Hôm nay,  

Pháo Thủ Sư Đồn 2 Bộ Binh Tại Mặt Trận Nam Quảng Ngãi

01/09/199900:00:00(Xem: 6064)
* Mặt trận Nam Quảng Ngãi tháng 2/1972:
Trong loạt bài viết về trận tấn công của CQ vào hải cảng Sa Huỳnh, (phía Nam tỉnh Quảng Ngãi, gần Quốc lộ 1) vào ngày 28 tháng 1/1973 ngay sau khi Hiệp định ngưng bắn có hiệu lực, chúng tôi đã trình bày sơ lược về chiến tích yểm trợ hỏa lực của Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh trong cuộc tổng phản công tái chiếm Sa Huỳnh. Đây là cuộc hành quân do bộ Tư lệnh Sư đoàn 2 BB khởi động với nỗ lực chính là trung đoàn 5BB, tiểu đoàn 2/ trung đoàn 4, thiết đoàn 4 Kỵ binh thống thống thuộc Sư đoàn và liên đoàn 1 Biệt động quân tăng phái. Chính trong cuộc hành quân này, Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh đã đóng góp đáng kể trong chiến thắng chung tại mặt trận Sa Huỳnh. Các trận hỏa công của pháo thủ Sư đoàn 2 BB đã được ghi vào chiến sử Pháo binh VNCH.

* Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh và trận chiến Sa Huỳnh:
Dựa theo tài liệu của cựu đại tá Lê Thương, nguyên chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh, đối chiếu với một số bài viết trong tạp chí KBC và tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, diễn tiến về các trận pháo chiến và pháo yểm của Pháo binh Sư đoàn 2 BB tại mặt trận Quảng Ngãi được tổng hợp như sau.
Như đã trình bày, trong 12 ngày đầu của cuộc hành quân, các đơn vị bộ chiến đã gặp sự kháng cự quyết liệt của CQ, địch đã lập các cụm chốt kiên cố liên hoàn trên các lộ trình đến Sa Huỳnh, đồng thời sử dụng đủ loại đại pháo, hỏa tiển chống chiến xa AT 3 để ngăn chận các mũi tiến quân của lực lượng bộ chiến VNCH, nhất là ở hướng tiến quân của trung đoàn 5 BB từ phía Tây Quốc lộ 1. Trước tình hình đó, ngày 9 tháng 2/1973, trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1 và Quân khu 1, đã bay đến bộ tư lệnh hành quân của Sư đoàn 2 Bộ binh để đôn đốc của phản công. Trung tướng Trưởng đã ra lệnh thẳng cho đại tá Lê Thương chỉ huy trưởng Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh (gồm 3 tiểu đoàn 105 ly, 1 tiểu đoàn 155 ly) là phải tập trung tất cả phương tiện hỏa lực của Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh yểm trở mạnh mẽ cho các đơn vị bộ chiến tái chiếm gấp Sa Huỳnh trong vòng 7 ngày trước khi Ủy hội Quốc tế đến giám sát và kiểm tra về sự vi phạm của Cộng quân.
Sau khi nhận lệnh của trung tướng Trưởng, ngay trong chiều ngày 9 tháng 2/1973, đại tá Lê Thương đã cho điều động hai tiểu đoàn Pháo binh với 6 pháo đội tác xạ (18 khẩu pháo 105 ly và 16 khẩu pháo 155 ly) khai triển đội hình để yểm trợ các đơn vị bộ chiến tấn công tấn công địch quân, tái chiếm các vị trí trọng điểm ở Sa Huỳnh, trong đó có hải cảng và căn cứ hỏa lực tại đây. Cũng cần ghi nhận rằng, theo tổ chức, lực lượng Pháo binh cơ hữu của mỗi sư đoàn Bộ binh gồm có: 3 tiểu đoàn Pháo binh 105 ly, 1 tiểu đoàn Pháo binh 155 ly, có thể được tăng cường 1 pháo đội 175 ly của Pháo binh Quân đoàn. Trong cuộc hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, ngoài hai tiểu đoàn Pháo binh được sử dụng làm nỗ lực chính trong kế hoạch hỏa tập, trong giai đoạn đầu từ ngày 28/1/1973 đến ngày 9/2/1973, sự yểm trợ hỏa lực cho các cánh quân được bộ chỉ huy Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh phối trí như sau.
- Tiểu đoàn 21 Pháo binh yểm trợ trực tiếp cho liên đoàn 1 Biệt động quân tiến chiếm các mục tiêu Đông Quốc lộ 1, dọc theo bờ biển.
- Tiểu đoàn 22 Pháo binh yểm trợ trực tiếp cho trung đoàn 5 Bộ binh tiến quân tái chiếm các cao điểm phía Tây Quốc lộ 1.

