Hôm nay,  

Tương Lai Báo Chí Việt Ngữ Tại Úc - Phần I

11/11/200000:00:00(Xem: 5311)
(Bài nói chuyện tại buổi Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Người Việt Định Cư Tại Úc)

Lời giới thiệu: Trong dịp Lễ Kỷ Niệm 25 Năm Người Việt Định Cư Tại Úc, vừa được khai mạc ngày Thứ Sáu, 3 tháng 11, tại Sydney, một buổi hội thảo về truyền thông được tổ chức qua sự điều hợp của ông Lưu Dân. Trong buổi hội thảo, có 4 diễn giả: Ông Lưu Tường Quang, giám đốc đài truyền thanh SBS, trình bầy về sự phát triển hiện nay của truyền thông điện tử và internet; ông Hữu Nguyên, chủ bút Sàigòn Times, trình bầy về tương lai báo chí Việt ngữ tại Úc; ông Phan Lạc Phúc, bỉnh bút của nhật báo Chiêu Dương, trình bầy về cuộc sống của một ký giả tại Việt Nam; và cô Dai Le, nhân viên của đài ABC, trình bầy về cuộc sống của một người Việt làm việc trong hệ thống truyền thông Úc. Sau đây là bài thuyết trình về Tương Lai Báo Chí Việt ngữ tại Úc của ông Hữu Nguyên.

*

Kính thưa qúy vị trong ban tổ chức,

Thưa toàn thể qúy vị,

Đầu tiên, chân thành cảm ơn ban tổ chức đã có nhã ý để tôi được trình bầy về đề tài "Tương Lai Báo Chí Việt Ngữ Tại Úc". Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tất cả qúy vị đã hiện diện trong buổi thảo luận này.

Thưa qúy vị, bình thường, nói về tương lai đã là điều khó. Nói về tương lai báo chí Việt ngữ tại Úc lại càng là điều khó hơn. Nhất là với một người mới làm báo như tôi, kinh nghiệm chưa nhiều, kiến thức có hạn, tài liệu tham khảo thì hiếm, và thời gian lại eo hẹp, thì sự khó khăn chắc chắn là phải gấp bội. Tuy nhiên, phần vì trách nhiệm của một người Việt đối với cộng đồng, phần vì ý nghĩa to lớn của lễ kỷ niệm 25 năm người Việt định cư tại Úc, nên tôi cố gắng làm những gì mình có thể làm, để hôm nay, mạo muội trình bầy cùng qúy vị một số ý kiến của mình. Chắc chắn, trong phần trình bầy của tôi sẽ có nhiều thiếu sót. Một số điểm có thể không được sự tán đồng của qúy vị. Vì vậy, tôi rất mong sự thông cảm cùng những đóng góp ý kiến của qúy vị sau phần trình bầy của tôi.

Thưa qúy vị, trước khi trình bầy về "Tương Lai Báo Chí Việt Ngữ Tại Úc", tôi xin được thống nhất cùng qúy vị về nội dung một số từ tôi sẽ dùng. Thứ nhất, từ "tương lai" là một từ trừu tượng. Tương lai có thể là vài ngày, vài tháng, vài năm, và cũng có thể là vài chục, vài trăm năm... Như vậy, câu hỏi được đặt ra cho tôi là "Tương Lai Báo Chí Việt Ngữ Tại Úc" mà tôi trình bầy sẽ là tương lai 10 năm" 50 năm" Hay 100 năm" Có lẽ 10 năm thì quá ngắn, 50 năm lại quá dài, khả năng mình không kham nổi. Hơn nữa, khi dự đoán điều gì, tôi cũng muốn chính mình có dịp xem mình đoán trúng và sai điều gì. Vả lại, nhìn vào mốc điểm kỷ niệm 25 năm của buổi lễ, cộng với những biến đổi khó có thể lường của lịch sử, tôi thấy mình chỉ nên đưa ra những dự đoán về báo chí Việt ngữ tại Úc trong thời gian 25 năm sắp tới. Vì vậy, trong phạm vi bài nói chuyện của tôi, ngoại trừ khi nêu rõ thời gian, còn bình thường, khi tôi dùng đến hai chữ "tương lai" mong qúy vị hiểu đó là thời gian 25 năm sắp tới.

