Hôm nay,  

Trang Thư Độc Giả

10/03/200100:00:00(Xem: 3783)
Tuần trước, Sàigòn Times đã giới thiệu một số đoạn trong lá thư gửi đại sứ CSVN của ông Bernie Ripoll, dân biểu liên bang vùng Oxley, Queensland, cùng một số đoạn trong lá thư phúc đáp của đại sứ CSVN Vũ Chí Công, với nội dung xoay quanh những vi phạm quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam của chính phủ Hà Nội trong thời gian gần đây. Ngay sau đó, qua thư, email và điện thoại, tòa soạn nhận được nhiều thắc mắc của qúy độc giả. Trong số đó, có những thắc mắc vượt khỏi khả năng của tòa soạn, nên trong số báo tuần này, theo yêu cầu của các bạn: Vũ T.D. và Nguyễn Văn H. (Cabramatta), Huỳnh V.T. (Fairfield), Nguyễn Duy T. (Marrickville) và bạn Trần T.V. (Perth), tòa soạn đã đăng nguyên văn tiếng Anh và bản dịch tiếng Việt thư của ông Bernie Ripoll gửi đại sứ CSVN và thư phúc đáp của đại sứ CSVN. Ngoài ra, chúng tôi cũng nêu lên một số điểm không tán đồng với nội dung lá thư phúc đáp của đại sứ Vũ Chí Công. Tòa soạn rất mong, sau khi đọc hai lá thư, qúy độc giả sẽ đóng góp ý kiến để vấn đề thêm sáng tỏ.

*
Đoàn Kết Tôn Giáo Là Niềm Hy Vọng Của Dân Tộc

Thưa BS Lê Văn Sắc, Thưa qúy báo Sàigòn Times cùng qúy độc giả.

Trong số báo thượng tuần tháng 3 vừa rồi, tôi rất hân hạnh được đọc bài của BS viết về nhu cầu đoàn kết giữa các vị lãnh đạo tôn giáo tại Việt Nam. Thưa BS và thưa qúy vị, theo tôi nghĩ, tình hình Việt Nam không sớm thì muộn cũng sẽ có những thay đổi. Góp phần vào những thay đổi đó, các vị lãnh đạo tôn giáo sẽ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, đoàn kết tôn giáo là niềm hy vọng của dân tộc, của tương lai toàn dân. Nếu LM Nguyễn Văn Lý sống giữa cường quyền cộng sản, dám lên tiếng đòi tự do tôn giáo, chúng ta ở hải ngoại phải có bổn phận hậu thuẫn lời kêu gọi của ngài. Hậu thuẫn đó có thể nhiều cách. Thức đêm đốt nến cầu nguyện cho ngài như chúng ta đã làm là một. Viết thư cho các vị dân biểu nghị sĩ của Úc là hai. Đến gặp các vị dân biểu nghị sĩ, yêu cầu họ lên tiếng với chính phủ Hà Nội hoặc viết thư cho đại sứ cộng sản là ba. Đó là những cách rất hữu hiệu mà tôi nghĩ, cộng sản rất lúng túng. Thời đại bây giờ là thời đại văn minh, cộng sản không còn tự tung tự tác thực hiện luật rừng và tòa án kiểu kangaroo. Ngoài ra, chúng ta cũng nên thẳng thắn tảy chay mấy vị cha, sư quốc doanh được chính phủ Hà Nội cử ra hải ngoại "giải độc" như BS Sắc đã viết. Về tình cảm cá nhân, tôi rất mong được gặp các vị lãnh đạo tinh thần từ Việt Nam viếng thăm Úc Châu. Nhưng nếu các vị được Hà Nội cử ra hải ngoại làm ảnh hưởng đến cuộc đấu tranh của LM Nguyễn Văn Lý thì chúng ta không thể không lên tiếng góp ý với các ngài.

