Hôm nay,  

Bài I: Tôi Đi Mổ Mắt Cườm

11/09/199900:00:00(Xem: 14459)
Tôi đã viết một bài “Chữa Mắt Trên Quỹ Đạo” đăng trên tạp chí Thế kỷ 21 khoảng năm 1994 sau khi các phi hành gia phi thuyền con thoi (shuttle) bay lên quỹ đạo Trái Đất sửa chữa Viễn vọng kính Hubble được phóng lên đó từ năm 1990 mắc chứng loạn thị. Tấm gương tròn cong của nó đường kính 2 mét 4 làm nhiệm vụ thấu kính, đã bị mài thiếu độ cong chính xác. Những bài viết về Vật lý Thiên thể và Vũ trụ học của tôi thường được các bạn trẻ tán thưởng nhiệt liệt, nhưng cũng có một số các vị cao niên vốn là thâm giao của tôi, nói với tôi: “Việc dưới đất này còn bao nhiêu chuyện anh không viết, cứ viết hoài về những chuyện không gian trên trời như vậỵ mấy ai thiết”. Tôi chỉ cười hề hề không đáp, nhưng bụng nghĩ thầm nếu có dịp nào nhất định tôi sẽ viết về chuyện khoa học ở mặt đất cho mấy cụ hài lòng.
Nay có một chuyện không phải trên trời cao mà thấp lè tè ở dưới đất làm tôi nổi hứng viết, vì nó xẩy ra ở thành phố San Jose, Bắc California. Sau vụ Chữa mắt trên Quỹ đạo, nay có vụ “Chữa mắt ở San Jose”, lại do chính tôi làm “phóng viên”, cuộc đời ký giả của tôi nghĩ cũng có những cái duyên thật kỳ lạ.
Nói là “phóng viên” cho oai nhưng thật ra tôi chỉ là bệnh nhân đi chữa mắt. Tôi là người trong cuộc, mắt tôi có cườm và tôi đã nằm trên bàn mổ để bác sĩ lấy cái cườm đó ra. Nhãn khoa ngày nay quá thông dụng, việc lấy cườm cũng là chuyện rất thường, có gì đáng nói để tôi phải thuật lại tự sự" Nhưng với sự hiểu biết của tôi, việc này có nhiều chuyện lạ. Mục đích của tôi viết bài này, trước hết là muốn hóa giải một vài ngộ nhận mà tôi nghĩ rất có ích cho các bậc cao niên, sau là có dịp trình bầy những tiến bộ mới nhất trong ngành giải phẫu này, về những phương tiện hiện đại như phẫu thuật khúc xạ, siêu âm và laser, kể cả các loại phẫu thuật laser sửa sắc đẹp cho các bà, một điều tôi xin thú thật “rất quan tâm”...đến tận đáy lòng.

CƯỜM LÀ CÁI GÌ"
Tôi muốn đánh tan ngay một ngộ nhận về hai chữ “mổ mắt” cổ lỗ làm các cụ từ xưa vẫn thấy sợ. Cái gì chớ nói đến lên bàn mổ là đã thấy ngại ngùng rồi vì coi như tính mạng treo trên sợi tóc. Nhưng phẫu thuật lấy cườm mắt chẳng có mổ sẻ gì ghê gớm cả, tôi không bị đánh thuốc mê toàn thân “bất tỉnh nhân sự”, chỉ có khoảng con mắt bị làm “mê” đi cho vị bác sĩ tiện dùng dụng cụ đụng vào nó mà không thấy đau, và mắt tôi cũng chẳng hề bị mổ banh ra như có người hiểu lầm. Trong lúc lấy cườm tôi vẫn tỉnh như sáo sậu, xung quanh tôi ai làm gì tôi cũng biết và nếu không phải giữ im lặng cho bác sĩ làm việc, tôi đã nói đùa vài câu cho đỡ buồn.