Điểm thứ hai tôi muốn thưa cùng qúy vị là từ "báo chí Việt ngữ" được trình bầy trong buổi nói chuyện hôm nay chỉ giới hạn trong phạm vi báo và tạp chí xuất bản định kỳ, bao gồm nhật báo, bán tuần báo, tuần báo, tuần san, nguyệt san, bán nguyện san... Nói như vậy có nghĩa, những đặc san, nội san, chuyên san, không thuộc phạm vi bài nói chuyện của tôi.

Bài nói chuyện của tôi gồm 2 phần. Phần thứ nhất, tóm tắt quá trình phát triển báo chí Việt ngữ tại Úc. Phần hai, phần chính yếu, đưa ra một số dự đoán về tương lai báo chí Việt ngữ tại Úc trong thời gian 25 năm sắp tới. Sau đây, tôi xin được trình bầy phần thứ nhất.

I. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN BÁO CHÍ VIỆT NGỮ TẠI ÚC

Thưa qúy vị, trước năm 1975, người Việt đã tới Úc du học và tu nghiệp qua chương trình Colombo. Ngoài ra, cũng có một số người Việt đến Úc vì lý do hôn phối và đã nhập quốc tịch Úc. Theo thống kê dân số thì vào năm 1971, số người Việt có mặt tại Úc chỉ có vỏn vẹn 700 người. Đến năm 1981, con số này đã tăng lên đến 43,400 người. Cùng với sự lớn mạnh của cộng đồng người Việt tại Úc, nhu cầu giao lưu tin tức cũng nảy sinh. Đáp ứng nhu cầu đó, ngay từ năm 1978, một số tạp chí tiếng Việt đã ra đời như tờ Quê Hương, Quê Mẹ, Đất Mẹ... Tuy nhiên, phải đợi đến khi tờ Chuông Sàigòn ra mắt độc giả vào cuối năm 1979, dư luận Úc Việt mới chính thức công nhận sự hiện diện của báo chí Việt ngữ tại Úc. Tiếp đó, trong thời gian khoảng 3 năm, ba tờ báo khác ra đời là Chiêu Dương, Nhân Quyền, Việt Luận. Đến năm 1987, tại Melbourne tờ Tivi Tuần San ra đời. Ngay năm sau, tại Sydney, tờ Sàigòn News xuất hiện, và năm 1989, tờ Việt Nam Thời Nay được thành lập. Năm 1991, tại Victoria, có thêm tờ Tivi Victoria, và cuối năm 1992, tờ Tiếng Nói Người Việt ra mắt độc giả. Năm 1993, khai sinh thêm 2 tờ báo mới là Sàigòn Times và Dân Việt. Năm 1994, làng báo Úc Châu có thêm tờ Đại Việt. Sau đó, tại Brisbane có bán nguyệt san Người Việt Queensland, tại Nam Úc có Nam Úc Tuần Báo, tại Sydney có tuần báo Mai Vy News... Ngoài ra, ta không thể không kể đến một số báo, tạp chí, nguyệt san như Dân Chúa, Thằng Cuội, Hoa Niên, Thế Hệ Mới, Sống, Y Học Phổ Thông, "M", Đời Mới, Bất Khuất, Trầm Lặng, Vì Nước, Đất Mẹ, Hồn Nước...

Trải qua thời gian 20 năm qua, vì lý do này hoặc lý do khác, nhiều báo, tạp chí, nguyệt san đã đình bản, và ở thời điểm hiện nay, làng báo Úc Châu chỉ còn nhật báo Chiêu Dương, bán tuần báo Việt Luận, tuần báo Dân Việt, Nhân Quyền, Việt Nam Thời Nay, Sàigòn Times, Mai Vy News, Tivi Tuần San, Tivi Victoria, Người Việt Queensland, nguyệt san Dân Chúa, Hoa Niên, Thằng Cuội, Y Học Phổ Thông...

Về số lượng báo in, tuy không thể có con số đích xác, nhưng tôi ước lượng, mỗi tuần tổng số báo chí Việt ngữ như vừa nêu, đã cho phát hành khoảng từ 60 ngàn đến 75 ngàn tờ. Nếu số lượng bán khoảng 3 phần 4, tôi phỏng đoán, từ 45 đến 56 ngàn tờ đến tay độc giả. Với số lượng đó, khoảng 25 ngàn đến 30 ngàn gia đình Việt Nam có báo Việt ngữ mỗi tuần ít nhất từ một tờ đến 5 tờ. Và như vậy, ta có khoảng 50 đến 60 ngàn người Việt đọc báo Việt mỗi tuần, chiếm khoảng phần ba so với số người Việt hiện có khoảng 200 ngàn.

