Hôm nay,  

Được Mất Của Người Làm Quan.

14/07/200000:00:00(Xem: 5697)
Khổng Miệt là cháu đức Khổng Tử. Bật Tử Tiện là học trò đức Khổng Tử. Hai người cùng làm quan một thời. Đức Khổng Tử qua chơi Khổng Miệt, hỏi rằng:
- Từ khi ngươi ra làm quan được những điều gì, mất những điều gì"

Khổng Miệt thưa:
- Từ khi tôi ra làm quan chưa được điều gì, mà đã mất ba điều: Việc quan bận, không còn thời giờ học tập, vì thế mà học vấn không tấn tới. Bổng lộc ít, không đủ chu cấp cho họ hàng, vì thế mà họ hàng không thân thiết. Công việc nhiều không thể đi thăm người đau, viếng người chết, vì thế mà ăn ở với bầu bạn không trọn vẹn.

Đức Khổng Tử nghe nói không bằng lòng. Nhưng chẳng tiện nói ra. Bởi từ xa mới đến có lý đâu lại sinh này sinh nọ. Lại nữa, nó là phận cháu. Mình la rầy nó giữa chốn ba quân, thì tránh đâu cho khỏi mặt hai bác cháu dính đầy bụi bặm. Đó là chưa nói đến cha nó chết rồi mà mình bỏ phế, rồi bây giờ ầm ĩ rối loạn lên, thì làm sao thoát khỏi tiếng đời dị nghị. Chi bằng lấy cớ trong người không được khoẻ, rồi chạy ra quán dịch đặng rũ bụi đường xa, sẵn trớn đánh một giấc chứ khuya rồi không ngủ được. Đến ngày mai lên đường đi quách. Chứ lưu luyến chốn này coi bộ nhức nhối tận trong tim, rồi lỡ có nói chi lại thêm điều này tiếng nọ. Phần Khổng Miệt nghe bác mình nói thế, liền thét tả hữu đứng gần gấp gấp dzọt đi, đặng sửa soạn chiếu chăn cùng uống ăn cho đủ màn lễ bộ, rồi mới kính cẩn ngỏ lời tỏ ý:
- Bác ra thăm phen này thật vất vã vào thân, mà cháu chẳng danh tước chi đặng bác nở mày nở mặt. Quay lui quay tới chỉ làm quan nhỏ híu. Công việc thì nhiều tiền của chẳng bao nhiêu, nên chỉ có muối cơm dưa ra chiều đạm bạc. Đã vậy dân nơi đây lâm vòng khốn khó. Hết lụt tới mùa màng bị sâu bọ chơi ngang, thành ra có hạt cơm như cầm hột ngọc. Cháu vẫn nhớ bác thường hay dạy bảo: Người quân tử ăn chẳng cầu no. Cốt làm sao sống ở thế gian mà vẫn thong dong giữa vòng tục lụy. Không bị cột vào vàng nọ với bạc kia, thì đạo quân tử mới mong có ngày đạt được. Cháu tuy không dám nhận mình là người quân tử, nhưng rõ ràng khác hẳn bọn tiểu nhân, thì bác cứ yên tâm sẽ chẳng lâm cảnh: Cha làm thầy mà con đi bán sách. Thôi thì ít nhiều cũng một chút làm tin. Mong bác nhận cho chốn thâm sâu chứa chan tình máu mủ, và giờ đây Bác cứ tự nhiên ra ngoài tắm mát. Cháu sẽ thân hành mang lộ phí ra sau, đặng kính bác đôi chút trên con đường xuôi ngược. Cháu vẫn biết nhất tự vi sư huống chi... tự tùm lum thứ, thì phận đáp đền cháu nhất mực vâng theo. Chứ không thể ngoảnh mặt quay lưng mà coi được. Có điều bác không chịu nán lại chừng đôi tháng, để cháu trui rèn học hỏi nhiều hơn, thì xem ra số kiếp đã hết ngày sáng sủa. Còn bây giờ bác chỉ muốn đường xa cất bước, thì cháu chẳng tài nào cầm chân bác lại được đâu, bởi giữ cái thân chứ giữ bụng dạ bác thế nào cho đặng…

