Hôm nay,  

Đòn "côtô Mộ Dung": Sđoàn 5 Dùng B40, B41 Hạ Chiến Xa Cq

20/05/199900:00:00(Xem: 7802)
* Trận tấn công thứ ba của Cộng quân vào An Lộc:
Sau hai trận tấn công diễn ra vào hai ngày 13, 14 tháng 4/1972, Cộng quân bị tổn thất nặng, thế nhưng bộ Tư lệnh Cộng quân tại chiến trường Bình Long vẫn cho khai triển kế hoạch tấn công đánh chiếm An Lộc bằng mọi giá. Do đó, vào rạng sáng ngày 15 tháng 4/1972, Cộng quân mở lại trận tấn công ở mạn Bắc thị xã An Lộc với 11 chiến xa dẫn đầu, một số chiến xa CQ lọt qua phòng tuyến Bắc và tiến xuống nửa đường về phía Nam nhưng đã bị khựng lại trước những chống trả quyết liệt của quân trú phòng, và đã trở thành những bia di động cho các xạ thủ Sư đoàn 5 Bộ binh và lực lượng tăng phái. Một trong số chiến xa này đã cố gắng đến được vị trí để bắn trực xạ vào Trung tâm Hành quân của bộ Tư lệnh Sư đoàn 5 BB, gây thương tích cho 3 sĩ quan. 9 trong số 11 chiến xa đã bị các xạ thủ VNCH tiêu diệt. Tính đến ngày này, lực lượng trú phòng VNCH đã bắn cháy 23 chiến xa CQ, phần lớn là T 54 và PT 76.
* Áp dụng đòn "Cô Tô Mộ Dung", binh sĩ Sư đoàn 5 BB sử dụng B40, B41 bắn cháy chiến xa CSBV:
Trong cuộc tấn công lần thứ 3 này, trước khi tung chiến xa tiến vào trận địa, pháo binh Cộng quân đã tác xạ như mưa vào trung tâm tỉnh lỵ và các khu vực quanh thị xã. Diện tích An Lộc chỉ vài cây số vuông đã hứng chịu hơn 20 ngàn quả đạn trong 4 ngày liên tiếp. Rút kinh nghiệm lần trước, quân trú phòng bắt đầu tranh nhau bắn chiến xa để giành thế chủ động chiến trường, vũ khí mà người lính sử dụng không phải chỉ bằng M 72 mà bằng cả súng phóng hỏa tiễn tịch thu được của Cộng quân.
Tại tuyến phòng thủ của trung đoàn 8 Bộ binh, đại tá Mạch Văn Trường-trung đoàn trưởng đã cho huấn luyện cấp tốc một số binh sĩ sử dụng B40 và B41 để bắn chiến xa của địch. Cách đánh theo đòn "Cô Tô Mộ Dung" của trung đoàn 8 Bộ binh rất hữu hiệu. Nhiều chiến xa của Cộng quân bị bắn cháy bởi ngay vũ khí B40 và B41. Về pháo binh yểm trợ bộ chiến, một thành phần Cộng quân đã lọt vào đúng "bãi pháo" của tiểu đoàn 52 Pháo binh-đơn vị yểm trợ hỏa lực cho trung đoàn 8 BB. Dưới sự điều động của thiếu tá Hoàng Trung Liêm-tiểu đoàn trưởng Pháo binh, các khẩu đội súng cối 81 ly (tập hợp tất cả súng cối của trung đoàn) đã "rót" đạn ngay vào bãi pháo, trong khi đó các khẩu đội 105 ly hạ nòng bắn trực xạ, bộ binh Cộng quân chạy tán loạn, chiến xa của địch không còn thành phần tháp tùng.
