Hôm nay,  

Bài Dự Thi Viết Về Đề Tài "người Việt Trên Đất Úc" - Tại Sao Tôi Học Luật

14/07/200000:00:00(Xem: 5790)
Trong hai số trước, Sàigòn Times đã hân hạnh giới thiệu phần một và phần hai trong bài dự thi số 3 của anh Trần Như Khôi. Trong số báo hôm nay, chúng tôi xin giới thiệu phần 3 của bài dự thi, nhan đề Tại Sao Tôi Học Luật. Qua bài viết tuần này của anh Trần Như Khôi, chúng ta sẽ có dịp thấy được những kỷ niệm vui buồn, những kinh nghiệm sóng gió một người học sinh Việt Nam phải trải qua trên ghế nhà trường Úc. Đọc bài viết của anh Trần Như Khôi, có những phút chúng tôi thấy bàng hoàng giật mình nghĩ đến những khốn khó, con, cháu của mình phải đối diện, mà từ lâu, do bận chuyện mưu sinh, do bon chen trong cuộc sống, chúng ta đã thờ ơ, quên lãng... Hiển nhiên, trong cuộc sống của người Việt tại Úc, những cách biệt về ngôn ngữ, những dị biệt về thể chất, ngoại hình, ngôn ngữ, đã là những khó khăn không nhỏ trên con đường hội nhập của người Việt, đồng thời tạo nên những khoảng cách nhất định trong tình cảm gia đình giữa cha mẹ và con cái. Đọc bài viết của anh Khôi, chúng tôi thấy ở anh có nhiều điểm thật đáng qúy. Bên cạnh nghị lực, lòng quả cảm, tinh thần sẵn sàng đối đầu với nghịch cảnh, anh Khôi còn là người biết vươn lên từ nghịch cảnh, từ bất công, để có một định hướng rõ ràng, hữu ích cho cuộc đời. Những cảm nhận trong sáng và chân thành của anh đối với người cha già, với bằng hữu, với những người bạn bất hạnh, những người tỵ nạn phải vĩnh viễn nằm xuống trong uất ức, đau đớn tại trại tỵ nạn... đều là những bài học giá trị không những đối với thế hệ trẻ, mà còn giá trị đối với cả thế hệ cha anh. Hy vọng sau khi đọc bài viết của anh, qúy độc giả thuộc thế hệ cha anh sẽ có những giây phút tư lự về bổn phận, trách nhiệm của mình trước những khó khăn, vất vả, con em chúng ta đang phải gánh chịu. Một lần nữa, chúng tôi chân thành cảm ơn hai anh Khoa và Khôi đã nhiệt tình tham dự cuộc thi, và sau đây, xin trân trọng giới thiệu bài viết thứ ba của anh Trần Như Khôi:

=======

Tasmania năm nay lạnh hơn mọi năm. Xa xa những ngọn núi thân thương đã bắt đầu phủ một màu trắng xóa. Tôi yêu màu xanh của những khu rừng trước mặt, màu nâu của đất và màu đen của núi. Màu của rừng núi sình lầy mà bố tôi vẫn hằng yêu thương. Môn luật thương mại sáng nay là môn thi cuối cùng, hồn còn ngổn ngang trăm mối tơ vò, không biết mình có pass hay không" Hai anh em tôi lang thang đếm từng bước âm thầm dưới hàng cây đại thụ trong sân trường. Hồn quay về dĩ vãng. Chợt giật nảy mình với tiếng hét sau lưng: "Mr. Khôi, how are you". Thì ra đó là Andre, người bạn Mã Lai, sinh viên năm thứ ba Y khoa. Anh kéo chúng tôi vào Club của trường. Hôm nay anh đặt nhiều câu hỏi. Câu làm tôi băn khoăn mãi chưa tìm ra được câu trả lời: "Tại sao anh lại theo ngành luật, anh Khôi"" Bất chợt tối nay nó lại hiện lên trong tiềm thức.

