Hôm nay,  

Sứ Mệnh Tôn Giáo Đối Với Nhân Loại Thiên Kỷ Mới

17/02/200000:00:00(Xem: 4603)
Chiều Thứ Bảy 12-2-2000, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam tại Hoa Kỳ đã tổ chức Hội Luận Liên Tôn tại trụ sở Cao Đài Châu Đạo Nam California (14072 Chestnut St. Westminster, CA 92683) từ 2 đến 7 giờ PM với đề tài: “Sứ Mệnh Tôn Giáo Của Các Tôn Giáo Đối Với Nhân Loại Trong Ngàn Năm Thứ Ba” có khoảng 300 đại diện các tôn giáo, hội đoàn, nhân sĩ và các cơ quan truyền thông đã đến tham dự. Sau đây là bài phát biểu của Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài từ Roma đến:

(Tóm lược bài thuyết trình của Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài ngày 12-2-2000 trong buổi hội luận liên tôn tại Châu Đạo Nam Cali Cao Đài Giáo).

.... Lại một lần nữa, chúng ta đại diện lãnh đạo tinh thần các tôn giáo bạn, chúng ta sung sướng gặp nhau để chia xẻ tình thân hữu tôn giáo trước tiên và tiếp đến chia xẻ những kinh nghirệm cũng như những ưu tư đối với sứ mệnh tôn giáo của chúng ta.
Đặc biệt trong cơ hội hy hữu nầy, chúng ta gặp nhau vào đầu năm Canh Thìn 2000, vào bình minh của một thiên niên kỷ mới, đang đợi chờ nhân loại.
Chúng ta còn nhớ đêm giao thừa, giây phút chuyển tiếp giữa năm 1999 và năm 2000, các thủ đô các nước trên thế giới bắt đầu từ Tân Tây Lan đến Francisco, Honolulu ở Hawaii, đều hân hoan đón tiếp năm 2000 như một niềm hy vọng vô biên đang đón chờ nhân loại đi vào cõi hạnh phúc vô bờ bến.
Khi con người hân hoan sung sướng, thì các tôn giáo chúng ta không khỏi băn khoăn lo ngại.
Khi những tràng pháo tung lên trời muôn hình vạn trạng chói lòa trong ánh sáng muôn màu thì con người đang ở trong bóng đêm. Cũng thế, khi con người hân hoan đón giao thừa ngàn năm thứ ba trong các thủ đô, thì khắp nơi còn chiến tranh, còn hận thù, còn nghèo đói, còn khổ đau vì mối tương giao giữa người với người không còn xây dựng trên đạo lý, mà chỉ xây dựng trên đấu tranh hận thù và ích kỷ.
Trong khi thế kỷ 20 càng đi tới, con người càng tiến bộ, thì đạo đức càng thụt lùi, con người càng buông mình sống tự do theo dục vọng. Và tất cả chúng ta đều phải công nhận rằng: con người hôm nay xa cách đạo lý hơn bao giờ hết.
Thiên niên kỷ thứ ba sẽ diễn tiến như thế nào" Con người có đạo đức hơn hay càng vô đạo hơn"
Thưa quý vị lãnh đạo tinh thần, đó là mối ưu tư lớn lao nhất của chúng ta. Và tôi thiết tưởng rằng, câu trả lời có tích cực hay tiêu cực là tùy cách chúng ta thực thi sứ mệnh tôn giáo của chúng ta.
Ở Vatican (từ ngày 26-28/10/1999 vừa qua) một cuộc họp của đại diện các tôn giáo cả thế giới để kết thúc thế kỷ 20, đã diễn ra từ ngày 26-28/10/99. Mục đích của cuộc gặp mặt nầy là kiểm điểm lại các công tác của các tôn giáo đối với nhân loại trong những năm vừa qua, và đưa đường lối các tôn giáo phải áp dụng để đem lại một nền hòa bình vĩnh cửu cho con người trong đệ tam thiên niên kỷ dựa trên nền tảng đạo đức.