Chính qua đợt tấn công này, binh sĩ Cộng quân đã bộc lộ một khuyết điểm lớn trong chiến thuật: đó là sự thiếu phối hợp giữa bộ binh và chiến xa. Quân trú phòng từ các công sự chiến đấu ở các cụm điểm phòng ngự ở các khu vực trung tâm, hoặc ở trên cao ốc, sát các cống rãnh, đã gờm sẵn súng về hướng Cộng quân đang di chuyển. Trong khi đó, Cộng quân không thông thuộc địa hình thị xã An Lộc, nên đã lúng túng khi bị phản công và cuối cùng đã bị tiêu diệt. Thêm vào đó, bộ binh CSBV tùng thiết khi thấy chiến xa bị bắn cháy là bắt đầu hốt hoảng, đội hình rối loạn. Cuối cùng cuộc tấn công vào An Lộc lần thứ ba đã bị thất bại. Một số cán binh CSBV bị bắt tại trận đã khai rằng: trước khi tham dự cuộc tấn công vào An Lộc, các đơn vị bộ binh và thiết giáp CQ đã tập dượt trên sa bàn, nhưng khi bước vào trận địa thì lúng túng, vì chưa quen với chiến thuật tấn công hiệp đồng giữa bộ binh và chiến xa. Đưa ra nhận xét về khả năng tác chiến của đối phương, trung đoàn trưởng trung đoàn 8 Bộ binh phát biểu như sau: Nếu bộ binh và thiết giáp địch biết phối hợp với nhau thì An Lộc chắc chắn đã thất thủ, tại mặt trận này chúng tôi không có 1 xe tăng nào cả chỉ có lèo tèo vài chiếc commando-car V 100 nội pháo kich không cũng bị hư hại.
Về tình hình tổng quát của chiến trận, theo ghi nhận của các quan sát viên, ngày 17 tháng 4/1972, do bị thiệt hại nặng qua ba trận tấn công, áp lực của Cộng quân tại An Lộc đã giảm bớt, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 5 Bộ binh và các đơn vị tăng phái đã nới rộng vòng đai phòng thủ, đồng thời di chuyển khoảng 2 ngàn dân chúng ra khỏi An Lộc để chạy về Chơn Thành. Trong thời gian này, mặc dù kho đạn dã chiến của Sư đoàn 5 Bộ binh tại Lai Khê bị pháo kích nổ dữ dội gây khó khăn về đạn dược cho các trung đoàn của sư đoàn, đồng thời hành lang máu từ Suối Tàu Ô về An Lộc trên Quốc lộ 13, nhưng bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 vẫn tin tưởng là lực lượng Sư đoàn 5BB và các đơn vị tăng phái nhất định sẽ giữ được An Lộc. Ngày 18 tháng 4/1972, các toán tiền đồn phát hiện các cuộc chuyển quân của địch về hướng thị xã tỉnh lỵ. Như tin rằng CSBV sẽ chiếm được An Lộc, nên trong ngày này, đài phát thanh Hà Nội đã tung tin rằng:"An Lộc đã được giải phóng và chính phủ lâm thời của Mặt trận Giải phóng miền Nam sẽ ra mắt đồng bào tại đây trong ngày 20 tháng 4/1972".

* CQ đổi kế hoạch tấn công An Lộc:
Sau khi thất bại qua ba trận tấn công, bộ tư lệnh Cộng quân tại chiến trường Bình Long đã tạo ra một mặt trận phụ để yểm trợ cho mặt trận chính. Theo đó, Cộng quân khởi động cuộc tấn công phụ vào tuyến phòng ngự của lữ đoàn 1 Nhảy Dù ở Đồi Gió và Đồi 169, Đông Nam An Lộc. Lực lượng Cộng quân tại mặt trận phụ do hai trung đoàn 275/Công trường 5 và trung đoàn 141/Công trường 7. Trong khi đó, CT9 là lực lượng tấn công vào mặt trận chính do Sư đoàn 5 BB án ngữ. Cùng với sự phối trí khai triển đội hình các đơn vị bộ chiến, Cộng quân đã lập các cụm hỏa lực phòng không quanh vòng đai thị xã để ngăn chận các đợt oanh kích của Không quân Việt-Mỹ.
Tài liệu về kế hoạch tấn công mới của Cộng quân đã bị lọt vào tay của QL/VNCH trong một trận phục kích giăng bẫy do một thành phần thuộc tiểu đoàn 92 Biệt động quân bố trí trên trục chuyển vận của Cộng quân gần căn cứ Tống Lê Chân. Đơn vị phục kích đã bắn hạ một cán bộ giao liên CSBV và tìm ra được một báo cáo viết tay của chính ủy Công trường 9 CSBV giải trình với bộ Tư lệnh Miền. Báo cáo của viên chính ủy CT 9 CSBV giải thích cho sự thất bại trong trận tấn công đầu tiên của CT 9 và đưa ra nguyên nhân chính: sự can thiệp ồ ạt của Không quân chiến lược và chiến thuật của Việt-Mỹ với hỏa lực tàn phá khủng khiếp. Thứ hai: sự thiếu phối hợp giữa chiến xa và bộ binh không được thực hiện chặt chẽ, không tạo được sự hiệp đồng tác chiến. Báo cáo cũng đưa ra dự thảo cho kế hoạch tấn công kế tiếp dự tính khởi động vào ngày 19 tháng 4/1972. Với kế hoạch mới, Cộng quân tin tưởng sẽ chiếm An Lộc trong vòng vài giờ.