Vậy “cườm” là cái gì, những ai hay mắc phải để mắt bị mờ đi và nếu không chữa là mù hẳn" Để giải thích tôi đành phải dùng một vài thuật ngữ khoa học và xin cố làm cho thật đơn giản phù hợp với ngôn ngữ thường dùng hàng ngày. Cườm là cataract, và nó là bệnh của cái thấu kính (lens) tức thủy tinh thể trong con mắt của chúng ta. Mắt của chúng ta nhìn bề ngoài coi như có tròng trắng và tròng đen. Thấu kính nằm ở tròng đen mà ta vẫn thường gọi là con ngươi, hay đồng tử (iris). Ở đây có một cái màng bên ngoài gọi là giác mạc, sau giác mạc đến đồng tử và sau đồng tử là thấu kính. Đồng tử làm việc như bức màn che của máy ảnh, điều chỉnh mức độ ánh sáng vào mắt. Cả ba là bộ phận thu ánh sáng bên ngoài vào mắt.
Mắt bị cườm là cái thấu kính bị mờ. Các vị cao niên lớn tuổi thường bị mờ như vậy, mức nặng nhẹ khác nhau. Mờ ít là cườm ít, mờ nhiều là cườm nhiều làm thị giác mờ dần cho đến mờ hẳn là bị lòa. Cái gì làm thấu kính mờ, tại sao trẻ không bị, già lại bị" Xin thưa ngay đó là luật của ông Trời và nói theo khoa học đó là hậu quả không thể tránh của tình trạng lão hóa.
Khi con người từ lòng mẹ sinh ra, mắt đã nhìn được là vì trong con mắt đã có sẵn thấu kính thiên nhiên rồi. Thủy tinh thể đó nhỏ và trong vắt, nó là hạt nhân (nucleus) của thấu kính, rồi từ đó theo tuổi đời, thấu kính mỗi lúc một lớn. Thấu kính lớn bằng cách nào vậy" Nó không tự lớn mà quanh nó có những màng tế bào vừa để bảo vệ vừa sẵn sàng bồi đắp cho nó. Màng đó cũng trong suốt như thủy tinh, nên bồi đắp bao nhiêu nó chỉ làm thủy tinh thể hạt nhân lớn lên mà không hề làm giảm sức trong suốt của nó.
Rồi đến lúc con người về già, các tế bao sinh ra vào lúc này không còn như lúc trẻ nữa, nó không trong suốt mà hơi đục một chút. Sức nhìn của người già đã yếu đi là vì vậy. Thế nhưng tiến trình lão hóa không dừng ở đây, các tế bào tiếp tục mờ đục thêm và đến lúc nó dầy, nó không cho ánh sáng rọi qua nó nửa. Đó là mắt mù.
Thấu kính bị đục như vậy gọi là cườm. Vậy chữa cườm mắt là lấy cái thấu kính thủy tinh đục đó ra để thay thế bằng một thủy tinh thể nhân tạo và trong vắt. Mắt lại sáng như thời còn trẻ.
Trước khi nói đến kỹ thuật thay thấu kính thủy tinh thể, tôi muốn nhấn mạnh một điều. Con mắt người ta là một bộ phận tế nhị nhất trong cơ thể con người. Từ giác mạc che ngoài con ngươi, thấu kính và những cái màng trong suốt bao bọc nó cho đến võng mạc, tức là bộ phận trong cùng mắt như phần trong một trái cầu (tức nhãn cầu) làm nhiệm vụ một tấm phim thu hình ảnh lọt vào mắt qua thấu kính để biến thành nhửng tín hiệu đưa lên óc, tất cả những bộ phận đó đều mỏng manh dễ rách dễ bể. Muốn hình dung nó mỏng manh như thế nào hãy tưởng đến cái màng quả trứng ở sau lần vỏ cứng trước khi nói đến lòng trắng và lòng đỏ.