Bên cạnh sự phát triển về số lượng, báo Việt ngữ ngày càng đẹp về hình thức và ngày càng chất lượng về nội dung. Hai đặc tính căn bản của báo chí là tính chính xác và tính nhanh chóng, ngày càng được thể hiện cụ thể và phong phú qua báo chí Việt ngữ, nhất là nhật báo Chiêu Dương.

Nhìn lại chặng đường phát triển của báo chí Việt ngữ tại Úc, dĩ nhiên ta có quyền tự hào vì chỉ sau thời gian trên dưới 3 năm, kể từ khi những người Việt tỵ nạn đầu tiên đặt chân lên đất Úc, cộng đồng người Việt đã có mấy tờ tạp chí, và khoảng 4 năm sau, đã có một tờ tuần báo. Đây rõ ràng là một thời gian kỷ lục, vì ngay cả với người Úc, sau khi những người da trắng đầu tiên đặt chân đến Úc vào năm 1789, mãi đến năm 1803, tức là 15 năm sau, tờ báo đầu tiên bằng tiếng Anh nhan đề "Sydney Gazette and New South Wales Advertiser" mới ra đời.

Nhìn vào chặng đường phát triển rực rỡ suốt 25 năm qua, câu hỏi lớn nhất được đặt ra cho những người làm báo Việt ngữ nói riêng và cho cộng đồng người Việt tại Úc nói chung là: "Tương lai báo chí Việt ngữ tại Úc sẽ đi về đâu"" Để có thể trả lời được phần nào câu hỏi này, tôi xin được đi vào phần hai và cũng là phần chính yếu của bài thuyết trình.

II. TƯƠNG LAI BÁO CHÍ VIỆT NGỮ TẠI ÚC

Thưa qúy vị, khi bàn đến tương lao báo chí Việt ngữ tại Úc cũng như tại hải ngoại, một số người bi quan cho rằng, giai đoạn vài năm vừa qua và vài năm sắp tới, là giai đoạn cực thịnh của báo chí Việt ngữ. Sau đó, báo chí Việt ngữ sẽ bước vào thời kỳ suy thoái, và không sớm thì muộn, báo chí Việt ngữ sẽ bước vào giai đoạn hấp hối rồi bị khai tử.

Trái lại, một số người lạc quan cho rằng, cùng với sự phát triển của chính sách đa văn hóa, sự giao lưu ngày càng chặt chẽ giữa Úc và Việt Nam, cùng viễn ảnh người Việt sang Úc du học, làm ăn, đoàn tụ, định cư... ngày càng đông, báo chí Việt ngữ sẽ tiếp tục khởi sắc và thịnh vượng gấp đôi, gấp ba giai đoạn hiện nay.

Ngoài ra, một số người khác lại cho rằng, sự phát triển của báo chí Việt ngữ là một chặng đường thăng trầm tùy thuộc vào nhiều yếu tố, trực tiếp hoặc gián tiếp, nhưng khi nào cộng đồng người Việt còn hiện hữu, chắc chắn khi đó báo chí Việt ngữ còn xuất bản để đáp ứng nhu cầu hiểu biết, giải trí và giáo dục của người Việt.

Trong 3 quan điểm trên, quan điểm nào được coi là có lý"

Thưa qúy vị, không phải là người ba phải, nhưng nếu nhìn nhận một cách có tình có lý, và đặt sự phát triển của báo chí Việt ngữ trong bối cảnh phát triển chung của cộng đồng người Việt tại Úc, của xã hội Úc, xã hội Việt và tương quan giữa hai quốc gia cũng như thế giới, tôi thấy cả ba quan điểm trên đều hợp tính hợp lý trên một số phương diện. Tổng hợp những điểm hợp tình hợp lý của cả 3 quan điểm này, tôi xin được trình bầy "Tương Lai Báo Chí Việt Ngữ Tại Úc" qua 5 điểm chính:

1. Đội ngũ những người viết báo, làm báo Việt ngữ trong tương lai.

2. Độc giả báo Việt ngữ trong tương lai sẽ là những ai.

3. Hình thức và kỹ thuật làm báo Việt ngữ trong tương lai sẽ thế nào.

4. Nội dung báo Việt ngữ trong tương lai có những thay đổi gì.

5. Quảng cáo của báo Việt ngữ trong tương lai sẽ ra sao.


Sau đây là điểm thứ nhất.