Tối hôm ấy Khổng Tử coi mòi khó ngủ. Dù tiếng thùng thùng đã giục điểm canh ba, mà đôi mắt cứ trao tráo ngó lên đỉnh mùng trắng đục, rồi trong lúc hồn nghe nhói buốt, mới thầm thì thủ thỉ mình ên:
- Ta vẫn nghe người xưa hay nói: Nuôi binh nghìn ngày, cần dùng một lúc. Chỉ một lúc thôi mà còn hổng muốn xong thì nói chi đến... trường đồ chi mã lực. Ta vẫn biết làm người chí khí phải hiên ngang. Không để nhục đến tổ tiên dòng tộc, nên đem chuyện thánh hiền ra giáo huấn, khiến gần hết đời rồi mà... tiền bạc chẳng có chi, bởi đi đến đâu cũng uống trà với rượu. Chỉ bởi ta thích nói điều chân lý - mà người phàm được mấy kẻ thích đâu - thành ra vét tới vét lui chỉ chưa đầy trăm mạng. Nay ta đi ngang đây trước là thăm con cháu, xem chúng nó ăn làm thu nhập ra sao. Sau nữa kiếm chút đỉnh phòng thân nhằm khi bệnh hoạn. Chứ lúc này trở trời hay đau nhức. Đổi mùa lại mệt mỏi tùm lum, thì nếu hổng có chút lận lưng làm sao sống đặng! Vậy mà cháu ta nghèo trơ xơ mướp, khiến mộng bất thành mà còn chán nản thêm, thì thử hỏi vui thú chi mà ở nữa! Thôi thì rạng sáng ngày mai ta phải kíp lên đường cho sớm. Chứ lưu trú chốn này có được cái... mẹ gì đâu, rồi lỡ ra giận quá mất khôn lại nói này nói nọ, thì uổng phí đi bao điều tâm huyết. Bao lời vàng ngọc đã dạy dỗ ngày xưa...

Phần Khổng Miệt thấy Khổng Tử ra đi mới nhẹ hồn nhẹ vía, bởi ngoài miệng ào ào nhưng chỉ mời vội mời lơi. Chứ thật ra trong tâm nào đâu có vậy. Chợt hiền thê nhào ra nắm lấy, kéo vô thư phòng nhỏ nhẹ thả vào tai:
- Thiếp thường nghe nói sống ở đời cái dễ được là hình thể. Cái khó được là tánh linh. Dễ qua là thời gian. Khó qua là kiếp số. Nay chàng được lưng đeo vàng chân bước ngọc, thì cũng phải làm sao cho lưu danh muôn thuở, chớ tội gì cúi đầu trong cõi đời vẫn đục nhuốc nhơ. Nay bác chẳng quản ngại đường xa ghé tới, thì chàng cần phải tạ lễ nhiều hơn. Chứ không thể để bác buồn lòng cho đặng. Bởi nếu không có bác dày công vun xới, ắt lang quân chẳng có ngày rạng rỡ vậy đâu! Hà cớ chi lại hẹp hòi như vậy được" Thiếp không nỡ thấy lang quân mang tiếng là người quên nghĩa khí. Qua sông rồi đạp đổ chiếc cầu tre, thì danh vọng cao tới đâu cũng khó tránh điều hổ thẹn. Vả lại, bạc trắng như của phù vân hư mất. Dẫu chàng giữ cho lắm vào rồi có đem được đến cuối đời đâu, thì tại sao không bỏ ra cho tâm hồn thanh thản. Cho lương tâm mình thoải mái đôi chữ bình yên. Đó là chưa nói đến chàng là tấm gương cho sấp nhỏ. Hễ chàng rộng rãi thì chúng sẽ noi theo. Còn chàng bóp chặt vô thì ở tuổi hưu chúng sẽ đối xử với vợ chồng ta như vậy. Thế chàng tiếc chi mà không đưa nhiều thêm chút nữa, rồi thiếp tằn tiện kiếm lại sau. Chẳng những chàng ôm trọn tiếng thơm mà thiếp khỏi mang mang điều hối hận. Chứ đâm lút cán như chàng đang dzớt, thì có khác gì hạng đá cá lăn dưa. Ăn được bát cơm ngon đập tan cái tô mình mới đựng - thì phận má hồng làm sao không đau xót - khi khổ cực suốt đời mà còn hại đến gia phong, thì thiệt là khó nghĩ!