Sau đây là sứ điệp kết thúc gởi toàn thể các tôn giáo. Lời mở đầu được trình bày như sau:
“Trước rạng đông của ngàn năm thứ ba, chúng tôi những người đại diện các truyền thống tôn giáo khác nhau, chúng tôi gặp nhau trong tinh thần Assissi (27-10-86) chúng tôi từ bốn phương trời tụ họp về Vatican, với ước vọng là chia xẻ các kết quả kinh nghiệm thu lượm được trong những ngày nầy, chia xẻ những điều xác tín đã chín muồi, chia xẻ niềm hy vọng chúng tôi đặt vào tương lai của thế giới...”

Tiếp đến, Sứ Điệp nêu lên các thảm họa có thể đe dọa nhân loại trong ngàn năm thứ ba:
1.Hiểm họa thứ nhất sẽ được gây ra do nạn hưởng thụ vật chất và loại bỏ giá trị tinh thần.
2.Hiểm họa thứ 2 là hậu quả của hiểm họa thứ nhất là: con người đánh mất chân phẩm giá con người. Người ta hô hào thuyết nhân bản, nhưng là nhân bản vô thần, nghĩa là đặt con người làm căn bản theo nghĩa tôn con người làm chúa tể mọi sự, làm chủ cuộc đời mình mà loại Thiên Chúa, loại chiều kích thiêng liêng ra khỏi cuộc đời con người. Ngược lại ý nghĩa nhân bản thật là lấy con người làm đích cho mọi hoạt động, nghĩa là mọi hoạt động chỉ nhằm mục đích giúp con người hoàn thành ơn gọi làm người của mình trong cả hai chiều kích vật chất và linh thiêng.
3.Hiểm họa thứ 3 là hậu quả của hiểm họa thứ hai, là khi tổ chức cuộc sống con người, người ta quên hoặc loại bỏ chiều kích thiêng liêng của con người theo ý niệm của truyền thống các tôn giáo. Vì thế có nhiều chính quyền đã cố ý bóp chẹt tự do tôn giáo.
4.Hiểm họa cuối cùng là phối hợp giữa các tôn giáo với tư lợi của một dân tộc, một hệ thống chính trị kinh tế...tạo nên những cuộc chiến bi thảm.

Sau khi kể ra các đe dọa, các đại diện tôn giáo đã nêu lên sứ mệnh, nêu lên trách nhiệm tôn giáo của mình như sau:
1.Nếu chúng ta không thật sự sống các lý tưởng cao cả của các tôn giáo chúng ta. Chúng ta phải lãnh trách nhiệm đối với các đe dọa nầy.
2.Và nếu chúng ta tất cả hợp nhất lại với nhau, thì chúng ta có đủ khả năng để đề phòng và lướt thắng được các cơn khủng hoảng đe dọa khắp nơi trên thế giới.

Vì thế chúng tôi kêu gọi: 1.Xin tất cả các vị lãnh đạo các tôn giáo hãy cổ võ tinh thần đối thoại trong tôn giáo của mình và sau cùng dấn thân vào việc đối thoại với xã hội dân sự trên mọi cấp bậc. 2.Chúng tôi kêu gọi các vị lãnh đạo thế giới hãy chống lại việc dùng tôn giáo để gây hận thù và bạo lực, chống lại việc dùng tôn giáo để biện minh cho việc kỳ thị chủng tộc. 3.Hãy tôn trọng vai trò tôn giáo trong xã hội, ở cả các cấp bậc quốc tế, quốc gia và địa phương. 4.Hãy triệt để tiêu diệt tình trạng đói nghèo, và hãy tranh đấu theo công bằng xã hội và công bằng kinh tế... 5.Và cuối cùng, hãy cùng nhau hoạt động cho một thế giới đầy công lý và hòa bình.”

Kính thưa quý vị,
Trong lúc thực thi sứ mệnh tôn giáo đối với nhân loại như quý vị lãnh đạo tôn giáo thế giới đã vạch ra cho chúng ta, chúng ta cũng không quên thực thi sứ mệnh ấy đối với quê hương dân tộc chúng ta.
Các đe dọa nhân loại được mô tả trên đây, nó đang là những thực tế hoành hành trên dân tộc chúng ta.
Xã Hội Chủ Nghĩa được các nhà cầm quyền Việt Nam thực hiện và cổ võ một ý thức hệ vô thần, tìm đủ mọi cách loại bỏ các giá trị tinh thần. Hiện giờ nhà nước Việt Nam đang cổ võ một nền giáo dục nhân bản, nhưng là nhân bản vô thần. Vì thế chính quyền đang tìm cách bóp chẹt tự do tôn giáo.
Và cuối cùng, nhà nước đã lợi dụng tôn giáo để tạo nên kỳ thị trong lòng dân tộc.