1. Người viết báo, làm báo Việt ngữ trong tương lai sẽ là ai"

Thưa qúy vị, phần đông những người viết báo và làm báo Việt ngữ hiện nay đều ở lứa tuổi từ 40 đến 60. 25 năm nữa, họ đều ở lứa tuổi về hưu hoặc đã qua đời. Vậy 25 năm nữa ai sẽ là người viết báo và làm báo Việt ngữ"

Trong 25 năm nữa, tại Úc, ai sẽ người viết những bài tạp ghi xúc động như Huy Quân" Ai có thể viết những bài phiếm luận lời lời hào khí, hành vân lưu thủy như Bao Bất Đồng" Ai có thể sáng tác những bài thơ châm biếm sâu sắc, thâm thúy, đọc lên thấy sảng khoái như được bay bổng tận trời xanh, như Nam Man" 25 năm nữa, ai có thể viết những bài thời sự về nước Úc một cách nhanh chóng lại có bề sâu bằng Cổ Nhuế, Lưu Dân" Ai sẽ viết những bài phóng sự linh động và có hồn như Lê Thảo Minh" Và ai có thể làm báo một cách có tổ chức như ông Nhất Giang, duyên dáng và tài hoa như ông Vi Túy, kiên trì và có chí khí như ông Long Quân, một lòng một dạ yêu thương nghề làm báo và viết báo như Gia Du, Trần Châu"...

Rõ ràng, trả lời những câu hỏi trên là điều không dễ dàng. Và điều này đã khiến chúng ta lo ngại: Tương lai, báo chí Việt ngữ sẽ đi vào một ngõ cụt!

Nhưng nếu nhìn vào quá trình phát triển của làng báo Việt ngữ tại Úc, ta sẽ thấy, sự lo ngại trên không hợp lý. Bằng chứng là trong số những người làm báo và viết báo có tên tuổi tại Úc hiện nay, có đến 95% không hề làm báo và viết báo tại Việt Nam. Nói cách khác, nếu lịch sử Việt Nam không có biến cố 1975, khiến người Việt phải vượt biển tỵ nạn, chắc chắn nhiều người Việt đã không thành nhà văn, nhà thơ, nhà báo một cách tài hoa như chúng ta đã thấy.

Hiển nhiên, ở thời điểm 1975-80, nếu nói về tương lai báo chí Việt ngữ tại Úc, chắc chắn khó ai có thể dự đoán được, nó lại thịnh vượng, phong phú và đa dạng như hiện nay. Nói như vậy có nghĩa, bản thân cuộc sống với muôn chuyện bất ngờ, luôn luôn ấp ủ những điều kỳ diệu. Và trong số 200 ngàn người Việt hiện sinh sống trên đất Úc, trong đó có những người hiện đang ở lứa tuổi 20, 30, chắc chắn, cùng với những biến đổi của cuộc sống, của cảnh ngộ, sẽ có không thiếu người trở thành nhà văn, nhà báo trong tương lai. Ngoài ra, những tác giả và những người làm báo trẻ tuổi của những báo và tạp chí như Thằng Cuội, Hoa Niên, Tuổi Trẻ, Thế Hệ Mới, Mai Vy News... sẽ góp phần quan trọng vào làng báo Úc Châu trong 25 năm sắp tới.

Điều quan trọng là báo chí Việt ngữ phải biết khuyến khích và tạo điều kiện cho độc giả, nhất là giới trẻ có cơ hội tham gia vào việc viết báo. Có vậy, ta mới có thể phát hiện được nhân tài, tạo điều kiện cho nhân tài phát triển. Tôi lấy thí dụ như qua việc tổ chức cuộc dự thi viết về đề tài Người Việt Trên Đất Úc, Sàigòn Times đã nhận được nhiều bài vở viết rất hay của nhiều cây viết rất trẻ. Thậm chí có em chỉ mới 15 tuổi, đến Úc năm em mới lên 10 như Bảo Trân.