Trương M.H. Darra QLD

*
Tại Sao Cộng Sản Lại Cho Đức Cha Phạm Minh Mẫn Đi Mỹ"

Tuần trước, tôi có đọc trên mục Diễn Đàn Độc Giả của báo ST thấy có trích đăng bài viết của một vị bên Mỹ. Bài này tôi cũng đọc trên Internet trước đó khoảng tuần lễ. Trên phương diện nào đó, tôi đồng ý, việc xuất cảnh của Đức Cha Phạm Minh Mẫn đã làm giảm phần nào giá trị của cuộc đấu tranh đòi tự do tôn giáo của ngài Nguyễn Văn Lý. Tuy nhiên, tôi không đồng ý với một số bà con bên Mỹ, cũng như tác giả nào đó đã gửi bài lên Internet, khi qúy vị đó biểu tình chống lại cuộc viếng thăm giáo dân bên Mỹ của ngài Phạm Minh Mẫn. Tôi chỉ là một người bình thường, nhưng trước đây tôi đã từng gặp ngài Phạm Minh Mẫn. Tôi hiểu và tin tưởng ngài không bao giờ tuyên truyền cho cộng sản. Tuy nhiên, chúng ta phải hiểu, cộng sản là những người rất thâm độc. Họ có bản chất thâm độc từ xưa đến nay, và hiện tại họ có tiền của, thì giờ và nhân sự để tiếp tục thâm độc. Chính Cha Lễ đã nói, điều đáng sợ nhất là cộng sản tỏ ra ưu đãi tôn giáo này, và bạc đãi tôn giáo khác. Cộng sản làm như vậy là vô hình chung giữa các tôn giáo có sự mâu thuẫn. Tương tự như vậy, cộng sản cương quyết không cho Tòa Thánh bổ nhiệm bất cứ ai làm Tổng Giám Mục địa phận Sàigòn ngoại trừ Đức Cha Phạm Minh Mẫn. CS thủ đoạn làm như vậy là nhằm ly gián giữa các vị chủ chăn khiến cho một số vị, một số con chiên không hiểu, quay ra tẩy chay ngài Phạm Minh Mẫn. Cũng tương tự, cộng sản cho một số vị Cha, Sư ra hải ngoại thăm con chiên, phật tử là để nhằm vừa chứng minh với thế giới, ở Việt Nam có tự do tôn giáo, và vừa để tạo mâu thuẫn giữa những người Việt hải ngoại, những người tuy cùng mục tiêu chống cộng, nhưng dị biệt về kiến thức, tầm nhìn, quyền lợi, quan điểm, kinh nghiệm về cộng sản... Vì vậy, tôi rất mong những vị cao niên cao kiến trong cộng đồng một mặt thận trọng đừng rơi vào bẫy của cộng sản, chống đối tùm lum, một mặt nên tạo điều kiện tiếp xúc với các Cha, các sư được xuất ngoại để giải thích cho họ hiểu rõ âm mưu của cộng sản cùng hậu quả việc các ngài xuất ngoại, để lần sau nếu cộng sản có cho họ xuất ngoại thì họ phải khôn ngoan có điều kiện với cộng sản.

Mấy lời tâm huyết, rất mong sự đóng góp của qúy vị lãnh đạo tinh thần lương cũng như giáo, cùng qúy đồng hương xa gần khắp nước Úc.

Lương Vũ Đức Hiền - Hoa Trang Trại - Tasmania

*
Vài Dòng Tâm Sự Với Nữ Thi Sĩ Đan Phụng

Sau khi đọc bài viết về nữ thi sĩ Đan Phụng, đồng tác giả cuốn Sông Thương Một Bến với cố thi sĩ Tú Phan, tôi rất cảm động, nên xin có vài dòng tâm sự với nữ thi sĩ. Thưa thi sĩ, tuổi của tôi tuy còn thua tuổi của bà, nhưng sức khỏe rất yếu, e chẳng thể thọ bằng tuổi của bà, nói chi đến việc làm được những điều thiện có ý nghĩa, có lý tưởng như bà. Vì vậy, khi được biết bà đã thành toàn được ý nguyện của cố phu quân, ra mắt được tập thơ, tôi lại nhớ đến nữ sĩ Anh Thơ, hiền thê của bác sĩ Bùi Viên Dinh. Tôi còn nhớ, khi mà phu quân Bùi Viên Dinh qua đời, nữ sinh Anh Thơ cũng đã làm được một tập thơ nhan đề Lệ Sương. Nhưng nghe đâu phải mất 4 năm sau khi chồng mất mới cho ra mắt tập thơ này. Trong khi đó thì thi sĩ Đan Phụng chỉ mất có 2 năm đã cho chào đời tập thơ Sông Thương Một Bến. Như vậy thiệt là đáng khâm phục vô cùng. Tôi cũng được biết là nữ sĩ Anh Thơ quê cũng ở Sông Thương và là người đã đoạt giải thơ của Tự Lực Văn Đoàn, nhưng không rõ năm nào...

