Hôm nay,  

Mỗi Người Một Tiếng

05/01/200000:00:00(Xem: 5918)
Muốn cho bà con bên nhà đủ cơm ăn áo mặc, được học hành, đi chùa, nhà thờ tự do, bà con mình ở Mỹ không cần “làm chánh trị cao lớn” gì cả. Mà chỉ cần chúng ta, mỗi người một tiếng.
Trước khi Khoa học tìm ra định luật cộng hưởng trong âm học, tổ tiên chúng ta đã tử ngữ hóa nó thành tục ngữ “nhiều tay vỗ nên kêu”. Cái khôn bình dân và lâu đời đó sẽ công hiệu hơn trong xã hội dân chủ như Hoa Kỳ và trong thời đại tin học toàn cầu như hiện tại. Phương chi, số người Việt tỵ nạn CS chúng ta hàng mấy triệu có mặt khắp Tây Âu Bắc Mỹ, hòa lẫn vào mọi tầng lớp xã hội Tây Phương nên hiện năng tiếng nói lớn hơn bất cứ tất cả Tòa Đại sứ, Lãnh sự hay chính khách Cộng sản nào!

Góp một tiếng nói là một việc làm đơn giản. Không tốn kém mà lại khỏe người vì khai mở được tâm sự. Tuy rằng người Mỹ rất dè dặt với các vấn đề chính trị nhưng rất dễ cởi mở tâm tình đề xã hội: Người Mỹ rất tự nhiên bộc bạch nỗi niềm về việc làm về người vợ, đứa con ngay khi đứng xếp hàng đợi xe bus, đợi trả tiền. Họ nói để xì hơi và cũng chẳng cần ta khuyên lơn gì đâu. Ta chả lẽ đánh chữ làm thinh trong các cuộc nói nhỏ (small talks) đó. Đó là lúc ta xì hơi về cái khó, cái khổ của em ta, con ta ở quê nhà.

Hãy xì hơi với người hàng xóm, người đi xe chung, người đồng sự. Không cần lý luận, mà đi vào con tim, tạo sự tội nghiệp những người bị cô thế. Phong trào chống chiến tranh Việt Nam một phần lớn ở Mỹ, Bắc Âu trong thập niên 60 xuất phát từ các sinh viên Đại học là do tình tự đó. Làm sao lương tâm không cắn rứt khi thấy số bom Mỹ thả gấp đôi ba lần so với Đệ nhị thế chiến. “Một người một tiếng nói” đã làm cho tất cả các cơ quan truyền thông Mỹ, báo chí Mỹ hướng về khu Bolsa. Đảng Cộng hòa lẫn Dân Chủ đứng về phía người tỵ nạn giữa trận chiến một bên là Cộng sản lợi dụng quyền tự do phát biểu hiến định của Hoa Kỳ một bên là những nạn nhân của Cộng sản.

Một tiếng nói và nói sự thật mà thôi. Chúng ta làm khác chính sách tuyên truyền quốc ngoại của CS gồm đen trắng, xám. Ta chỉ nói trắng ra. Có người nào trong chúng mà bản thân, thân tộc, bè bạn không hơn một lần là nạn nhân Cộng sản. Có ai mà không hơn một lần gởi tiền về giúp bà con nghèo khổ. Có người Tây Phương nào chấp nhận chánh quyền tước đoạt các tự do căn bản, bất khả tương nhường của con người như CSVN đang làm. Ta là nhân chứng sống, tín lực rất cao. Tôi đã thử nhiều lần trong khuôn viên đại học với cả giáo sư lẫn sinh viên. Tôi, nói tháng nầy tôi cần thêm một số tiền vì cháu tôi ở VN phải đóng thêm tiền học. Bà giáo sư chủ nhiệm tỏ vẻ bực tức về tiền học phí đối với trẻ em và phán một câu “that’s very bad government” (đó là một chính phủ rất tệ hại). Lần khác trong vụ Trần Trường, báo trường ủng hộ freedom of speech (tự do phát biểu), chúng tôi hỏi “Nếu phát xít Nazi treo cờ chữ vạn ở trường, anh thấy sao"”. Đa số sinh viên da trắng cho là người tỵ nạn đòi hạ cờ và hình Cộng sản là đúng.

Lợi ích của mỗi người một tiếng là một chân lý không cần tranh biện: Tuy nhiên vì lợi ích của nó không tức thì nên có một số người ngần ngại làm. Một là vì ngôn ngữ, hai là vì bận rộn mưu sinh hay vì Mỹ hóa rồi nên lơ là. Ba viện dẫn đó đều thiếu cơ sở. Đừng ngại mình yêu tiếng Mỹ trong đàm thoại. Mình nói sao người Mỹ cũng hiểu được. Past tense (thì quá khứ) không biết thì already (đã xong). Đó là chưa nói họ hiểu ta qua body language (ngôn ngữ bằng cử chỉ) rất nhiều. Bận rộn thì không. Đâu có đăng đàn diễn thuyết. Mà ta nói khi làm, xếp hàng, hay giải lao vẫn là các cơ hội tốt hơn. Lý do thứ ba thường xảy ra với người ở Mỹ quá lâu nay sanh tại Mỹ. Với quí vị nầy, có lẽ quan điểm của những WASP’s (White Anglo Saxon Protestants, Tin Lnah Da Trắng Gốc Anglo-Saxon) là giai cấp quí tộc của xã hội Hoa Kỳ sẽ thuyết phục hơn. Họ gọi người Việt Mỹ vẫn là Asian Americans (Việt gốc Á) và Vietnam vẫn là your home country (quê hương quý vị). Dễ hiểu thôi, phong tục học cho biết hòa nhập ethnicity (sắc tộc) thì được cho làm sao hòa nhập race (chủng tộc) thành Mỹ được. Trái lại biết gửi sắc thái giòng giống lại được trọng vọng hơn vì quan niệm melting pot đã lỗi thời, mà salad bowl là đúng. Có ai nói vấn đề Việt đáng tin hơn người Mỹ gốc Việt nói.

Ai cũng biết, qua cầu cấm đoàn quân đi đều bước vì sợ cộng hưởng sập cầu. Một người một tiếng sẽ cộng hưởng thành một dư luận, tác động vào chánh giới Hoa Kỳ. Báo chí đài phát thanh Việt ngữ hải ngoại rất thành công trong việc thông tin, nghị luận trong cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ. Ta là quần chúng ta cần biến nó thành dư luận, thành phong trào chẳng những trong cộng đồng ta mà cả xã hội quốc gia. Đề tài chỉ đơn sơ và thực thà như cuộc sống ta. Ta chỉ nói sự thật. Một sự thật đau buồn. Một người Việt đói khổ, nhân phẩm bị chà đạp, nhân quyền bị chà đạp do một Đảng độc tài lỗi thời, không được tự do bầu cai trị.
Và tiếng nói đó sẽ rất hiệu quả vô cùng.

(Các ghi chú trong ngoặc là của tòa soạn.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.