Hôm nay,  

Bí Ẩn Vụ Oanhtạc Baghdad Lần Nữa

20/02/200100:00:00(Xem: 3530)
Lược Thuật Tin tức

Máy bay Anh, Mỹ đã oanh kích các mục tiêu tại vùng phía nam của Iraq ngày thứ sáu. Cuộc tấn công này tiếp nối cho một giai đoạn việc phòng không của Iraq đã tăng thêm hoạt động, như thăm dò ý định của nội các mới của Hoa kỳ tại Washington. Reo một hạn kỳ hủy hoại ngắn ngủi vào sự chú ý của dân chúng Hoa kỳ, đặc biệt đối với Ngoại Trưởng Colin Powell, người sẽ tới Vịnh Ba Tư trong tuần này. Về kỳ hạn lâu dài, các cuộc oanh kích hình như cho thấy phần nào trong chiến lược của Hoa kỳ cho khôi phục lại ảnh hưởng của mình trong vùng Vịnh Ba Tư, nơi có lần ngày xưa Iraq bị liên minh Tây phương coi là kẻ thù, chứng tỏ sức mạnh của Hoa kỳ để tìm cách làm Palestine được ôn định trước sự công phẫn của khối Ả Rập.

Phân Tích Tình Hình.

Theo như vụ oanh kích, được thấy 24 máy bay phóng pháo Anh, Mỹ đã bay vào vùng phía nam của Iraq ngày thứ sáu và oanh kích một chập năm mục tiêu nằm ngay đúng trên vĩ tuyến 33, vĩ tuyến lằn ranh của vùng cấm bay phía nam của Iraq. Nội các Bush và Ngũ Giác Đài đã mô tả cuộc oanh kích này như sự ép buộc thông thường của vùng để cho các máy bay Anh, Mỹ làm các phi vụ tuần tra kể từ sau khi trận chiến vùng Vịnh được chấm dứt. Giới truyền thông của Iraq đã lên tiếng trong vụ oanh kích này có nhiều thường dân Iraq bị chết.

Có những yếu tố coi như có thực trong lời giải thích công khai của Washington; tin tức tình báo cho biết, quân đội Iraq thực sự đã cho chuyển nguồn lực quan trọng vào vùng cấm bay phía nam. Song cùng một lúc Washington đã cho mở thêm bước oanh kích vào các mục tiêu Iraq. Vụ tấn công ngày thứ sáu là vụ oanh kích lần thứ ba; chỉ cho tăng cường các vụ không tập sau khi Tổng thống Bush nắm quyền hành vào ngày 20 tháng giêng. Kể từ sau ngày tuyên thệ nhậm chức tổng thống Hoa kỳ, mới có năm ngày tấn công liên tiếp khi nhận được báo cáo Iraq chịu tốn phí để gia tăng hỏa lực phòng không.

Nhưng các vụ tấn công này xẩy ra để chống lại tình hình đang diễn ra rộng hơn tại Vịnh Ba Tư, có một sự thuận lợi nào đó cho Iraq. Baghdad đã lập được sự nhất trí đáng kể về chính trị quốc tế trong suốt cả chục năm bị trừng phạt. Các đường bay nối với thế giới bên ngoài đã gia tăng, đặc biệt đã cho gia tăng các đường bay nằm trong thế giới của khối Ả Rập. Baghdad đã cho tăng gia tăng các quan hệ chính trị và kinh tế với các quốc gia Ả Rập từng là kẻ thù. Iraq đã có những bước tiến quan trọng là ký kết các thỏa uớc mậu dịch tự do với Syria, Ai Cập và Jordan ngay sau ngày Bush được nhận quyền hành.

Các vụ không tập này hơn hẳn những phi vụ lặt vặt mà các phi công Anh, Mỹ đã từng làm cả nhiều năm nay trong khi Iraq đã chịu sự trừng phạt của LHQ. Các cuộc oanh tạc này đang được tung ra đúng trước khi Powell làm chuyến công du trong vùng như tỏ ý Hoa kỳ sẵn sàng đối đầu với chế độ Iraq lần nữa. Rõ ràng là Washington đang lấy lại đà để quật Iraq đã đi bước chính trị trước tại vùng vịnh. Các bước này là các quan hệ đã lập được với thế giới Ả Rập trong lúc Hoa kỳ có sự chuyển quyền và đường lối đối ngoại có vẻ như thiên hẳn về phía Israel sau này.