Đất khách quê người, lại lớn tuổi, mà thi sĩ Đan Phụng có thể cho ra mắt được một tập thơ như vậy thì thật là qúy hóa vô cùng cho văn học nước nhà, đó là nói rộng, còn nói hẹp thì thật là an ủi cho con cháu trong nhà và vong linh của người quá cố. Cuối cùng, qua trang báo của Sàigòn Times, tôi xin được chân thành kính gửi tới thi sĩ Đan Phụng lời kính chúc vạn sự viên mãn, ý thơ dồi dào như trăng mới mọc, như lửa mới nhen để có thể mãi mãi sáng tác...

Nguyễn T.H.T. Canberra ACT

*
Ai Béo Ai Mập Cũng Khổ Cả!

Kính gửi Chế Bồng Dzợ đại huynh! Trước hết xin thưa với huynh, tôi là một người Việt tỵ nạn gầy gò, nhưng không ốm yếu chút nào. Tôi gầy vì tôi hiểu thấu cái khổ của béo mập. Cái khổ tôi nói đến ở đây là cái hay quên, chứ không phải cái chuyện đẹp xấu đâu đại huynh. Kinh nghiệm của đời tỵ nạn cho tôi thấy, hễ ông bà nào đã mập mạp, sung sướng, lên xe xuống ngựa rồi là chúa hay quên. Quên đủ thứ, quên vợ con, bằng hữu còn đói khổ ở Việt Nam, quên luôn cả gia đình, tổ quốc, quên phéng cả nỗi nhục mất nước, quên luôn cả nỗi đau ngồi trong trại cải tạo nghe mấy thằng cán ngố lên lớp dậy khôn, bảo cái đèn là cái điếu cũng phải gật. Đúng như huynh đã nói: "Chó không chê chủ nghèo. Con chỉ thương cha mẹ béo". Chính vì cái bản chất con người đã ăn no dửng mỡ là chúa hay quên nên ngày xưa ông Việt Vương Câu Tiễn muốn phục quốc đã sợ sướng đến độ phải nhịn ăn, mặc vải sô, đi chân đất rồi cho lính nhổ bọt vào mặt mình ngày ba bữa để nhắc đến nỗi nhục vong quốc. Ông Lê Lợi muốn giành lại cơ đồ khỏi tay quân Minh nên ông đã phải nằm gai nếm mật. Còn ông Nguyễn Ánh thì chỉ vì muốn khôi phục lại cơ đồ mà chuyên gối đầu lên quả bưởi để khỏi ngủ một giấc ra hồn. Còn ông Ngũ Tử Tư thì chuyên để chiếc dùi ngay dưới cằm để khi đọc binh thư khỏi ngủ gật.

Riêng Chế huynh, đọc thư thấy huynh cũng có vẻ quan tâm đến đại cuộc, ghét phường áo cháo đá bát, thích làm việc đại nghĩa. Nhưng không hiểu sao huynh lại lấy cái biệt hiệu Chế Bồng Dzợ" Đệ nghĩ, một thằng đàn ông mà khoái "bồng vợ" thì cả đời chỉ làm được mỗi chuyện "chế tạo con nít". Mà "chế tạo con nít" thì, nói huynh tha lỗi cho đệ, con sâu con kiến nó cũng làm được!

Hương Lửa Từ Tâm - Perth WA

*
Sao Không Có Tranh Ông Đồ Của Bùi Xuân Phái"

Mới đi chơi xa về, được đọc tờ báo tết Sàigòn Times tôi thấy có rất nhiều tiến bộ. Nhất là cách trình bầy và mấy bài bình về thơ Ông Đồ phải nói là được lắm. Vì vậy tôi có lời khen qúy anh chị em trong ban biên tập. Khen rồi thì phải có chê. Chê để lần sau tiến bộ hơn, chứ không phải để thụt lùi. Nguyên do là cạnh mấy bài thơ về Ông Đồ, tôi không thấy tranh Ông Đồ của danh họa Bùi Xuân Phái. Vậy là cớ làm sao" Hai vị này chơi với nhau rất tri kỷ vì cùng hoài cảm cảnh xưa người cũ. Nếu tôi nhớ không lầm, thì hình như thời đó sau khi đọc bài thơ Ông Đồ, ông Bùi Xuân Phái có vẽ bức tranh Ông Đồ xuất thần đến độ chính ông Vũ Đình Liên cũng phải thừa nhận lột tả cái thần hay hơn cả bài thơ của ông. Về sau, nhà thơ Vũ Đình Liên có làm bài thơ "Gửi Bùi Xuân Phái". Lâu quá rồi, tôi chỉ nhớ được có hai câu đầu:

