Hôm nay,  

Đại Đội 111 “ba Búa” Nhảy Dù Trận Chiến Với T54 Ơû Mỹ Chánh

10/07/199900:00:00(Xem: 9129)
* Từ Bắc Kontum đến Quảng Trị:
Sau hơn 5 tuần lễ tăng phái cho Quân đoàn 2 tại chiến trường Bắc Kontum, ngày 20 tháng 4/1972, toàn bộ lữ đoàn 2 Nhảy Dù được lệnh trở về Sài Gòn để chuẩn bị tiếp ứng cho Quân đoàn 1 tại mặt trận Trị Thiên. Ngày 8 tháng 5/1972, các đơn vị thống thuộc lữ đoàn 1 Nhảy Dù đã đến Huế và sau đó được điều động ra tăng cường cho phòng tuyến phía sông Nam Mỹ Chánh, tỉnh Quảng Trị. Rạng sáng ngày hôm sau, bộ chỉ huy lữ đoàn 2 Nhảy Dù điều động tiểu đoàn 11 Nhảy Dù được tăng cường một đơn vị chiến xa M 41 để tiến chiếm vùng Tây Nam sông Mỹ Chánh. Điểm xuất phát là Phò Trạch- quận lỵ quận Phong Điền ở phía Bắc tỉnh Thừa Thiên, cách Huế hơn 20 km đường chim bay.
Tiểu đoàn chia làm 2 cánh quân, cánh thứ nhất gồm 3 đại đội do thiếu tá Lê Văn Mễ-tiểu đoàn trưởng chỉ huy, cánh thứ hai do thiếu tá Nguyễn Văn Thành-tiểu đoàn phó điều động. Tiểu đoàn rời tuyến xuất phát hơn 1 km thì bị ngay trận mưa pháo của Cộng quân với đủ loại đạn pháo 82, 122 130 ly và có cả 105 ly mà Cộng quân lấy được trong trận tấn công cường tập vào Quảng Trị vào cuối tháng 4 và đầu tháng 5/1972. Vừa dứt trận hỏa công, bộ binh Cộng quân tràn ra tấn công cánh quân đi đầu của tiểu đoàn Nhảy Dù. Trận chiến đã diễn ra rất ác liệt khi binh sĩ Nhảy Dù xung phong cận chiến với Cộng quân. Các vị trí tiền tiêu của đối phương bị đánh bật, tiểu đoàn tiến về phía Tây Bắc ở bên này bờ sông Mỹ Chánh. Trong khi tiến quân, thiếu tá Mễ bị thương ở tay và tai, anh về điều trị tại trạm xá Quân y Dù, và bàn giao tiểu đoàn lại cho thiếu tá Thành-tiểu đoàn phó xử lý thường vụ.
Nhận quyền chỉ huy, thiếu tá Thành không khỏi lo lắng vì anh mới về tiểu đoàn này mới chưa được nửa tháng. Anh chưa biết hết khả năng của các đại đội trưởng. Nhận định tình hình, thiếu tá Thành đã thay đổi kế hoạch tấn công. Anh cho thành phần bộ chiến tiến sát đến mục tiêu, nếu gặp cụm kháng cự của địch thì khai hỏa tấn công, để sau đó chiến xa vượt lên bắn đại bác trực xạ để tiêu diệt đối phương, như vậy vừa có kết quả vừa giảm được tổn thất.

