Hôm nay,  

Tệ Nạn Trầm Trọng Ơû Việt Nam: Hơn 6000 Vụ Ngộ Độc Một Năm

21/06/199900:00:00(Xem: 5860)
HÀ NỘI (VB-nn) — Ngộ độc thực phẩm là một tệ nạn trầm trọng tại Việt Nam, một ám ảnh của dân chúng, nó thêm nặng nền trong ý nghĩ mọi người khi ai cũng biết rằng Việt Nam không hề có một hệ thống kiểm soát vệ sinh chợ búa, hè phố, không một tiêu chuẩn nào hết để ngăn ngừa cho nó khỏi xảy ra.
Nếu có một nơi nào đó kiểm soát vệ sinh thực phẩm, thì đó là các khách sạn lớn, hay các siêu thị mới, và những cơ sở tư nhân nhỏ. Trước sự trạng này, một nhân viên Bộ Y tế là Hoàng Thủy Tiên nói với phóng viên AFP hôm 20 tháng 6.99: “Tình trạng càng ngày càng thêm trầm trọng và không có cách gì để kiểm soát.”
Trong ba năm gần đây, số người thiệt mạng vì ăn nhằm thực phẩm tăng gấp 3, từ 23 người trong năm 1997 tới 41 người trong năm 1998. Số người ngộ độc phải vào bệnh viện cũng tăng tuần tự. Năm 1996 có 1401 trường hợp, năm 1997 có 2127 trường hợp và năm 1998, con số tăng gấp 3: 6712 trường hợp. Những người am hiểu tình hình nói rằng đó là những con số khiêm nhường, trên thực tế xảy ra nhiều hơn gấp bội, vì có rất nhiều trường hợp người ta không đi bệnh viện, và có rất nhiều trường hợp không phải chỉ có một người bị ngộ độc. Báo chí chẳng hạn, thường xuyên đăng tin những trường hợp ngộ độc vì thức ăn liên quan tới cả gia đình, hay cả đám cưới, đám giỗ.

Hoàng Thủy Tiên nói rằng chính phủ phải có những tiêu chuẩn rõ ràng và phải có luật lệ thích hợp cho ngành thực phẩm. Các nhân viên làm việc trong ngành sản xuất thức ăn hiện không hề được huấn luyện tối thiểu, chứng cớ là có 61% các trường hợp thức ăn bị nhiễm độc là do người ta không biết dùng thuốc trừ vi trùng đúng cách. Ngay cả việc dùng thuốc lưu trữ để giữ cho thực phẩm để được lâu cũng thiếu cẩn trọng cần thiết.
Việt Nam hiện sản xuất 42.000 tấn thuốc trừ sâu bọ một năm, với hàng ngàn tấn thuốc giết chuột nhập cảng từ Trung Hoa, phần lớn chế tạo theo tiêu chuẩn tự do, có sức mạnh giết luôn con người.
Thực ra, nhà cầm quyền Việt Nam cũng đã biết rõ thực tế bi đát, vì hồi tháng 4 vừa qua họ cũng đã ra thông cáo. Vào tháng sau, tức là tháng 7.1999, gọi là Tháng bảy Quan tâm tới Thức ăn nhiễm độc cũng sẽ được báo chí và đài phát thanh nhắc nhở tới. Sự việc có tính cách truyên truyền và cảnh giác tự nguyện, còn trên thực tế, Chính phủ không hề có một biện pháp hành động nào.
Vụ sô cô la và bích qui Bỉ là một thí dụ. Khi các nước, ngay cả Á Châu, ra lệnh thu hồi các thứ trên vì đã gây ngộ độc chết người, thì những thứ đó vẫn bày bán chình ình trên các giá hàng. Thịt Bò Hòa Lan cũng vậy. Cụ bà Vũ Thị Lang, 68 tuổi, đã về hưu, nói từ Hà Nội rằng người ta chỉ lo thu lời và kiếm tiền, không ai lo tới sức khỏe nhân dân. Hầu hết dân Hà Nội đều nói như vậy.
Hiện nay có khoảng hơn 10 hãng bán rau và nước sạch, “bảo đảm vệ sinh”, với giá cao. Một bà mẹ tên Nguyễn Thu Hà nói: “Tôi chỉ đi chợ ở những nơi tôi biết rõ, và rau cỏ thì tôi rửa ít ra là 4 lần trước khi đem nấu.” Sự bẩn thỉu ở Hà Nội khiến sạch sẽ là thứ có thể bán được với giá mắc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.