Người bảo tranh anh vốn sẵn buồn
Như thơ tôi vẫn cứ thương thương.
Tiện đây, tôi cũng nói luôn là trước khi viết bài thơ Ông Đồ, nhà thơ Vũ Đình Liên đã sáng tác một bài thơ rất cảm động nhan đề Hồn Xưa. Bài này tôi dám nói là rất ít người biết. Tôi có duyên được ông cụ thân sinh chép cho cả bài nhưng bây giờ chỉ nhớ có bốn câu cuối:

Có những điều ước vọng mơ màng
Mà bây giờ chúng ta không còn nữa
Nhưng biết tìm đâu cảnh xưa người cũ
Lặng lẽ bên đường lá rụng mưa bay.

*
Trần Trọng Đăng Đàn - Một Cây Viết Nguy Hiểm!"

Tôi có một ông bạn cầm viết trên 40 năm, mất liên lạc gần 20 năm, tết nguyên đán vừa rồi tình cờ gặp lại cố tri tại nhà một người bạn (xin được miễn nêu qúy danh). Đêm đó, tôi mời ông bạn về nhà uống một chầu túy lúy rồi hai đứa gác chân lên nhau nói đủ thứ chuyện ngày xưa. Nói rồi đột nhiên, ông hỏi thẳng tôi có biết Trần Trọng Đăng Đàn (TTĐĐ) là ai không. Tôi ngạc nhiên, hỏi ông là ai, ông bảo ông cũng không biết luôn. Tôi phì cười thì ông nói là ông chỉ biết đại khái đó là một nhân vật vô cùng nguy hiểm trong số những cây viết cộng sản tại Việt Nam hiện nay. Tôi cười bảo nguy hiểm gì đi nữa thì chủ nghĩa cộng sản ngày nay cũng lỗi thời, có văn nô cộng sản nằm vùng ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản như Vũ Hạnh viết truyện Giọt Máu khuyên người cầm viết theo CS mà bây giờ cũng buông bút thề không viết cho CS thì chẳng có cây viết nào là đáng sợ.

Nghe tôi nói vậy ông lắc đầu, bảo tôi, người như ông anh mà còn ngây thơ như vậy, chả trách, cộng sản nó còn làm mưa làm gió. Theo lời ông thì thằng TTĐĐ còn nguy hiểm hơn cả tay bác sĩ Nguyễn Ngọc Hà. Ông bạn hỏi tôi có biết, Nguyễn Ngọc Hà là ai, tôi lắc đầu luôn. Mấy thằng nhà văn CS biết làm gì cho mệt, cha. Ông cũng lắc đầu nhưng lắc đầu nhìn tôi thương hại. Theo lời ông thì Nguyễn Ngọc Hà nguyên là phó chủ nhiệm ủy ban về người Việt hải ngoại. Trước đây tay này có viết một cuốn sách phân tích cộng đồng người Việt ở hải ngoại. Sách dầy 122 trang. Nội dung cực độc, nhưng chả thấm vào đâu cuốn sách dầy trên 600 trang của TTĐĐ. Theo lời của ông bạn thân thì ông TTĐĐ đã trực tiếp đi khảo sát người Việt tại nhiều nước, đóng giả phu phen, tài xế, người hầu để phỏng vấn Việt kiều về thăm quê, hay làm ăn ở trong nước... Ngoài ra, y còn gặp gỡ các đại sứ của CS Việt Nam ở nước ngoài, làm việc với ủy ban người Việt ở nước ngoài tại Hà Nội và tại TP Hồ Chí Minh, sưu tầm hàng ngàn bài báo trong nước, ngoài nước viết về người Việt hải ngoại hoặc do người Việt hải ngoại viết. Hiện tại, cuốn sách của TTĐĐ do cục chính trị của CSVN xuất bản và được coi là cuốn sách gối đầu giường cho các tòa đại sứ CS và mật thám CS tại hải ngoại. Vì ông bạn tôi không biết nhiều nên tôi rất mong chư vị anh hùng trong bốn bể biết gì thêm về TTĐĐ hoặc cuốn sách của y, xin lên tiếng để ta có thể "biết địch biết ta, trăm trận trăm thắng"...

Vũ Văn Hải - Lakemba NSW

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.