Khác với tất cả bạn bè cùng trang lứa, tôi đã biết cảm nhận thế nào là bất công ngay từ hồi 5 tuổi. Mùa hè năm 1986, tôi được xếp loại phần thưởng hạng nhất xuất sắc trong toàn khối Mẫu giáo trường Lữ Gia. Ngày phát thưởng, cô giáo đến nói với bố mẹ tôi: "Ông bà vui lòng để cháu nhường phần hạng 1 cho con ông chủ tịch phường, phần thứ nhì cho con ông Trưởng Phòng Thương Nghiệp quận. Cháu lãnh hạng xuất sắc thứ ba. Nhìn hai thằng ốm yếu gầy còm mà tôi đã chỉ dẫn cho thế nào là 4+5=9. Nay lại được vinh danh trước toàn trường. Tôi tức lắm nhưng biết làm sao bây giờ. Trong thâm tâm non nớt của tôi ngày ấy chỉ nghĩ một điều đơn giản: người nghèo như tôi không thể nào đứng nhất được.

Vượt biên sang đến đảo Galang, tôi đã tận mắt chứng kiến cũng như được nghe kể lại: rất nhiều người xứng đáng đậu thanh lọc mà bị đánh rớt, họ thắt cổ, đổ cả can 20 lít dầu hôi vào người rồi tự thiêu để phản đối sự bất công. Và chính bản thân ba bố con tôi cũng đã từ chết sống lại. Đậu qua vòng khiếu nại, chúng tôi đã phải trải qua bao nhiêu gian nan mồ hôi, xương máu và nước mắt. Tôi đã hiểu phần nào: Bất công là gì" Tại sao lại có bất công"

Được sang định cư tại Úc năm 1993 do hội Cựu Quân Nhân bảo trợ. Ngày đầu tiên vào trường AMES Noble Park học Anh văn. Tôi sung sướng gặp đủ các bạn Việt Nam từ Hồng Kông, Phi, Thái, Mã Lai và Việt Nam. Năm 93 này, xui khiến làm sao chỉ có 2 sắc dân Pakistan và Việt Nam. Học sinh Pakistan lại chiếm 2/3 tổng số. Khác nhau về ngôn ngữ, cuộc đụng chạm đã không tránh khỏi. Tụi Pakistan đô con hơn nhưng Việt Nam lì đòn hơn. Tánh tôi háo thắng, ngay từ nhỏ bố tôi đã gọi tôi là thằng hay xí xọn. Đụng chạm tới tôi là tôi đục. Đánh nhau triền miên nhiều hơn học. Hiệu trưởng phải mời cảnh sát đến giữ an ninh cả chục lần.

Một hôm bố tôi được mời đến văn phòng và được thông báo cho biết: Cháu Khôi của ông học giỏi lắm và có thể ra ngoài học tiếp tiểu học được rồi. Nhưng thực ra là nhà trường kiếm cớ đuổi tôi vì tôi quậy quá chứ học mới có 3 tháng mà biết gì. Trong khi đó, thằng anh tôi giỏi hơn mà vẫn còn tiếp tục học.

Vào trường tiểu học Waranolo, tôi cố gắng học theo lời hướng dẫn của giáo viên gốc Việt tại trường. Tôi tiến bộ rất nhanh và tưởng từ nay cuộc đời mình êm ả. Nhưng cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng. Và nói như Đại Hãn thành Cát Tư Hãn khi mà phái đoàn sứ giả của ông bị Alexandre Đại Đế III chém đầu: "Thượng Đế hỡi, hãy thấu cho lòng tôi, tôi nào muốn chiến tranh".

Trong lớp tôi có một thằng tên là Darren người gốc Newzeland. Nó to gấp đôi tôi, trông như hộ pháp. Không biết mặt mũi tôi vô duyên thế nào mà nó chỉ ăn hiếp độc nhất một mình tôi. Không kể những tiếng F... hằng ngày nó chửi tôi mà lúc đầu tôi không hiểu. Gặp dịp là nó gạt giò, giựt cặp tôi. Tôi cố nhịn vì biết có đánh cũng thua. Một hôm sau giờ lunch buổi trưa, đang đá banh, có lẽ vì thua 0-2 nó nổi giận, đến cặp cổ, siết chặt tôi vào nách nó muốn nghẹt thở. Cũng may mà tôi biết cách gỡ. Quý vị biết làm sao không" Ta chỉ cần đưa một ngón trỏ vòng lên giữa mép tai ngoài của địch thủ có một huyệt rất độc, chọc vào đó thì lực sĩ Sumo nặng 200 kg cũng té. Tôi đẩy mạnh ngón tay, nó chúi nhủi, tôi kèm thêm một đạp cho chắc ăn. Mặt nó đập vào cột gôn, gẫy xương mũi. Tôi bị đuổi một tuần lễ vào cuối năm không được dự lễ Carnival và ăn BBQ. Tôi buồn vô cùng. Bố tôi phải lên trình bầy đủ mọi lý do và hứa với ông hiệu trưởng là tôi không bao giờ được tái phạm, mà thực ra lỗi đâu phải hoàn toàn tại tôi.