Các quốc gia Ả Rập hiện nay phải chọn lại theo quyền lợi tốt nhất của mình là làm đông minh với Hoa kỳ hay theo nguyên cớ chung của khối Ả Rập để đi với Iraq. Theo như tình hình đã mở ra cho biết, dầu có thể là cái quan trọng. Trường hợp Washington có thể làm cho các chính quyền Ả Rập tin tưởng rằng lưu luợng dầu của Iraq bị giới hạn lại theo sự trừng phạt và võ lực như giá dầu vẫn giữ nguyên, ảnh hưởng của Hoa kỳ mới có thể nhô lên lần nữa.

Các mô hình xuất hiện trước vụ tấn công.

Có yếu tố thực trong lời giải thích công khai của nội các Bush và Ngũ Giác Đài là :
Trong những tuần gần đây, phòng không Iraq đã cho tăng cường tại vùng phía nam của Iraq, theo như tin tình báo, còn quân đội Iraq đã thấy có sự biến đổi về khả năng mới để khóa vùng trời.

Chuyện này có vẻ quân đội Iraq đã cố tình thăm dò giải pháp của tân chính quyền tại Washington trước tình hình nhất trí chính trị quốc tế trong việc giải trừ sự cấm vận. Nhiều lời khiêu khích Iraq đã cho phát ra trong lúc ông Bush nhận chức như có ý để thử gan nhà tân nội các. Uday là con trai của tổng thống Iraq, ông này đã bắt trước Trung quốc và tuyên bố Kuwait là phần nằm trong lãnh thổ lớn nữa của Iraq, lời tuyên bố này như để mở ra một cuộc chiến tại vùng Vịnh.

Trong tháng qua, quân đội Iraq đã cho di chuyển các hỏa tiễn địa đối không, theo như ngưồn tin tình báo đã cho biết. Một số hỏa tiễn này trước đây được dàn ngay tại vùng cấm bay phía nam của Iraq. Một số hỏa tiễn bên trong và vòng ngoài của thủ đô Baghdad cũng được di chuyển. Tin này cho thấy, có thể Iraq đã cho gia tăng việc dùng cá dàn radar mới có những dây cáp truyền tin nối liền với các cơ sở chỉ huy và điều khiển hỏa tiễn. Các chuyến bay tới Iraq bùng ra mới đây đã cho phép các linh kiện của radar được nhập lậu vào Iraq. Hình như các linh kiện này có gốc là Nga.

Việc dàn dựng mới này kiến cho quân đội Iraq cho gia tăng các chiến thuật bắn và rời xa tầm dò của địch, các pháo đội bắn hỏa tiễn xong, di chuyển ngay để tránh việc phản pháo, theo như nguồn tin tình báo cho biết. Đạt được sự tinh sảo của chiến thuật này cần phải có hệ thống radar tốt hơn và lên lạc được với các vị trí chỉ huy, theo như cuộc oanh kích ngày thứ sáu đã cho thấy rõ.

Quân đội Iraq cũng đã co tăng khối hỏa lực phòng không ngay sau khi Tổng thống Bush mới nhậm chức. Cho tới ngày 20 tháng giêng, ngày ông Bush làm tuyên thệ, quân đội Iraq đã cho bắn 10 lần một tháng vào các máy bay của Anh, Mỹ, theo như con số của Bộ tổng chỉ huy của Hoa kỳ đưa ra. Trong tuần nhận chức đầu của ông Bush, bộ binh Iraq đả cho bắn phòng không gấp ba, lên tới 30 lần. Trong hai tuần đầu của tháng hai, quân đội Iraq cũng đã cho phi cơ lên nghênh chiến cùng với hỏa lực phòng không hay bắn hỏa tiễn địa đối không khoảng 20 lần. Tất cả theo như cho biết, hỏa lực từ dưới đất bắn lên đã vọt tăng 20% theo như so sánh với sự ghi lại hối tháng chạp 1998.

Để đối phó, Anh, Mỹ đã đưa ra đưa ra sự công bố nghịch lại việc tuân hành các vùng cấm bay, cả hai đã cho gia tăng nhịp độ oanh kích vào những ngày trước cuộc tấn công của ngày thứ sáu trong tuần để thăm dò phản ứng của quân đội Iraq. Đoàn phi cơ quan cho bay cả hai vùng bắc và nam ngày 11/2 đã minh chứng tầm quan trọng này, theo như tin của thông tấn Iraq đã cho loan ngay ngày sau đó.

