Hôm nay,  

Khủng Bố: Khó Định Nghĩa, Khó Phân Biệt Đồng Minh

14/06/200200:00:00(Xem: 3800)
Vi Anh

Đa số các nước trên thế giới đều lên án khủng bố. Nhưng mấy chục năm qua, Liên Hiệp Quốc cũng chưa đồng ý với nhau được về định nghĩa của chữ này. Từ ø đó việc phân biệt đồng minh trong cuộc chiến chống khủng bố cũng khó dù Liên Minh Chống Khủng bố thành hình.

Khó khăn thứ nhứt, định nghĩa. Nhà xã hội học Paul Johnson, năm 1981, đã cố soi sáng bốn mặt của vấn đề khủng bố. Một, khủng bố là một sách lược chánh trị một thế lực yếu dùng để chống thế lực mạnh hơn. Bất chấp đạo đực, cứu cánh biện minh cho phương tiện, miễn sao lôi kéo sự chú ý của thế giới vào mục tiêu tranh đấu là được. Hai, khủng bố không những do các tổ chức sữ dụng, mà nhà cầm quyền cũng dùng để khống chế nhân dân mà họ cai tri, cụ thể như CS Hà nội, và Saddam Hussein. Ba, xã hội dân chủ dễ bị khủng bố tấn công hơn vì cung ứng cho người dân nhiều quyền tư do. Bốn, định nghĩa khủng bố luôn là một vấn đề tranh luận. Nhà cầm quyền biện minh là bão vệ an ninh trật tự. Người chống đối xem là chiến đấu cho tự do. Điển hình, CS Hà nội tố cáo Mỹ chứa chấp quân khủng bố khi những người Việt tỵ nạn CS tại Mỹ đấu tranh cho tự do dân chủ, giải trừ CS ở quê nhà. Trung Cộng lợi dụng phong trào thế giới chống khủng bố để đàn áp những người Hồi Giáo đòi ly khai ở Ngoại Mông, Tân Cương khiến Liên hiệp quốc phải chỉnh nặng.

So sánh của nhà xã hội học nói trên chưa đủ. Cuộc chiến chống khủng bố đòi hỏi phải tìm hiểu sâu rộng hơn về khủng bố. Thứ nhứt, khủng bố đã có từ khi lịch sử loài người bắt đầu. Nhưng hiện tại nó không còn khu trú trong một nước nữa để xem là vấn đề nội bộ của một quốc gia. Nó đã mang tầm vóc quốc tế. Hệ thống tổ chức, kinh tài, tầm hoạt động của khủng bố bàng bạc rộng khắp thế giới. Tầm sát hại, tính nguy hiễm của nó vì thế mang tính toàn cầu. Để chống nguy cơ đó, khuynh hướng chung của thế giới hiên thời là tiến dần đến một sự đồng thuận ba định đề. Thứ nhứt, khủng bố là khủng bố; tức là không có khủng bố đúng, khủng bố sai; không có khủng bố quốc tế, khủng bố quốc gia, hay đia phương. Thứ hai, cứu cánh-- không cần biết quan trọng, đúng sai hay không-- không biện minh cho phương tiện là khủng bố. Thứ ba, khủng bố không phải là du kích. Khủng bố là dùng võ lực tấn công thường dân để đạt mục đích chánh trị. Du kích là dùng võ lực tấn công mục tiêu quân sự, an ninh, hay chánh trị để đạt yêu cầu chánh trị. Định đề đó sẽ dẫn đến một số hệ luận giúp cho những người có phận sư chống khủng bố dễ dàng làm nhiệm vụ trong các xã hội dân chủ pháp trị như Tây Aâu, Bắc Mỹ, là đia bàn tốt của quân khủng bố. Nói khác, giảm gánh nặng cho việc dẩn chứng tội khủng bố. Ở các nước Tây phương hệ thống pháp luật đòi hỏi quá nhiều chứng lý, đôi khi người chống khủng bố phải hy sinh tánh mạng một cách không cần thiết để tìm mới hội đủ yếu tố buộc tội. Có nhiều dấu chỉ cho thấy Mỹ đang tiến dần trên hướng ấy, trong việc cải tổ FBI, và hạn chế phổ biến một số tài liệu công dính líu đến an ninh nhân dân và an toàn xã hội, và truy tố các nghi can khủng bố ra Toà án quân sự đặc biệt xửû kín.

Tiếp đến là khó khăn thứ hai, phân biệt đồng minh. TT Bush ngay sau cuộc khủng bố 911 xảy ra, đã gạch một lằn ngang, hoặc các nước đứng về phiá chống khủng bố, hoặc về phía hỗ trợ khủng bố. Nhưng trong tiến trình chống khủng bố, nhiều nhà phân tích, trong đó có Cô Danielle Pletka (American Enterprise Institute) trình với Uûy Ban Quốc Hội, ngày 23 tháng 5, rằng có nhiều nước trong Liên Minh Chống Khủng bố do Mỹ lãnh đạo đi "nước đôi". Thí dụ như Ai cập và Á rập Saudi giúp Mỹ rất nhiều trong cuộc chiến A phú hản, nhưng chỉ tới đó thôi, chớù không tình nguyện làm thêm gì nữa. Mỹ chiến đấu nơi này, chỗ kia, nhưng đừøng tự dối mình là Mỹ chiến đấu chung với những nước khác. Khi đi với những nước Á rập, Mỹ không bao giờ chắc là những nước ấy sẽ đi chung một đường, nhìn một hướng. Còn Ô. Frank Gaffey, Chủ tịch Trung Tâm Chiến Lược An Ninh và là cưu viện chức Quốc Phòng thời TT Reagan, cũng đồng ý, dễ sai lầm khi tìm hiểu ai đứng về phiá Mỹ. Francis Taylor, phối trí viên Chương trình Chống Khủng Bố của Bộ Ngoại Giao Mỹ, cũng nói chống khủng bố có nghĩa khác nhau đối với nhiều nước. Có nước siết chặc kinh tài ,biên giới; có nước triệt hạ hành động tội ác của quân khủng bố. Nhưng hành động chống khủng bố có ý nghĩa cao là chia xẻ tin tức tình báo với nhau. 1600 người dính líu với al Qaeda bị bắt là do nguồn tin của 95 nước giúp cho Mỹ. Ngoại trưởng Mỹ cho rằng từ từ rồi nước này đến nước khác sẽ tham gia chống khủng bố. Đó là xu thế chung của thế giới hiện thời.
Quân khủng bố không tôn trọng biên giới, đia lý quốc gia và đạo lý con người. Chiến tuyến bất cứ ở đâu, nhưng nguy cơ rất lớn. Mọi quốc gia đều là mục tiêu dễ dàng cho quân khủng bố. Vì vậy, mỗi một nước đều có trách nhiệm trong chiến dịch chống khủng bố. Được vậy thì công tác chống khũng bố sẽ dễ dàng. An ninh thế giới, văn minh Nhân Loại sẽ được bảo đảm hơn.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.