Trước những thực tế nầy, chúng ta phải thực thi lời kêu gọi của các tôn giáo ở Vatican, và công nhận rằng: Vì “chúng ta không thật sự sống các lý tưởng cao cả của các tôn giáo chúng ta, chúng ta phải lãnh trách nhiệm trước các thực tế đau buồn nầy.
Nếu từ đây mỗi tôn giáo chúng ta thực sự sống lý tưởng cao cả của tôn giáo chúng ta thì sẽ:
- Không còn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất hay Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam (quốc doanh) mà chỉ có một Giáo Hội Phật Giáo duy nhất.
- Không còn Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo Hải Ngoại và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam; hoặc Giáo Hội Cao Đài Hải Ngoại và Giáo Hội Cao Đài quốc doanh.
- Không còn Giáo Hội Công Giáo Vatican hay Giáo Hội Công Giáo quốc doanh, mà chỉ có một Giáo Hội Công Giáo duy nhất.

Các Giáo Hội không còn bị chia rẽ nội bộ, hơn nữa các tôn giáo Việt Nam cổ truyền sẽ hợp với nhau thành một khối một sức mạnh tinh thần để xây dựng lại một dân tộc Việt Nam hạnh phúc dựa trên các nguyên tắc của công lý và hòa bình. Như lời tuyên bố của các vị đại diện tôn giáo họp ở Vatican:
“Nếu chúng ta tất cả hợp nhất lại với nhau thì chúng ta có đủ khả năng để đề phòng và lướt thắng được các cơn khủng hoảng đe dọa khắp nơi trên thế giới”.
Đạo NHÂN NGHĨA, Đạo TỪ BI, BÁC ÁI sẽ như là một ánh sáng chói lòa đánh tan các mây mù vô thần đang phá hoại dân tộc chúng ta.

Kính thưa quý vị,
Chúng ta tin chắc rằng chúng ta sẽ thắng, và phải thắng. Chúng ta sẽ đưa dân tộc chúng ta vào con đường đạo lý, gạt bỏ được ách nô lệ của dối trá, của bất công để tạo cho dân tộc yêu quý của chúng ta một nền hòa bình vĩnh cữu trong công lý và hòa bình.
Và đó là quyết tâm của đại diện các tôn giáo thế giới đã nói lên qua lời kết thúc buổi gặp gỡ của vị Giáo Hoàng Công Giáo:


“Tôi luôn luôn tin tưởng rằng các vị lãnh đạo các tôn giáo đóng một vai trò trọng yếu trong việc nuôi dưỡng và thể hiện niềm hy vọng đạt được Công Lý và Hòa Bình, vì không có nó thì sẽ không có một tương lai xứng đáng với nhân loại.” Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài (Roma)

ĐẠO LÝ TRONG CHÍNH TRỊ
Trước đó, vào chiều Thứ Sáu 11-2-2000, tại Phòng Sinh Hoạt Việt Báo Kinh Tế (201 N.Sullivan, Santa Ana) nhóm thân hữu của Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài đã tổ chức một cuộc gặp gỡ và mạn đàm với Đức Ông về các vấn đề liên quan đến đạo đức, văn hóa, xã hội trong bối cảnh quê hương và dân tộc Việt Nam hiện nay.