Iraq đã lên tiếng có 17 phi xuất được phi cơ không kiểm AWAC và phi cơ E-2C có tên Hawkeye đã bay trong vùng phía nam và đánh các mục tiêu tại vùng này. Cũng trong ngày, quân đội Iraq đã lên tiếng có 16 phi vụ bay tại vùng bắc do các phi cơ xuất phát từ Thổ Nhĩ Kỳ.

Bất cứ lời nào trong bản tường trình tin tức của Iraq nói xa sự thiệt, các phi công Tây phương có thể dò ra khả năng phòng không của Iraq theo như phản ứng.

Bước tiến của Iraq trong vùng.

Khi Ngoại trưởng Colin Powell sửa soạn một mình với một ngựa để làm sứ mạng đầu tiên tại Trung Đông, nội các Bush tự tìm thấy đằng sau nước cờ về ảnh hưởng của Iraq tại vùng Vịnh và với thế giới Ả Rập rộng lớn. Tổng thống Iraq Saddam Hussein đã thắng thế trong việc xác định lại được quan hệ của Iraq với sự ủng hộ của thế giới bên ngoài ngoại trừ Hoa kỳ và Anh quốc.

Theo kết quả về cuộc mở cửa của Saddam, đủ loại quốc gia đã vi phạm vào vùng cấm bay trong vấn đề bay thông thương với Baghdad và giúp gia tăng việc yêu cầu bỏ đi sự trừng phạt của LHQ đối với Iraq. Hơn nữa Saddam đã tự cởi bỏ được sự trừng phạt của LHQ và vùng cấm bay để tái thiết lực luợng quân đội và vũ khí theo kế họach sát hại tập thể đã bị cấm để giảm đi mối hăm dọa về việc trả thù.

Hồi cuối thàng giêng, đúng vào ngày nhậm chức tổng thống của Bush, chính quyền Iraq đã đạt được một chiến thắng quan trọng. Gửi các giới chức tới Amman, Damascus và Ai Cập, chính quyền này đã ký các thỏa ước mậu dịch tự do song phương với Jordan, Syria và Ai Cập, tất cả đều là những quốc gia thành viên của liên minh trong Chiến tranh Vịnh. Tỏa ước này đã gả bán cho thế giới Ả Rập vào hai mức độ : Khuyến khích sự đoàn kết trong khối Ả Rập và gia tăng các quan hệ về kinh tế.

Nhưng trên thực tế, hai động lực khác nhau đã đẩy ra những sự cạnh tranh với nhau. Ai Cập đã đồng ý vì các lý do an ninh nội và kinh tế, Syria ký kết với lý do quan tâm tới sự ổn định kinh tế tương lai và an ninh ngoại. Iraq gia nhập để loại các trừng phạt, dựng ra một liên minh Ả Rập mới giúp cắt xén các trừng phạt, thắt chặt Iraq vì lợi lộc và dầu và để chấm dứt hẳn những năm bị cô lập.

Vượt qua một vòng đủ loại mặt trận, Iraq đã thành công để xác định lại các mối qun hệ của mình với các kẻ thù ngày xưa. Theo như tường trình vệ binh cách mạng của Iran đã nhắm mắt làn ngơ để cho Iraq chuyên chở dầu ra ngoài, trong việc đổi trác bằng tiền mặt cho các tư lệnh địa phương hay đóng tiền lộ phí cho Tehran, chuyện này xẩy ra sau những năm tranh chấp. Cũng có bản báo cáo về Iraq đã thương lượng với Iran để hoàn trả các phi cơ đã bay tới Iran để bảo toàn trong khi trận chiến Vịnh xẩy ra.

Có cuộc tiếp súc ngoại giao gia tăng giữa Iraq và Ai Cập khiến cho sự yêu cầu gần đây của Baghdad để chính quyền Mubarak làm trung gian trong các cuộc đàm phán về quan hệ tương lai với Saudi Arabia. Tổng thống Murabak đã đi Saudi Arabia gần đây để chuyển thông điệp này, nhưng tổng thống này đã không chịu làm việc này.