Ngoài ra, một số học sinh, sinh viên Việt Nam du học cũng sẽ là những người đóng góp bài vở cho báo chí Việt ngữ tại Úc trong tương lai. Hiện tại, theo tôi phỏng đoán, có khoảng 4 đến 5 ngàn học sinh, sinh viên Việt Nam du học tại Úc. Phần do thành kiến chính trị, phần do báo chí Việt ngữ tại Úc chưa chủ động trong việc lôi kéo những cây viết mới, nên hầu hết học sinh, sinh viên Việt Nam du học, không đóng góp bài vở, mặc dù trong số đó có rất nhiều người có khả năng, có khát vọng được viết. Tương lai 25 năm nữa, với những biến đổi thuận lợi, khiến tự do dân chủ tại Việt Nam phát triển, thành kiến chính trị giữa người Việt và người Việt không còn, chắc chắn sinh viên học sinh VN du học tại Úc sẽ tích cực đóng góp phần không nhỏ cho báo chí Việt ngữ tại Úc.

Thành phần quan trọng nữa sẽ đóng góp bài vở cho báo chí Việt ngữ chính là những nhà văn, nhà báo tại Việt Nam. Đây là một lực lượng quan trọng đối với tương lai phát triển báo chí Việt ngữ hải ngoại, trong đó có Úc. Như vừa trình bầy, hiện tại tình hình chính trị tại Việt Nam chưa cho phép những người đó gửi bài ra ngoại quốc thường xuyên, và chúng ta cũng chưa thể nhận được sự cộng tác công khai của họ, nhưng tương lai 25 năm nữa, tình hình Việt Nam sẽ thay đổi, và khi đó, sự cộng tác của những cây viết trong nước là điều gần như bắt buộc.

Riêng về phần những người làm báo, tôi nghĩ, trong tương lai cũng sẽ có những thay đổi. Bên cạnh những người làm báo Việt ngữ chuyên nghiệp tại Úc, sẽ có những người làm báo chuyên nghiệp từ Việt Nam nhập cuộc. Vào thời điểm 25 năm nữa, một số tờ báo có uy tín tại Việt Nam có thể mở thêm chi nhánh tại Úc, hoặc có thể in riêng ấn bản Úc Châu với một số tin tức và quảng cáo được cập nhật hóa và địa phương hóa. Ngoài ra, viễn ảnh một vài tài phiệt báo chí Úc nhảy vô thị trường báo chí Việt ngữ giống như Jay Harris, chủ hãng Mercury News bên Hoa Kỳ, cũng là điều có thể xảy ra trong thời gian 25 năm sắp tới.

2. Độc giả báo chí Việt ngữ trong tương lai

Thưa qúy vị, tôi vừa trình bầy về những người viết báo và làm báo trong tương lai. Sau đây, tôi xin trình bầy yếu tố thứ hai, quan trọng không kém đối với tương lai báo chí Việt ngữ hải ngoại là độc giả. Vậy tương lai 25 năm nữa, độc giả đọc báo Việt ngữ sẽ là những ai" Số lượng độc giả đó nhiều hay ít, tăng hay giảm so với hiện tại"

Giống như những người viết báo, phần đông độc giả của báo Việt ngữ tại Úc hiện nay đều ở trong lứa tuổi từ 40 trở lên. 25 năm nữa, số độc giả này sẽ già, và nhu cầu đọc báo Việt ngữ trong giới trẻ rất khó gia tăng. Nhất là sự phát triển của một loạt các dịch vụ truyền thông khác như truyền thanh, truyền hình, internet, sẽ ít nhiều khiến số độc giả báo chí Việt ngữ giảm.

Bên cạnh đó, một khi tình hình Việt Nam thay đổi trong tương lai, nhiều người Việt khi bước vào tuổi 60 ngoài, sẽ có khuynh hướng muốn về Việt Nam đễ dưỡng già. Điều này sẽ ảnh hưởng đến số lượng độc giả của báo Việt ngữ tại Úc.

Đặc biệt, một số người cho rằng, sự quan tâm đến Việt ngữ của giới trẻ Việt Nam tại Úc có chiều hướng càng ngày càng giảm. Bằng chứng cụ thể là số lượng học sinh lớp 12 chọn Việt văn làm môn thi trong thời gian 10 năm qua đã có những thay đổi như sau. Năm 1991, có 232 học sinh chọn môn Việt văn. Đến năm 1994, con số này tăng lên tới 438, nhưng từ đó cho đến nay, đã liên tục giảm. Đến năm 1999, còn có 184 em, và con số mới nhất, năm nay 2000, chỉ còn có 136 học sinh Việt chọn môn Việt văn trong kỳ thi lớp 12. Đây là con số tại tiểu bang NSW. Riêng các tiểu bang khác, rất tiếc tôi không thu thập được.