Năm vào trường trung học Chandler, là người lớn rồi đó nghen, tôi tự hứa với lòng mình sẽ không bao giờ đánh lộn nữa. Nhưng cái số mệnh khắc nghiệt vẫn đuổi theo tôi hoài. Một buổi chiều tan học, tôi và thằng Nam tàn tàn đi bộ về nhà, khi đi ngang nhà thằng David, bỗng dưng nó xì con chó Berger Đức khổng lồ ra cắn bạn tôi. Vất cả tập vở, thằng Nam thét lên kinh hoàng. Không chần chừ, vớ được một khúc gỗ gần đó, tôi quật gẫy chân con chó cứu bạn. Chưa đã tức, tôi bay thẳng tới tặng cho thằng mất dậy hiểu thế nào là lễ độ hàng chục cú đấm Thiếu Lâm Kung Fu mà lâu lắm rồi tôi chỉ dợt mà không thực hành. Cu cậu xịt máu mũi và gẫy răng. Phần thưởng dành cho tôi, tên anh hùng rơm, là được nghỉ học hai tuần lễ ở nhà. Bố tôi hiểu chuyện chỉ đánh tôi hai roi cảnh cáo vào mông, nhưng nhìn ông mắt buồn, đáng đi thất thểu từ văn phòng trường đi ra, tôi hối hận vô cùng và tự hứa với lòng mình: từ nay không đa sự nữa, chuyện thiên hạ mình không can thiệp, từ nay ta tu.

Trường Chandler ngày xưa rất nổi tiếng, nhưng từ năm 1996 trở về sau, chất lượng giảng dậy càng ngày càng tệ. Ở trường có hai nhóm Campuchia và Việt Nam lại hiềm khích đánh nhau hoài. Tôi tự biết không thể nào đứng trung lập, mà nếu đánh nhau thì bố tôi lại buồn. Hai anh em xin với bố chuyển khỏi trường này, và dịp may lại đến...

Nhắm mắt làm mơ cũng không ai tưởng tượng nổi, hai thằng con mồ côi, bố đi nhổ cà rốt, cắt cần, thứ bảy, chủ nhật dọn dẹp trong nhà thờ Anthony để kiếm thêm tiền mua vé máy bay bảo lãnh cho mẹ và 2 em tôi ở Việt Nam, mà nay được anh dũng vào học trường St.John, một trường công giáo nổi tiếng ở vùng Dandenong Melbourne. Có lẽ Chúa đã để mắt nhìn đến bố con tôi. Một buổi chiều thứ bảy có mưa bay lất phất, khi đang phụ đổ rác với cha tôi trong nhà thờ thì gặp cha sở. Ngài hỏi anh em tôi từ đâu đến, và khi biết đây chính là những kẻ tỵ nạn khốn cùng, ông lấy đơn trong giáo xứ, ký tên và cho chúng tôi theo học với giá còn rẻ hơn chi phí ở trường công lập Chandler. Uniform được phát không, sách vở thì second hand. Nhưng được như vậy là quá hạnh phúc, ngoài tầm tay của anh em tôi.

Bố tôi thức dậy từ 4 giờ sáng lo cơm nước cho cả nhà và đợi xe đón đi làm farm. Nhìn ông ngày càng ốm yếu, lòng chúng tôi se lại. Tôi học được ở ba tôi tánh kiên nhẫn. Ngày còn ở đảo, bố tôi chỉ là một người lính thương binh tác chiến. Ông học Anh ngữ ngày đêm. Từ một người bình thường ông đã trở nên trưởng phòng phiên dịch thông tin của Cao Ủy. Dù có nghi ngờ khả năng của ông thế nào chăng nữa, chúng tôi cũng phải phục ông có một chút tài năng nào đó. Anh em tôi cố học, nhiều khi trong lớp chẳng hiểu gì, về nhà cố học bài, xem trước và cái gì không hiểu hỏi bố. Dần dần chúng tôi đã xóa đi mặc cảm thua kém, bắt kịp đà học của mọi người và nhận thấy tụi Tây cũng chẳng thông minh hơn anh em chúng tôi bao nhiêu.