NÂNG NHƯ NÂNG TRỨNG, HỨNG NHƯ HỨNG HOA


Tôi nghĩ bàn tay phẫu thuật của các bác sĩ nhãn khoa còn phải gượng nhẹ hơn thế nữa khi dùng những dụng cụ làm nhiệm vụ lấy cườm ra và thay thấu kính. Bởi vì trong tay các bác sĩ giải phẫu là một dụng cụ nhỏ chỉ lớn hơn cây kim chích loại bự một chút, có ba chức năng: một là phát ra siêu âm, thứ hai là phun nước, thứ ba là hút (phaco: ultrasound, irrigation, aspiration). hút. Siêu âm để phá vỡ thủy tinh thể, còn hút là dụng cụ đó có đường rỗng bên trong như kim chích để hút các mảnh vụn đó ra khỏi mắt. Chức năng của dụng cụ là như vậy, nhưng vấn đề còn tùy ở bàn tay cầm dụng cụ. Bởi vì ở một nơi cần phải nâng niu gượng nhẹ như con mắt người ta mà cho một máy đập vào đó thì coi chừng, chỉ cần sơ xẩy một chút là gây tai họa.
Ngay cạnh cái cườm khốn khổ cần phải trừ đi lại là những thứ cần phải giữ lại. Đó là những thớ thịt li ti nhỏ xíu (ciliary muscle) có nhiệm vụ giữ thủy tinh thể như cái khuôn ghép giữ tấm kiến cho thật chắc cho nó khỏi... rớt ra ngoài. Nhất là quanh thủy tinh thể lại có cái màng mỏng hơn cả màng trứng vì nó chỉ dầy có 3 micron (1 micron là 1 phần 1,000 của mi-li-mét). Lỡ nhích một phần trăm của ly thôi cũng đủ để siêu âm phá luôn những bộ phận thiết yếu đó, hoặc tệ hại hơn, siêu âm “lỡ tay” làm rách luôn cái giác mạc che ngoài đồng tử thì coi như con mắt bị hủy. Cố nhiên nếu xẩy ra vụ giác mạc bị bể thì cũng không đến nỗi tuyệt vọng, bởi vì người ta sẽ thay thế bằng một giác mạc khác. Chỉ có điều phiền là giác mạc không thể là thứ nhân tạo như thủy tinh thể, mà phải là giác mạc thật của thiên nhiên tạo ra con người. Vậy lấy giác mạc đó ở đâu" Lấy ở người chết chớ còn lấy ở đâu. Các nhà sản xuất hiện nay có thể sản xuất cả thủy tinh thể lẫn giác mạc có sẵn để phòng khi có sự lỡ tay làm hư giác mạc và sẵn có cái thay thế. Tôi nghĩ sự “lỡ tay” này rất ít, nhưng nói không hề có bao giờ cũng không đúng.
Ở đây tôi đặc biệt có một điều cần căn dặn các bậc lão niên. Nếu thấy mắt đã có cườm thì nên xin đi giải phẫu lấy cườm càng sớm càng tốt. Bởi vì lâu ngày, những tế bào cườm bám quanh thủy tinh thể sẽ cứng lại như đá, lúc đó dùng siêu âm phá cũng khó, nếu nó bể thì cũng bể thành những cục lớn. Có trường hợp các cườm bể quá lớn, khi hút vào nó làm vỡ luôn cả đầu phaco trong lúc còn ở trong mắt, rất nguy hiểm. Muốn làm bể thật nhỏ các mảnh vụn của cườm, người ta phải tăng sức mạnh của siêu âm. Tôi nghe nói về chuyện này, có một vài ông bác sĩ nhãn khoa phát minh ra phương pháp mới gọi là “karate chop”, nghĩa là chặt bằng karate. Các ông dùng cường lực siêu âm như bàn tay chặt theo kiểu “không thủ đạo” (tiếng Nhật là Karate), bàn tay cứng như thép chặt cườm ra từng mảnh, dũng mãnh chẳng khác bàn tay thép võ sĩ đạo chặt xuống chồng gạch chất cao làm bể luôn đến viên chót, xem trên movie thấy ngoạn mục vô cùng.