Trong phạm vi bài thuyết trình hôm nay, tôi không thể trình bầy nguyên nhân dẫn đến sự sút giảm này. Tuy nhiên, để qúy vị có một khái niệm rõ ràng hơn, tôi xin thưa, số lượng học sinh người Hoa chọn môn Hoa ngữ trong kỳ thì lớp 12 tại NSW, nhìn chung vẫn gia tăng và gia tăng một cách đều đặn trong 10 năm qua. Điểm quan trọng nữa là trong khi số người Hoa tại Úc kém cộng đồng người Việt khoảng 40 ngàn, tỷ lệ học sinh người Hoa chọn môn Hoa ngữ trong kỳ thi lớp 12 lại nhiều hơn học sinh người Việt từ 2 cho đến 5 lần, tùy theo năm.

Tự thực tế như vậy, một số người đã có lý khi cho rằng, tương lai, thế hệ trẻ Việt Nam sẽ rất ít khi đọc báo Việt ngữ. Tuy nhiên, theo tôi, có những yếu tố quan trọng cần được nêu lên, để qua đó, ta thấy tùy thuộc vào những diễn biến của những yếu tố đó, sẽ có những chuyển biến trong thành phần độc giả của báo chí Việt ngữ trong tương lai.

Điểm thứ nhất, thái độ xa lánh báo chí Việt ngữ của giới trẻ, theo tôi nghĩ, chỉ có tính tạm thời. Thái độ này sẽ thay đổi một khi giới trẻ bước qua lứa tuổi 30.

Điểm thứ hai, trong tương lai 25 năm nữa, số lượng người Việt tại Úc về thăm Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng một khi thể chế chính trị tại Việt Nam thay đổi. Điều này sẽ tạo cơ hội cho giới trẻ VN tại Úc thấy tha thiết hơn với truyền thống, văn hóa, phong tục, tập quán và ngôn ngữ Việt Nam.

Điểm thứ ba, do tình hình chính trị tại VN thay đổi, tạo điều kiện cho sự phát triển tự do dân chủ, kinh tế, văn hóa tại VN. Điều này sẽ tạo cơ hội cho số lượng du học sinh từ VN sang Úc gia tăng gấp bội so với hiện nay. Trong bối cảnh đó, viễn ảnh giao lưu giữa thế hệ trẻ VN sinh trưởng tại Úc, với thế hệ trẻ VN sang Úc du học, sẽ ngày càng chặt chẽ hơn. Nhờ vậy, thế hệ trẻ VN sinh ra và lớn lên tại Úc sẽ có cơ hội học hỏi tiếng Việt nhiều hơn.

Từ ba điểm vừa nêu, tôi tin chắc, 25 năm nữa, số lượng người đọc báo Việt ngữ trong giới trẻ VN sinh trưởng tại Úc sẽ gia tăng một cách đáng kể. Thêm vào đó, là thành phần học sinh, sinh viên VN du học tại Úc cũng sẽ là một lực lượng quan trọng rất đáng khích lệ trong việc mua báo và đọc báo Việt ngữ.

Ngoài ra, trong thời gian 25 năm nữa, nhu cầu di dân vì lý do hôn phối, đoàn tụ gia đình, tu nghiệp, làm ăn, giữa hai quốc gia Úc Việt cũng sẽ gia tăng gấp bội so với hiện nay. Điều này sẽ khiến độc giả báo Việt ngữ tại Úc gia tăng về số lượng và thêm phần đa dạng.

Tóm lại, tương lai 25 năm nữa, nếu tình hình chính trị tại Việt Nam có những thay đổi thuận lợi, mối quan hệ giữa hai nước Việt Úc phát triển tốt đẹp, số lượng độc giả Việt ngữ tại Úc sẽ nhiều hơn so với hiện nay. Viễn ảnh này có phần tương tự như báo Hoa ngữ. Cụ thể, trong khi cộng đồng người Hoa ít hơn so với cộng đồng Việt, số lượng báo chí Hoa ngữ hiện nhiều hơn về ấn bản. Theo tôi biết, hiện tại, cộng đồng người Hoa có ít nhất là 4 tờ nhật báo (Shingtao, Independent Daily, Australian Daily, Australian Chinese Daily) và khoảng trên dưới 10 tờ tuần báo, bán tuần báo và tạp chí.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.