Chúa chiên thì thật hiền, nhưng những con chiên của Chúa không phải ai cũng dễ thương. Trường St.John năm anh em chúng tôi học chỉ có 5% là dân gốc Á châu. Chỉ có Phi, Srilanca, Hoa và Việt, riêng người Việt chỉ có 20 người. Tôi tưởng giòng đời như vậy là lặng lẽ êm trôi, anh em tôi nay tịch cốc tu tiên, không dính vào giang hồ nữa... Nào ngờ...

Trường St.John trong những năm này, dù là trường Công giáo nhưng một số thầy cô vẫn còn mang đầu óc kỳ thị. Học sinh Á châu, môn Toán Special Mathematic do giáo sư Poland phụ trách. Chúng tôi hỏi ông, ông chỉ làm lơ, nhưng Tây hỏi ông trả lời rất tận tình. Nhà trường còn cho học sinh cạo trọc đầu (từ năm 1999 đã cấm hẳn). Ở trường, có một băng trọc đầu Hooligans gốc Úc rất hung hăng. Đương nhiên chúng tôi bị bao vây trong một bầu không khí không phải là dễ thở.

Đến bây giờ theo sự suy nghĩ nông cạn của tôi, nếu quý vị ở vào hoàn cảnh của tôi lúc đó, có lẽ quý vị cũng phải hành động và phản ứng như anh em tôi.

Hàng ngày hai anh em tôi đi học bằng xe bus trường. Cứ mỗi lần lên xe mấy thằng Tây không biết học ở đâu mấy câu chửi tiếng Việt: "Đu ma Vietnam an con cac". Anh em tôi cố làm lơ, để ngoài tai và chỉ biết lo học. Học giỏi sẽ chứng minh ai hơn ai chứ không phải hơn thua bằng võ lực.

Nhưng bọn Tây đã đi quá đà. Thấy chúng tôi im lặng, chúng tưởng anh em tôi sợ. Tụi nó ngày càng làm tới, bây giờ không những chửi mà còn lấy giấy vo liệng vào đầu anh em tôi. Sau đó cười vang cả xe bus miệng la "gook, gook". Anh em tôi lên trình bày với thầy Coordinator (người có trách nhiệm về trật tự và an ninh) nhiều lần. Nhưng chỉ bớt được vài tuần và tình trạng cũ lại xẩy ra, và càng ngày càng tệ hơn trước. Anh em tôi đoán biết, cuộc thư hùng sẽ không thể nào tránh khỏi nên hàng ngày sau khi tan học, xuống xe bus ở công viên Parkmore. Anh em tôi tập chạy, đấm đá vào thân cây, cùng đánh dợt với nhau mà bố tôi không hề biết.

Tôi nhớ rất rõ, hôm đó là thứ hai đầu tuần. Trước khi xuống xe trên đường vào trường, sau khi chửi "Đu ma Vietnam, an con cac", tên dữ nhất bọn ném cái bánh pie đang ăn giở vào đầu anh tôi. Quay lại, nhanh như cắt, trong tầm gần trong xe bus, anh tôi đánh một cùi chỏ tận lực ngay mắt hắn. Tất cả cùng nhảy xuống xe và một cuộc parco tay đôi bắt đầu. Tên Michell đệ tử của môn phái bốc-xơ võ đường OASIS nặng khoảng 80kg dứ dứ đôi tay trông thật đúng con nhà nghề. Tất cả học sinh dàn thành vòng tròn coi phim đấm đá không tốn tiền. Đứa nào cũng trợn mắt, há hốc mồm ngó.