Tôi thật không biết thủ thuật võ công này kiến hiệu đến độ nào - vì cũng may chưa từng có kinh nghiệm bản thân - nhưng tôi xem mà thấy rùng mình. Không phải vì khâm phục mà vì sợ. Nhè nơi con mắt cần nâng niu gượng nhẹ mà dùng đến “bạo lực võ công” để đánh thì phải thú thật là hết chỗ nói rồi vậy.
Tôi còn một điều nữa cần ghi chú ở đây. Trước khi đi “mổ mắt”, bệnh viện sẽ làm thủ tục thử máu, đo áp huyết, ghi điện tâm đồ (cardiogram), xem có bệnh tim hay không. Nếu người lên bàn mổ có bệnh tim là nguy hiểm chăng" Tôi xin nói ngay, trong lúc giải phẫu mắt, nếu chẳng may lên cơn đau tim thì đó là lúc an toàn nhất cho người bệnh. Bởi vì trong suốt thời gian cuộc giải phẫu, bạn sẽ được tiếp nước biển liên tục, các dụng cụ đo áp huyết, đo dưỡng khí trong máu đều được mắc vào cơ thể bệnh nhân để kết quả hiện lên màn hình trước mắt bác sĩ. Thí dụ nếu có chuyện gì khác lạ xẩy ra, lập tức có sự chữa trị ngay tức khắc, ở một nơi đã quy tụ sẵn nhiều bác sĩ giỏi về tim mạch, với đầy đủ dụng cụ và thuốc men chữa trị, trong khi người bệnh lại nằm sẵn trên bàn mổ và đã được chuẩn bị chu đáo từ trước.
Sau khi lấy cườm ra, việc đặt vào đó một thủy tinh thể nhân tạo là chuyện thường, nhãn khoa thời trước cũng làm được, kể cả nhãn khoa ở Việt Nam hiện nay. Y khoa hiện đại làm chuyện đó quá dễ dàng.

MỘT NGHỆ THUẬT KỲ DIỆU
Tôi đi giải phẫu mắt thấy thoải mái vô cùng, không đau đớn, không nhức nhối, tối về ngủ thẳng một giấc, như quên cả mắt vừa bị “mổ”. Ngày hôm sau đi tháo băng, tôi thấy sau một lúc tự mắt nó điều chỉnh, tôi nhìn được không vướng víu gì hết. Ba ngày sau đến thử mắt lại, đã thấy trở lại bình thường và tôi đã ngồi trước computer. Nhưng thận trọng nên tôi cho mắt nó nghỉ và tiếp tục nhỏ thuốc vào mắt để khử độc theo đúng lời dặn của bác sĩ. Trong khi giải phẫu bác sĩ có trách nhiệm với bệnh nhân. Nhưng sau khi cuộc giải phẫu hoàn thành mỹ mãn, tôi nghĩ bệnh nhân cũng có bổn phận với chính mình. Nghĩa là về nhà nhỏ thuốc, uống thuốc theo đúng lời căn dặn của bác sĩ, không được sai một ly. Chớ có sao lãng hay coi thường để rồi mắt bị chẩy máu, đau trở lại làm uổng một công trình giải phẫu khó khăn và làm mất công bác sĩ lại phải tìm cách chữa trị con mắt mà chưa chắc nó sẽ trở lại tốt như lúc ban đầu.
Tôi đã trải qua một kinh nghiệm bản thân thú vị. Tôi là người làm báo, viết tin, viết bình luận thời cuộc hàng ngày. Nhưng như tôi đã từng tâm sự với nhiều bạn, lúc sảng khoái nhất của tôi là viết về những bài khoa học chớ không phải chính trị, chỉ tiếc tình hình thời sự không cho phép tôi có thời giờ làm chuyện đó. Nay sau một vụ giải phẫu lần đầu tiên trong đời, tự nhiên tôi cảm thấy hứng thú muốn viết về chuyện này.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.