Khổng Miệt nghe xong làm thinh không nói. Chỉ vội vàng đóng cửa lại ngay, rồi mới thổ lộ tâm can cho tỏ tường mọi sự:
- Đã là quan làm sao ta không biết: Có của thì thù ghét cũng thành thân. Cũng từ bạc trắng như vôi đổi sang tình bằng hữu. Ngặt một cái bác từ xa bước tới, định kiếm chút tiền mà ta vội thoả mãn liền ngay, thì có khác chi đút đầu vô miệng cọp, bởi từ ấy trở đi hễ kẹt là về ta chu cấp, thì đến núi cũng mòn chứ nói gì đến của chìm của nổi ở bên trong. Đó là chưa nói đến ta còn xã giao nhiều hơn nữa. Hết lo chỗ này lại lót chỗ kia, thì mới mong giữ được miếng đỉnh chung mà tồn tại. Chắc nàng cũng biết hạt cơm từ chén lên miệng còn rơi xuống đất. Huống gì chức quan huyện nhỏ híu này đây, thành ra không lo liệu cho xa e rằng chẳng được. Chi bằng ta cứ làm quà chút chút. Dù bác có buồn nhưng vợ chồng mình mới được an tâm. Chứ để cho bác vui mà đời mình không yên ổn - thì lòng ta làm sao đoan quyết - khi nghĩ đến ngày nàng chuốc vất vã vào thân…

Rồi một hôm Khổng Tử đến chơi Bật Tử Tiện, lại hỏi như hỏi Khổng Miệt. Tử Tiện thưa:
- Từ khi tôi ra làm quan chưa mất điều gì, mà đã được ba điều: Những điều trước học nay đem ra thực hành vì thế mà học càng rõ. Bỗng lộc dù bạc, cũng có thể chu cấp ít nhiều cho họ hàng, vì thế mà họ hàng càng gần. Việc quan tuy bận song cũng bớt được ít thời giờ đi thăm người đau, viếng kẻ chết, vì thế mà bầu bạn càng thân.

Đức Khổng Tử nghe nói, khen rằng:
- Tử Tiện thực là người quân tử, chứ không như Khổng Miệt là đứa tiểu nhân. Cũng làm quan mà một đàng mất một đàng được, thì rõ là do tự mình cả, chớ không phải nghề làm quan buộc mình phải như thế. Ta cảm thấy hài lòng khi có đứa học trò lanh lợi như ngươi, bởi bận bịu thế kia mà còn chu toàn được, thì quả là nô bộc cho dân. Ví dẫu ngày nào ta nhắm mắt, mà biết được đám học trò tất cả như ri, ắt ở chốn tâm tư ta hài lòng mãn nguyện. Vì những điều dạy dỗ đã không thành vô ích, mà còn đem lại hạnh phúc cho muôn dân, thì ở chín suối kia ta cười thôi... cả tháng!