Ông Đỗ Như Điện từ San Diego đến, đại diện cho Thường Vụ Trung Ương Phong Trào Giáo Dân VN Hải Ngoại đã giới thiệu Đức Ông Trần Văn Hoài:
- năm 1968 du học tại Roma,
- 1971 được bổ nhiệm vào làm việc tại Bộ Truyền Giáo thuộc giáo triều Vatican,
- 1972: Phó Viện Trưởng trường truyền giáo thuộc Vatican, nơi đào tạo các linh mục của các xứ truyền giáo,
- 1976: Phó Viện Trưởng trường Thánh Phaolô thuộc Vatican, nơi đào tạo các linh mục các xứ truyền giáo gởi về để sau nầy trở thành giáo sư các Đại Chủng Viện hoặc Giám Mục.
- 1979-1983 được Bộ Truyền Giáo sai đi theo phái đoàn Cao Ủy Liên Hiệp Quốc để viếng thăm các trại tỵ nạn Việt Nam ở vùng Đông Nam Á, Hồng Kông, Phi-Luật-Tân.
- 1983-1987 trở lại tiếp tục nhiệm vụ tại trường Thánh Phaolô.
- 1987: Giám Đốc Văn Phòng Tông Đồ Mục Vụ Việt Nam Hải Ngoại.
- 1988, thay mặt Hội Đồng Giám Mục Việt Nam để tổ chức lễ Phong Thánh cho 117 vị tử đạo Việt Nam tại Vatican.
- Tháng 10-1999, được về hưu sau khi được 70 tuổi theo luật nhân viên của Vatican.
- Đức Ông Trần Văn Hoài là người sáng lập Phong Trào Giáo Dân VN Hải Ngoại và người đã đưa ra sáng kiến thành lập Hội Đồng Liên Tôn VN hiện nay.

Trước đông đảo cử tọa thuộc giới trí thức, nhân sĩ, truyền thông báo chí trong Cộng Đồng người Việt tại Orange County Đức Ông Philippe Trần Văn Hoài đã trình bày đề tài: “Yếu Tố Đạo Lý Trong Chính Trị”... Ngài nói:
“Khi nói đến chính trị, chúng ta thường ít quan tâm đến yếu tố đạo lý. Chúng ta chỉ nghĩ đến các hình thức tổ chức chính trị như quân chủ, dân chủ, dân chủ đa nguyên hoặc độc tài, quân phiệt v.v. Khi nghĩ đến các yếu tố làm nên hệ thống chính trị, chúng ta cũng chỉ nghĩ đến các yếu tố lịchsử, địa dư, văn hóa, kinh tế xã hội, thương mãi... mà không nghĩ đến yếu tố đạo lý. Đạo lý ở đây không có nghĩa là tôn giáo đạo đức mà có nghĩa là luân thường đạo lý. Ai cũng công nhận rằng một chính sách vô luân, dã man, chắc không có một dân tộc nào chấp nhận, trừ khi bị cưỡng bách. Vì thế khi chúng ta dùng 2 chữ chính trị để diễn tả hoạt động của nhà cầm quyền có trách nhiệm điều hành một dân tộc, thật rất có ý nghĩa...”

CHÍNH (gồm chữ CHÍNH là ngay thẳng và chữ VĂN là văn hóa, văn minh) có nghĩa là làm cho xã hội có văn hóa, văn minh...TRỊ là hướng dẫn, điều hành (cai trị).
CHÍNH TRỊ: là hướng dẫn, điều hành một dân tộc đi theo con đường ngay thẳng, chính lộ, sống theo luân thường đạo lý.
Sống theo luân thường đạo lý, là sống theo bản tính Trời đã phú bẩm cho con người. Sống theo luân thường đạo lý, đó là sống theo đạo lý.
Sách Trung Dung của Tử Tư, ghi lại tư tưởng của Khổng Tử, bắt đầu bằng câu quả quyết nầy: “Thiên Mệnh chi vị Tính, suất Tính chi vị Đạo, tu Đạo chi vị Giáo”. (Bản tính của con người là do Trời ban cho, Đạo là con đường để dẫn dắt bản tính đó đi cho đúng, và tu đạo, theo cho đúng con đường đó là giáo, dạy dỗ)...
Như vậy, chính trị là hướng dẫn con người sống theo đạo Trời đã phú bẩm trong lương tâm con người. Khổng Tử nói rõ thêm: “Chính giả, chính dã” (Sách Luận Ngữ, XII,16). Làm chính trị là giúp dân sống chính trực theo luân thường đạo lý. Vì thế, theo Khổng Tử, trong đạo làm người, việc chính trị là bổn phận cao cả và nặng nề nhất “Nhân đạo, Chính vi đại” (Đạo làm người thì Chính Trị là lớn nhất) (Lễ Ký, Ai Công vấn tiết 6). Bởi vì, theo ngài nói, nghề dạy học có thể giáo hóa được 100, 1000 người, còn làm chính trị có thể cải hóa được muôn người, triệu người, có thể chuyển hóa được thiên hạ.
Có thể người ta nói ý nghĩa chính trị theo Khổng Tử, đã quá lỗi thời, nó đã được khái niệm cách đây mấy ngàn năm trong hoàn cảnh xã hội kinh tế rất khác biệt. Nhưng chúng ta thử lấy lại định nghĩa hai chữ chính trị do các nhà xã hội học và chính trị học hôm nay đưa ra, xem có hoàn toàn khác với tư tưởng của Khổng Mạnh không"