Tài liệu nói trên đã được Tiểu đoàn 92 Biệt động quân kịp thời chuyển trình bộ Tư lệnh Hành quân Quân đoàn 3 đặt tại Lai Khê (Ngày 15 tháng 4/1972, trung tướng Nguyễn Văn Minh-tư lệnh Quân đoàn 3 & Quân khu 3 đã quyết định dời bộ tư lệnh chính của QĐ 3 lên đây để trực tiếp chỉ huy các lực lượng tham chiến tại Bình Long). Tướng Minh đã chỉ thị cho tướng Lê Văn Hưng-tư lệnh Sư đoàn 5 BB khai triển kế hoạch chận địch.
* Trận thứ 4 ngày 19 tháng 4/1972:
Ngày 19 tháng 4/1972, Cộng quân đã khởi động cuộc tấn công lần thứ 4 vào An Lộc. Trong vài giờ đầu, trận tấn công đã tiến triển theo như nội dung của tài liệu tịch thu. Trong khi An Lộc bị pháo dữ dội, 2 trung đoàn CQ xua quân tấn công cường tập vào tuyến phòng ngự của lữ đoàn 1 Nhảy Dù ở đồi Gió và đồi 169. Cuộc tấn công bằng bộ chiến của địch quân vào tuyến này có một chi đội chiến xa CSBV gồm 6 chiếc T 54 yểm trợ. Hỏa lực địch quá mạnh đến nỗi bộ chỉ huy lữ đoàn 1 Nhảy Dù tại đồi 169 bị tràn ngập và tiểu đoàn 6 Nhảy Dù phải bắt buộc phá hủy Pháo đội 105 ly và rút lui. Hai đại đội của tiểu đoàn này và bộ chỉ huy lữ đoàn 1 phải rút vào An Lộc. Hai đại đội còn lại cùng bộ Chỉ huy Tiểu đoàn bị Cộng quân chận đánh và cuối cùng đã triệt thoái về hướng Nam, sau đó được trực thăng Không quân VNCH bốc được và chở về Lai Khê. Sáu chiến xa của Cộng quân tham gia trận tấn công vào đồi Gió và đồi 169 bị tiêu diệt, nhưng hai ngọn đồi cao địa-tiền đồn án ngữ cho vòng đai tỉnh lỵ ở phía Đông Nam, đã bị lọt vào tay của địch quân.
Tại mặt trận chính trong thị xã An Lộc, lực lượng bộ chiến Sư đoàn 5 Bộ binh và Biệt động quân, các đơn vị tăng phái đã chận đứng được cuộc tấn công của Công trường (sư đoàn) 9 CSBV. Các đơn vị của sư đoàn CSBV này không thể tiến lên được trước sự kháng cự mạnh mẽ của lực lượng phòng thủ An Lộc đang cố thủ một nửa khu vực phía Nam thành phố. Cuối cùng Cộng quân phải sửa đổi kế hoạch tấn công, đối phương dự định di chuyển về hướng Tây Nam đến Quốc lộ 13 và tấn công vào thị xã An Lộc theo hướng Nam. Trong thời gian tỉnh lỵ bị bao vây, quân trú phòng đã phải thức trắng đêm để sẵn sàng đánh trả các cuộc đột kích của địch quân. Ngoài ra họ phải hứng chịu những trận địa pháo như mưa. Đại tá Mạch Văn Trường-trung đoàn trưởng trung đoàn 8 Bộ binh đã ví những trận pháo kích của CSBV như một chiêu thức võ hiệp Mãn thiên hoa vũ (mưa hoa bay trên trời).

Kỳ sau: Những trận đánh quyết định của Sư đoàn 5 Bộ tại phòng tuyến An Lộc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.