỹ đăng tải các tin chiến trận Việt Nam kêu gọi Quốc Hội xác nhận và loan báo cho dân chúng biết dự định sử dụng vũ khí nguyên tử tại Việt Nam. Các báo ở Anh và Pháp cũng đưa ra những bài bình luận về viễn ảnh và hậu quả của một cuộc tấn công bằng nguyên tử của Mỹ sắp xảy ra.
Trước áp lực dư luận báo chí và phản ứng tâm lý quần chúng, Tướng Wheeler phải chính thức gửi điện văn cho Tướng Westmoreland ngừng ý định về việc sử dụng nguyên tử tại Khe Sanh.

Tại Tòa Bạch Cung, ngày 16/2/1968, Tổng thống Johnson mở cuộc họp với báo chí, ông tuyên bố: ôChỉ có Tổng thống mới có quyền làm quyết định sử dụng vũ khí nguyên tử. Không một đề nghị nào đã được trình cho tôi về việc này. Ngoài lời tuyên bố này của tôi, tôi nghĩ rằng chúng ta phải có bổn phận chấm dứt những cuộc bàn tán này. Cuộc họp báo chấm dứt không có thêm phần trả lời nào khác.

KỲ SAU: Cộng Sản tấn công Trại LLĐB Làng Vei

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.