Định nghĩa nầy như sau:
“Chính trị là một khoa học, và cũng là một nghệ thuật tổ chức xã hội để cho mọi thành phần xã hội nầy được hạnh phúc”. Mọi người hạnh phúc có nghĩa là công ích. Và công ích là lý do tồn tại của chính trị. Một hệ thống chính trị không nhằm đạt đến CÔNG ÍCH, nghĩa là không nhằm phục vụ hạnh phúc của người dân, hệ thống ấy không có quyền và không được phép tồn tại. Mỗi công dân đều có quyền và hơn nữa có bổn phận phải lật đổ với mục đích thay thế vào một hệ thống chính trị nhằm công ích.
Những lời quả quyết trên đây không phải al những lý thuyết suông. Thực tế chúng ta đang sống, chứng minh hùng hồn những lời xác quyết trên đây.
Trước tiên chúng ta thử hỏi: Tại sao gần 2 triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi tị nạn và hiện tại có hơn một triệu người Việt Nam đang ở nước Mỹ trong đó có chúng ta đang ngồi đây"
Tại sao nước Việt Nam chúng ta đang là một nước lớn tại Đông Nam Á về cả mặt văn hóa chính trị, kinh tế, đột nhiên trở thành một nước nghèo nhất thế giới, và bây giờ đang ngửa tay ăn xin các nước đàn em ở Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Đại Hàn v.v..."
Phải chăng chỉ vì nước Việt Nam đã bị rơi vào tay một chế độ vô thần, và rồi vô đạo và vì thế mà vô nhân, vô nghĩa; thay vì phục vụ cho công ích thì họ chỉ phục vụ cho Đảng, cho cán bộ cao cấp của Đảng. Từ giai cấp vô sản họ đã trở thành giai cấp TƯ BẢN ĐỎ.
Cả thực tế Việt Nam hiện tại từ trong nước ra hải ngoại minh chứng hùng hồn vai trò của đạo đức trong chính trị.
Một sự kiện thứ hai xảy ra tại nước Mỹ nầy càng thuyết phục chúng ta phải công nhận vai trò thiết yếu của đạo đức là vụ gương xấu của Tổng Thống Clinton. Dân chúng Mỹ không thể chấp nhận vị Tổng Thống của họ bị lỗi lầm tình cảm đến mức độ nầy. Họ dòi hỏi vị lãnh đạo tối cao của họ phải có đạo đức, nghĩa là phải sống theo luân thường đạo lý.
Nếu Tổng Thống Clinton không có thái độ hối cải chắc dân Mỹ đã nổi loạn truất phế. Như Khổng Tử đã nói: “Thượng bất chính, hạ tắc loạn”.
Hai thực tế đó chứng minh điều quan trọng nầy: Yếu tố đạo đức là một thành tố quan trọng trong chính trị, trong hệ thống chính trị cũng như trong bản thân của người làm chính trị.
Còn một điều làm chúng ta thắc mắc: Tại sao hệ thống chính trị của Cộng Sản là một hệ thống chính trị dựa trên căn bản vô thần, vô đạo, tại sao họ đặt nặng đến vấn đề tôn giáo như chúng ta thấy. Trong một quốc gia, vấn đề phải đặt nặng trước tiên là vấn đề xây dựng. Nhưng vấn đề thứ hai không kém quan trọng là vấn đề quốc phòng, ngăn ngừa giặc xâm lăng.
Cũng thế, khi cộng sản xây dựng một hệ thống chính trị vô thần, họ phải xây dựng trên căn bản khoa học tân tiến của con người; đồng thời họ phải đề phòng sức mạnh đối nghịch vô thần là tôn giáo, là đạo đức: vô thần và tôn giáo hữu thần, vô đạo và đạo đức là 2 sức mạnh, 2 yếu tố không đội trời chung! Yếu tố nầy sống thì yếu tố kia phải chết.
Vì thế sau ngày 30-4-1975, khi nắm trọn quyền lãnh đạo toàn thể dân tộc Việt Nam, việc làm đầu tiên của chính phủ cộng sản là tiêu diệt các tôn giáo.
Nhưng sau gần 50 năm ở miền Bắc Việt Nam và 25 năm ở Miền Nam, Cộng Sản không đạt được mục tiêu chính làl tiêu diệt tôn giáo. Điều nầy cũng minh chứng, yếu tố đạo đức là một thành tố căn bản trong việc điều hành một dân tộc. Vì thiếu thành tố nầy, nên Cộng Sản đang lâm vào bước đường cùng, đang dẫy dụa hấp hối.
Và hiện giờ, muốn sống, Cộng Sản đang tìm cách ve vãn các tôn giáo.”
Buổi mạn đàm chấm dứt lúc 8 giờ tối.