Hoa kỳ đối với vùng này.

Thoạt liếc nhìn, các cuộc không tập như thể sẽ đặt ra ngay một vấn đề đối với Ngoại trưởng Colin Powell sắp dính vào vùng này nội tuần này, và phải ghé qua các quốc gia như Ai Cập, Israel, Jordan, Kuwait, Saudi Arabia và Syria.

Các cuộc không tập là một sự nhắc nhở khó chịu về cuộc chiến tranh đang làm hy sinh tính mạng phi công Hoa kỳ và tính mạng của đội phòng không của Iraq. Còn các chính quyền Ả Rập tại vùng Vịnh luôn luôn bực mình về các cuộc không kích bất thường đã xuất phát ra từ lãnh thổ của các chính quyền này. Về cảm súc lớn trong vùng là nhìn thấy phong trào Intifada đang bùng ra trên vùng đất Palestine, nằm trong khối Ả Rập do hậu quả về sự can thiệp của Hoa kỳ.

Cùng với các cuộc oamh kích này, Hoa kỳ đã tự cho lập chủ trương mới trong vùng này. Các mục tiêu được tấn kích cách thủ đô Baghdad khoảng 30km về phía nam có tính cách quan trọng về chính tri và quân sự nhiều hơn bất cứ những gì được đánh vào những năm gần đây. Phóng pháo phản lực F-15 xuất phát từ Saudi Arabia hình như phải có phép của Saudi để cho dự vào cuộc oanh kích này, chính quyền Saudi đã từ chối những gì để cam kết trong cuộc hành quân “Chồn sa mạc” (Desert Fox) hồi tháng chạp 1998. Trong trận tấn công này xem ra Kuwait và Saudi đã theo quyết định của Hoa kỳ.

Trong tuần này, có lẽ Powell phải đối diện với những sự phẩm bình trong vùng; chỉ có lời phẩm bình của Saudi Atabia là quan trọng nhất. Nhưng quan trọng hơn nữa, có phải Powell và nội các Bush phải đưa cho các quốc gia Ả Rập cái mà Iraq đã khép léo cấy sẵn "

Các chính quyền Ả Rập, nhất là chính quyền trong Vịnh Ba Tư, xem ra rất cần sự giúp đỡ về hai mặt trận : bảo đảm an ninh cho các quốc giam này, cái chính là trong nước, nhưng cũng phải nâng nền kinh tế của các quốc gia này lên, thắt chặt giá dầu cao hiện nay. Gia đình hoàng gia của Saudi Arabia lại đối phó với các áp lực nội bộ của đa số sắc dân Shi’ite. Các quốc gia vùng vịnh luôn luôn cho xét lại quan hệ của các quốc gia này với Iran. Saudi Arabia vừa mới ký kết xong một thỏa hiệp an ninh với Tehran.

Về mặt trận kinh tế, các chính quyền tại vùng vịnh đang rõ ràng quan tâm làm thế nào để nâng giá dầu lên trong khi kinh tế thế giới đang bị chậm lại. Iraq đang gia tăng việc cho lọt dầu một cách bất hợp pháp nhiều hơn nữa; trường hợp việc trừng phạt chính thức thất bại, Iraq có thể xâm nhập vào thị trường dầu toàn cầu hết mình, tổ chức OPEC sẻ mất khả năng kiểm soát giá dầu. Không có một quốc gia nào bị thiệt nhiều như Saudi Arabia hiện đang làm cân bằng thế lực dầu mỏ.

Có điều không rõ là Hoa kỳ co thể đưa ra cái gì ngoại trừ Hoa kỳ có thể đặt ra các trừng phạt có ý nghĩa như dùng quân sự, giúp đỡ các đấu thủ quan trọng trong vùng, đặc biết nhất là chú y tới Iran. Iran là quốc gia quan trọng vì bờ biển của quốc gia này. Tăng bước tuần tra của hải quân và hợp tác chính trị, số luợng dầu mà Iraq cho lọt ra ngoài sẽ bị cắt đứt hẳn.

Nhưng cũng có cái kẹt là Iran lại muốn có cái gì đó để trao đổi về việc hợp tác này. Tehran sẽ tìm cách chấm dứt sự cô lập hóa riêng với 20 năm bị trừng phạt về mặt kinh tế.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.