Thế là rót đầy ly cạn. Và uống cạn ly đầy. Khiến thầy trò từ nào tới giờ mới có ngày thoả chí tang bồng đến như thế. Rồi tiểu tiệc đại tiệc bày ra, làm cho Khổng Tử thấy mình trẻ lại. Đã vậy Tử Tiện còn hạ lệnh tổ chức ngày ban phát - cho người nghèo không có gạo để ăn - khiến Khổng Tử sướng run lên không làm sao tả được. Và niềm vui dù có nhiều thế mấy đi chăng nữa, cũng đến lúc tan sòng chứ chẳng lẽ cười hoài mãi được ư, nên chẳng mấy chốc đã ra chiều bịn rịn. Chừng đến lúc sắp lên ngựa đường xa nối tiếp. Tử Tiện mới nhìn thầy, mà muốn nghẹn tận trong tim:
- Cha mẹ là người có công sinh ra tôi, nhưng thầy là người dạy dỗ tôi nên người hữu ích cho xã hội. Tôi vẫn biết Quân Sư Phụ là điều không thể thiếu - nên mấy mâm vàng ròng - xin thầy nhận đặng tôi được thoả ước bình sanh. Chứ không có dịp thầy ghé qua thì thật khó tỏ bày cho được. Nay thầy lại vất vã nhắm kinh kỳ cất bước, thì mười người lính hầu này xin thầy cứ tự tiện đem theo, đặng trong cơn gió mưa có người san sẻ, rồi chén cơm ly nước có người dâng tới. Chứ lớn tuổi rồi thầy biết xoay sở làm sao" Chừng thầy bình yên nơi chốn phồn hoa đô hội, thì họ trở về chớ có chuyện gì đâu, nên tấm lòng lo toan xin thầy chớ ngại!

Rồi khi mọi chuyện ngon lành đâu vô đó, Tử Tiện về nhà với niềm khoan khoái dậy trong tâm. Mới tự thưởng cho thân một chén bồ đào bự chảng, và trong lúc lòng tung bay phất phới, chợt nghe tiếng vợ hiền thoảng nhẹ bên tai:
- Lang quân có gì vui vậy" Có thể chia phần cho thiếp được chút nào chăng"

Bật Tử Tiện vừa cười, vừa nói:
- Dòng họ ta từ nào tới giờ chỉ cày sâu cuốc bẩm. Chỉ sống còn qua miếng ruộng con trâu. Đến đời ta bỗng hiển vinh bước lên đầu... trăm họ. Ta vẫn biết mình lẽ loi cô thế, nên phải dựa vào thầy chứ dựa vào ai. Nay thầy đến thăm không lời báo trước, lại vui lòng nhận bạc tiền không một chút nghĩ suy, thì thử hỏi ta không vui làm sao đặng" Chuyến này lai kinh ắt nhà vua tiếp đón, rồi yến tiệc kéo dài kéo mãi tận đêm thâu, thì tránh đâu cho khỏi đem chuyện nước non ra mà bàn bạc. Và trong câu chuyện chỉ cần thầy nhắc đến, thì hậu vận mai này khó lòng đoán trước được đâu. Chứ nàng nghĩ coi muốn thăng quan thì phải đưa tiền đút lót, mà đút chừng nào mới vừa lòng mấy ông nội quan tham" Đó là chưa nói đến lỡ... binh sai thì có khác chi thuyền ra cửa biển. Còn gởi gắm vào thầy vừa ít tiền vừa được tiếng thủy chung, thì làm sao ta không mừng cho được" Chừng đến khi xuôi chèo mát mái, ta kiếm lại mấy hồi chứ làm gì có chuyện chạy mất đi, thì có khác chi tay này đưa ra tay kia vồ trở lại. Ta chỉ tiếc cho Khổng Miệt to con mà ít trí. Cơ hội bằng vàng mà lại bỏ phí đi, thì uổng công bao năm theo thầy đi học…

Người vợ nghe thế, mới ghé vào tai Tử Tiện, mà nói:
- Thiếp có một kế này. Tuy chẳng dám sánh với anh hùng hào kiệt, nhưng cũng đủ giúp chàng thoả mộng công danh. Chẳng là thầy của chàng đi chưa được bao xa. Chàng mau kíp rượt theo đặng dâng lên điều thỉnh nguyện: Là nhờ thầy xin vua giảm thuế cho dân mười hai tháng. Với lý do đang mùa viêm, dịch, ốm đau. Chuyện vua thuận hay không chàng cần chi biết đến. Miễn hồ thầy hiểu được tấc lòng vì nước vì dân, thì bước danh vọng mai sau mới chắc thêm phần nữa được. Chứ nếu không chơi đòn hồi mã ấy. Chỉ e rằng thầy mệt nhọc rồi quên, thì vàng bạc châu báu chàng lỡ trao coi như đi vào ngõ cụt, thì... thiệt là uổng phí!

Mõ Sàigòn

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.