* Trận chiến ở bờ Nam Mỹ Chánh:
Khi cả tiểu đoàn tiến vào khu vực ở gần chân núi phía Nam bờ sông Mỹ Chánh, thiếu tá Thành cho lệnh các đại đội được bung rộng để truy tìm và triệt hạ các cụm chốt chận của Cộng quân. Đại đội 111 có biệt danh chiến trường là Ba Búa do Trung úy Đinh Viết Trinh (danh hiệu truyền tin là Tú Trinh) chỉ huy và đại đội 113 của đại úy Điền Kim Xuyến hoạt động ở phía Tây của vùng núi. Đại đội 110 của đại úy Phan Cảnh Cho bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn và đại đội 114 của trung úy Long (Khủng Long) là thành phần ứng chiến. Đại đội 112 của đại úy Hùng “móm” được tung ra để lục soát đến bờ Nam sông Mỹ Chánh. Một toán tiền thám của đại đội phát giác có những lá cờ vàng cắm dọc ở bờ Bắc con sông. Nhận được báo cáo của Hùng Móm, thiếu tá Thành (danh hiệu truyền tin là Thành Thái) ước đoán rằng đây là tín hiệu của trinh sát đặc công địch làm dấu để các đơn vị Cộng quân đến tấn công vào khu vực đóng quân của tiểu đoàn.
Thành Thái ra lệnh cho các đại đội trưởng phải đặt đại đội trong thế sẵn sàng, đào hầm hố, đặt mìn định hướng, đồng thời chỉ thị cho sĩ quan tiền sát viên Pháo binh tăng phái điều chỉnh các yếu tố để thực hiện các hỏa tập cận phòng khi tiểu đoàn bị tấn công. Vào ban đêm, Pháo binh Nhảy Dù tác xạ tập trung (TOT) để ngăn chận bộ binh địch. Về phối trí phòng ngự, các đại đổi luôn thay đổi vị trí đóng quân để tránh trở thành mục tiêu cố định cho CQ pháo kích. Thượng tuần tháng 5/1972, đại đội 111 án ngữ ở phía Tây bị Cộng quân tấn công mạnh. Đại đội trưởng Tú Trinh báo cáo cho Thành Thái tình hình. Qua máy truyền tin liên lạc nội bộ, Thành Thái biết được là Cộng quân đã tiến vào tuyến phòng thủ, cận chiến đang diễn ra, địch quân đã giật được 1 đại liên M 60 của đại đội 111. Từ ban chỉ huy tiểu đoàn, Thành Thái gọi Tú Trinh hãy khích lệ binh sĩ nỗ lực chiến đấu tại chỗ, sử dụng tối đa lựu đạn để chận địch. Thiếu tá Thành cũng cho Pháo binh tác xạ cận phòng để ngăn chận các đợt tấn công của đối phương.
Trong khi đại đội 111 bị Cộng quân tấn công dữ dội thì các đại đội khác cũng bị đối phương quấy rối để cầm chân không tiếp ứng được cho đại đội bạn. Sau hơn 1 giờ hỗn chiến, Cộng quân cố chọc thủng tuyến phòng thủ của đại đội 111 để đánh vào khu trung tâm của đại đội 110 đang bảo vệ bộ chỉ huy tiểu đoàn. Để giữ vững trận tuyến, toàn đại đội từ Tú Trinh đến các trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, khinh binh tất cả trở thành xạ thủ chận địch tại các hố chiến đấu vòng theo tuyến phòng thủ.

* Đại đội Ba Búa bắn hạ đoàn cua sắt T54:


3 giờ sáng, từ trong bóng đêm, 3 chiếc T54 CSBV từ hai hướng Tây và Tây Bắc tiến vào khu vực của đại đội 111, bộ binh CQ tiến sau chiến xa để cố tiến chiếm tuyến phòng thủ của đại đội này. Chiếc thứ nhất bị đại đội trưởng Tú Trinh hạ bằng M 72 (vũ khí cá nhân chống chiến xa). Chiếc T 54 thứ hai tràn vào tuyến phòng thủ của 1 trung đội. Hạ sĩ Minh dũng cảm phóng người lên pháo tháp, thẩy lựu đạn vào, tiếng nổ vang dội ngay sau khi Minh nhanh chân nhảy xuống khỏi chiến xa. Chiếc T 54 thứ ba bị chuẩn úy Miên- trung đội trưởng bắn hạ. Sau khi cả 3 chiếc T 54 bị bắn cháy, bộ binh CQ liều mạng xung phong nhưng đã bị binh sĩ Nhảy Dù sử dụng vũ khí cá nhân và đại liên quạt ngã. Chận đứng đợt xung phong của đối phương, Tú Tinh cho lệnh toàn đại đội đồng loạt phản công, Cộng quân bị đẩy lùi về hướng Tây Bắc. Trong cuộc đụng độ này, đại đội 111 bắt sống 1 sĩ quan CSBV, 1 tiền sát viên và 1 hiệu thính viên truyền tin của địch quân, tịch thu 3 máy truyền tin CQ, đồng thời hạ tại trận hơn 100 Cộng quân.
Sau trận tấn công trên, đại đội Ba Búa 111 tiếp tục chạm địch ở mức độ nhỏ. Chiều ngày 14 tháng 5/1972, sau những cuộc chạm súng liên tục, đại đội 111 đã khá mệt mỏi, dù vậy khi dừng quân vẫn tổ chức bố phòng cẩn mật. Đến nửa đêm, Cộng quân pháo dữ dội vào vị trí của đại đội, như là tín hiệu báo trước một cuộc tấn công cường tập sẽ diễn ra. Đứng trên đỉnh đồi quan sát phía bên kia sông Mỹ Chánh bằng ống dòm đêm có hồng ngoại tuyến, Tú Trinh thấy cả đoàn chiến xa của CQ nhấp nhô như bầy cua với ánh đèn lấp lóe. Anh vội báo cáo về ban chỉ huy tiểu đoàn xin cho Pháo binh tác xạ, chận không cho địch quân vượt sông. Cùng lúc đó, Tú Trinh báo cho thiếu úy Tuấn đang chỉ huy trung đội 2 bố trí sát bờ sông là chiến xa CQ sắp qua sông. Để tiếp ứng cho trung đội 2, anh điều động trung đội 3 do chuẩn úy Dũng chỉ huy tăng cường, trung đội 1 của chuẩn úy Miên bung rộng để trám chỗ của trung đội 3.
Trong khi Tú Trinh đang phối trí các trung đội thì tại ban chỉ huy tiểu đoàn 11 Nhảy Dù, Thành Thái đã theo dõi qua hệ thống truyền tin nội bộ. Anh gọi máy bảo Tú Trinh cho cả tổ các khinh binh ba người một, mang nhiều M 72 và lựu đạn len lỏi trong bìa rừng, ven suối, tận dụng bóng đêm, tìm cách đột kích bắn hạ chiến xa địch quân. Gần nửa giờ sau, Tú Trinh nhận được báo cáo là một tổ khinh binh đã hạ được 1 xe tăng của CQ. Tin này đã làm nức lòng binh sĩ đại đội.
Khi Cộng quân vừa tới tầm tác xạ thì chiến binh Nhảy Dù đồng loạt nổ súng và bấm mìn Claymore. Với cách phòng ngự kiến hiệu này, đại đội 111 đã triệt hạ các đợt xung phong cường tập của đối phương. Về các tổ hỏa lực chống chiến xa, các xạ thủ M 72 và MX 202 bốn nòng đã chận đứng các con cua sắt của đối phương cố tràn chiếm tuyến phòng thủ của đại đội. Cùng với nỗ lực của đại đội 111, sĩ quan tiền sát viên Từ Thức (danh hiệu Truyền Tin) đã cung cấp các yếu tố cho tiểu đoàn Pháo binh Nhảy Dù thực hiện các tác xạ yểm trợ. Từ Thức báo cho Tú Trinh biết là Pháo binh sẽ sử dụng đạn nổ cao CVT để bắn tiêu diệt thành phần bộ binh CQ tùng thiết. Nếu đạn này trúng vào bình xăng của T 54 ở trên nóc xe thì sẽ biến tất cả thành “cua rang muối” ngay.
Bốn pháo đội 105 ly và 1 pháo đội 155 ly liên tục hỏa tập vào các mục tiêu do tiền sát viên cung cấp. Chiến xa của CQ đã tắt đèn khi Pháo binh Nhảy Dù khai hỏa. Cả ngàn trái CVT và đạn rót vào khu vực CQ đang khai triển đội hình. Dù bị khống chế trước hỏa lực của Pháo binh Nhảy Dù, nhưng vừa hừng sáng, Cộng quân đã liều lĩnh tràn qua sông Mỹ Chánh. Khi tiến gần đến vị trí của các trung đội Nhảy Dù, địch quân đã bị các hỏa tập cận phòng (cách tuyến phòng thủ chỉ 50 mét) đã bắn tung xác, hết đợt này đến đợt khác. Nhiều chiến xa T 54 bị bắn cháy, bộ binh CQ tùng thiết còn sống sót tháo chạy hỗn loạn, một số đã tràn vào tuyến phòng thủ của Nhảy Dù để tránh pháo. Tại tuyến của trung đội 3, chuẩn úy Văn Trí Dũng đã đứng lên điều động binh sĩ đánh cận chiến với địch quân ngay trên hố chiến đấu. Một Cộng quân giật được được khẩu đại liên của hạ sĩ Minh đã bị thượng sĩ Châu nhào đến đâm chết. Cùng thời gian đó, tại vị trí các trung đội của thiếu úy Tuấn và chuẩn úy Miên, một số xe tăng và bộ binh CQ tùng thiết cũng đã bị bắn hạ bởi đại bác không giật 57 ly và súng cối 60 ly.
Nhưng trận chiến xe tăng vẫn chưa kết thúc, Cộng quân tung thêm đợt tấn công mới với nỗ lực chính là 8 chiến xa T-54 và 1 T-59 (loại chỉ huy), ngay trong loạt khai hỏa M 72 đầu tiên, đại đội 111 đã bắn cháy 8 chiến xa, riêng chiếc T-59 cố chạy vào tuyến phòng thủ của đại đội Nhảy Dù. Một binh sĩ dũng cảm trèo lên xe mở nắp pháo tháp và ném lựu đạn M 26 vào, chiến xa cuối cùng bị hạ. Với chiến công nói trên, nhiều quân nhân đại đội 111 được ân thưởng huy chương, hoặc đặc cách thăng cấp. Riêng đại đội trưởng Tú Trinh được vinh thăng đại úy tại mặt trận. (Viết theo tài liệu của cựu thiếu tá Trương Dưỡng, Sư đoàn Nhảy Dù).

Kỳ sau: Trận chiến của 5 tiểu đoàn Nhảy Dù tại Hải Lăng, tháng 7/1972.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.