* Các trận hỏa công của Pháo binh Sư đoàn 2 BB:
Diễn tiến kế hoạch hỏa yểm của Pháo binh Sư đoàn 2 Bộ binh đã được cựu đại tá Lê Thương kể lại trong một bài viết được phổ biến trong tạp chí KBC với nội dung như sau.
Ngày 9 tháng 2/1973, tại phòng họp hành quân của trung đoàn 4 ở Đức Phổ, (bộ chỉ huy nhẹ của Sư đoàn 2 BB cũng đặt tại đây), sau khi nghe trình bày xong tình hình, trung tướng Ngô Quang Trưởng-tư lệnh Quân đoàn 1 đã hướng thẳng vào tôi và ra lệnh: Tôi giao cho anh trách nhiệm, làm sao tôi không cần biết, tập trung tất cả phương tiện hỏa lực mà anh có thể có, đạn không hạn chế, bảo đảm cho quân bạn tiến gấp chiếm Sa Huỳnh. Chúng ta chỉ còn 7 ngày thôi. Phái đoàn Quốc tế Đình chiến đang nằm chờ tại Đà Nẵng. Sau lời “vâng” của tôi, trung tướng Trưởng hỏi có cần gì không. Tôi trả lời chỉ xin bộ Chỉ huy Tiếp vận tiếp tế đạn dược trực tiếp đến vị trí súng cho chúng tôi. Đây là một lệnh ban hành sai nguyên tắc vì đúng ra phải qua chuẩn tướng Nhựt, người chỉ huy trực tiếp của tôi. Tôi cũng không lạ gì vì tôi đã nhận những lệnh loại như vậy khi tôi phục vụ tại Sư đoàn 1 BB chỉ vì yếu tố lòng tin vốn có. Cũng là dịp tốt cho tôi thực hiện được khả năng của mình và ý chí quyết tâm giúp quân bạn thành công.