(Bản tin của GS Nguyễn Lý Tưởng)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tạp chí Văn Học Mới số 5 dày 336 trang, in trên giấy vàng ngà, bìa tranh nghệ thuật của Nguyễn Đình Thuần, sáng tác từ hơn 50 nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo và phê bình nghệ thuật.- Văn Học Mới số 6 sẽ ấn hành vào tháng 3/2020, có chủ đề về nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
Một tuyệt phẩm thi ca gồm những bài thơ dị thường chưa bao giờ xuất hiện bất cứ đâu, viết bởi một thi sĩ dị thường. Tựa: Tuệ Sỹ Ba ngôn ngữ: Việt - Anh - Nhật Dịch sang tiếng Anh: Nguyễn Phước Nguyên Dịch sang tiếng Nhật: G/s Bùi Chí Trung Biên tập: Đào Nguyên Dạ Thảo
Mùa thu là cơ hội bước sang trang mới khi nhiệt độ bắt đầu dịu lại. Trong mùa này, người dân California không cần mở điều hòa không khí lớn hết cỡ và cũng còn quá sớm để lo chạy máy sưởi.
Garden Grove xin mời cộng đồng tham gia chương trình đóng góp tặng quà cuối năm nhằm mang lại niềm vui, hy vọng và giúp đỡ cho những trẻ em địa phương không có quà trong mùa lễ Noel.
Ngồi niệm Phật miên man, dù cố tâm vào Phật hiệu nhưng hôm nay vẫn không sao “ nhập” được, đầu óc nó cứ văng vẳng lời anh nó lúc sáng: - Tu hú chứ tu gì mầy!
Một đường dây buôn người bán qua TQ do một phụ nữ Việt là nạn nhân buôn người trước đây tổ chức vừa bị phát hiện và bắt 2 người tại tỉnh Nghệ An, miền Trung Việt Nam, theo bản tin hôm 5 tháng 12 của Báo Dân Trí cho biết.
Điều trần luận tội đầu tiên của Ủy Ban Tư Pháp Hạ Viện đã nhanh chóng nổ ra cuộc đấu đá nội bộ đảng phái hôm Thứ Tư, 4 tháng 12 năm 2019, khi các nhà Dân Chủ cáo buộc rằng Tổng Thống Donald Trump phải bị truất phế khỏi chức vụ vì tranh thủ sự can thiệp của nước ngoài vào cuộc bầu cử ở Hoa Kỳ và đảng Cộng Hòa giận dữ vặn lại không có căn cứ cho hành động quyết liệt như vậy.
Đó là cuộc khảo sát của công ty tài chánh WalletHub đối với 182 thành phố khắp Hoa Kỳ, để xếp thứ tự an toàn nhất cho tới bất an nhất. Cuộc nghiên cứu dựa trên 41 thước đo liên hệ tới an toàn
Cảnh sát đã bắn chết một người đàn ông cầm dao tại El Monte, Nam California hôm Thứ Hai.
Một phần thưởng 50,000 đô la được đưa ra để bắt một người đàn ông của thành phố Burnaby đã bị truy nã trước đây vì tội rửa tiền như một phần của nhóm tội phạm có tổ chức người Việt Nam hoạt động tại Canada và Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.