Ngay chiều hôm đó là một sự điều động Pháo binh dồn dập, và hôm sau (ngày 10/2/1973), hai tiểu đoàn thống nhất đồng bộ do chính hai tiểu đoàn trưởng chỉ huy, đó là thiếu tá Thái Thanh Hội và thiếu tá Trần Thanh Hào với 6 pháo đội tác xạ được dàn ra. Từng đoàn xe có móc hậu lớn (Lowboy) chở đạn đến chiến trường. Hầu hết các tác xạ đều thực hiện đồng thời (TOT: target-on-time), bất ngờ như B 52 thả bom. Từ đó danh từ B 53 đã được trung đoàn 5 BB đặt tên khi xin yểm trợ để đối đầu với sự tăng cường của địch từ hướng Tây. Có lần chính đích thân trung tá Võ Vàng-trung đoàn trưởng- liên lạc thẳng, kêu gọi tác xạ khẩn cấp vì địch quá đông. Địch từ hướng Tây đang nỗ lực tăng cường cho cuộc chiến. Pháo binh làm hết sức mình để đáp ứng nhanh nhất và hữu hiệu nhất.
Cứ tưởng tượng rằng mỗi yếu tố chỉ bắn hai quả/khẩu để bao trùm mục tiêu nhanh nhất. Mỗi pháo đội bắn 9 yếu tố bao trùm 300 x 300 mét. Mỗi tác xạ TOT với 6 pháo đội tiêu thụ 648 quả đạn có thể bao 300 x 1800 m, hoặc 600 x 900 mét, hoặc thu hẹp hơn tùy mục tiêu và cách sắp xếp. Điều đáng nói là 34 quả đợt đầu rơi đồng loạt rồi kế tiếp liên hồi bắn nhịp độ nhanh nhất để địch không thể tìm nơi ẩn núp. Nếu đúng chỗ, địch khó mà thoát thương vong. Nếu chỉ có một pháo đội, dù bắn đến 5 ngàn quả, hiệu quả vẫn chưa bằng.
Chiến thuật này còn gây cho địch tình trạng tâm lý hoang mang thường trực, tinh thần phải luôn luôn đề phòng lo sợ. Hễ nghe súng nổ bất kỳ từ đâu, bất kỳ ai bắn, cũng đều run. Về phần Pháo binh, việc thực hiện không phải là đơn giản. Phải có sự tự tin vào khả năng vì rất dễ bắn nhầm vào quân bạn. Chẳng hạn phải có công tác địa hình chính xác, yếu tố bắn phải tính kỹ không sai, và khi bắn im lặng vô tuyến hoàn toàn để nhận lệnh ngưng bắn kịp thời khi bất trắc. Có lần đã cho kinh nghiệm, địch lợi dụng bắn cùng lúc để cho ta tưởng bắn lầm mà ngưng tác xạ.
Ở đợt tấn công cuối vào thị trấn Sa Huỳnh, từ trực thăng bay dọc bờ biển, tôi đã điều khiển bắn ba đợt hơi cay xen kẽ với ba đợt đạn nổ vừa cao, vừa chạm, vừa chậm, bao trùm suốt triền núi phía Tây, quyết diệt địch không cho cơ hội ẩn náu, bảo đảm an toàn cho quân bạn chiếm Sa Huỳnh. Đa số súng lớn và phòng không đã đặt tại khu vực này. Cùng hôm đó, nhìn ra biển tôi thấy một hàng rải rác mấy trăm thùng phuy màu đỏ gạch, chắc đựng xăng, và nhìn kỹ bằng ống nhòm xác định được vô số bao cùng màu nước biển. Sau này xác nhận là gạo bao loại 100 ký bọc hai lớp ny lông, vừa khỏi thấm vừa dễ nổi.
Những ngày cuối của cuộc hành quân, trong phòng thuyết trình Sư đoàn, mọi người bàn tàn hân hoan chia xẻ niềm hãnh diện của chúng tôi khi nhìn tổng số đạn dược được tiêu thụ ở con số khinh khủng, trên 200 ngàn quả, kể cả hải pháo, một kỷ lục suốt mọi chiến trường Việt Nam. Xử dụng cùng một lúc trọn hai tiểu đoàn Pháo binh đồng bộ yểm trợ trực tiếp cũng là một kỷ lục của Pháo binh VNCH trong thời chiến.
Ngày 15/2/1973, Quốc lộ 1 khai thông một ngày trước hạn định. Đoàn xe dân sự dài mấy cây số, chờ đợi cả nửa tháng nay vui mừng lăn bánh trở vào Nam. Ngày 16 tháng 2/1973, trung tướng Ngô Quang Trưởng tư lệnh Quân đoàn 1 dẫn phái đoàn Quốc tế Kiểm soát Đình chiến đến chứng kiến, sau đó dạo một vòng thăm tỉnh Bình Định (phía Nam Sa Huỳnh) trước khi trở về Đà Nẵng.
Về chiến lợi phẩm, chỉ kể riêng súng lớn, có 8 khẩu phòng không 12 ly 8, một khẩu 14 ly 5, một súng không giật 75 ly, và đặc biệt một hỏa tiễn AT 3 còn nguyên vẹn và mới tinh, còn xăng và gạo dân chúng ra biển tha hồ vớt về dùng. Hai cánh quân thâu lượm chiến lợi phẩm nhiều nhất là liên đoàn 1 Biệt động quân và tiểu đoàn 2/4. Nếu ai muốn đặt vấn đề công lao, ai nhiều ai ít, thì người pháo thủ xưa nay ít can dự vì thông cảm với sự hy sinh của những chiến hữu dùng hai chân cuốc bộ, dơ ngực ra đỡ đạn quân thù. Khi chiến thắng xong, thông thường ít có cấp chỉ huy nhắc công lao pháo thủ. Riêng trận chiến này, chúng ta hãy xét kỹ và cho đó là một thắng lợi chung.
Cũng theo lời đại tá Thương, trước khi có quyết định của trung tướng Trưởng cho trung hỏa lực để yểm trợ cho các đơn vị tái chiếm SA Huỳnh, ông đã đề nghị với chuẩn tướng Nhựt-tư lệnh Sư đoàn 2 Bộ binh, cần phải hy sinh một vài nơi khác, tập trung hỏa lực cho cuộc hành quân tái chiếm Sa Huỳnh, nhưng “chuẩn tướng Nhựt do dự rồi bỏ qua vì tình hình chung lúc đó nơi nào cũng căng thẳng cả”.

Kỳ sau: Những trận hải pháo và câu chuyện của một tiền sát viên Hoa Kỳ trên chiến trường miền Trung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.