Anh em tôi được cái so với người Việt thì thuộc loại đô con. Anh tôi cao 1m 74, nặng 68kg, vậy mà vẫn còn thua thằng này 15 cm. Anh tôi dứ chân trái làm đòn hư và quất toàn lực cú đá Zetsa ngay cổ hắn. Hắn đang chúi nhủi chưa kịp tỉnh hồn thì lãnh thêm 3 cú liên hoàn cước tuyệt chiêu của Bắc phái Thiếu Lâm Bình Định. Cú nặng nhất ngay khớp xương đầu gối. Chiến trường chỉ giải quyết trong một phút. Thế là cả bọn phải kè hắn mới đi nổi vào lớp. Đây là một sự cố chưa từng xẩy ra bao giờ tại trường này. Những kẻ bị áp bức đã phải vùng lên. Và ngay hôm đó toàn khối Á Châu, nhiều nhất là Phi, Srilanca, Hoa, Việt đoàn kết lại. Giờ lunch đánh nhau tưng bừng. Lỡ đụng cho tới luôn, hai anh em tôi đón tụi nó lại Parkmore chơi luôn, xe thắng ken két, đánh nhau lung tung ngay giữa đường và khi tiếng còi hụ của Cảnh sát tới là anh em tôi rút. Ngày hôm sau là trận đánh lớn nhất trường, các chú lớp 7, 8, 9 tham gia luôn, vui vô cùng. Xe cảnh sát được điều tới như mắc cửi. Tất cả phụ huynh học sinh phải đi họp và cùng phải ký vào tờ cam kết, học sinh nào còn đánh lộn bị đuổi ngay.

Và đúng như luật đã ban hành, 2 tuần sau, 2 Hooligans trọc đầu và một Phi vi phạm được mời sang trường khác. Sau vụ này, Tây và Việt ít chơi với nhau. Nhưng ngược lại sự áp bức đã chấm dứt. Tình trạng ăn hiếp, kỳ thị giảm 95%. và tình trạng tốt đẹp đó được kéo dài tới bây giờ.

Sang năm lớp 12, tình cờ tôi đọc được bộ truyện "Thạch kiếm", một tuyệt tác của Nhật bản, kể về cuộc đời của kiếm sĩ Thạch Đạt Lang. Tự nhiên tôi ngộ được cái đạo làm người. Tôi hết sức tâm đắc với lời tâm sự của nhân vật chính với tên học trò nhỏ Hạo Nhiên. Trước khi ông giao đấu trận sinh tử cuối cùng với danh kiếm Cát Xuyên Mộc:

- Con ơi, ở đời có nhiều chuyện nhỏ không nên đối đầu, bỏ qua được thì nên bỏ. Ta phải nghĩ tới việc lớn đại nghĩa, hùng tâm. Nhưng nếu vì danh dự bị sỉ nhục, sống mà là kẻ hèn mạt thì cũng như chết rồi, ta đành chấp nhận hy sinh.

Theo tục lệ hàng năm, toàn khối lớp 12 của chúng tôi được đi trại 10 ngày. Mục đích để cho bạn bè, thầy cô thông cảm hiểu nhau trước khi rời trường. Chúng tôi leo núi, thám hiểm rừng, xuống biển... Trong bãi biển thầm lặng, tôi và Michell đã hiểu nhau. Nó là thằng bạn thật tốt hơn tôi nghĩ. Chuyện đụng chạm quá khứ năm trước nay là dịp chúng tôi cười vui. Nó hỏi tôi: "Anh mày học Kungfu ở đâu mà đá đẹp thế"(*) (Lúc này anh tôi đã tốt nghiệp sang Hobart trước tôi một năm). Tôi cười đáp: "In Galang Chaolin". Tôi kể cho nó nghe về đời tỵ nạn. Lần đầu tiên tôi thấy một thằng Tây khóc, mắt nó đỏ hoe. Chúng tôi cùng cảm thấy mắc cỡ với những hành động thô lỗ ngày trước. Chúng tôi nam nữ nắm tay nhau nhảy múa vỗ tay quanh đống củi được đốt cháy thật lớn. Ai cũng ước mong cùng hướng về một tương lai tốt đẹp sau này.

Dù đã cố gắng hết mình, điểm tốt nghiệp VCE cộng thêm điểm môn tiếng Việt 39/50, tôi cũng chỉ đạt 82. Mặc dầu môn luật đại cương tôi được A+. Tôi không thể theo học trường luật Melbourne vì điểm đòi hỏi phải là 97.5. Tôi đành phải chuyển sang đại học Tasmania để cố thực thi ước mơ của mình.

Các bạn thân mến của tôi ơi, tôi không bao giờ quên được rằng gia đình tôi là một gia đình tỵ nạn. Tôi không dám nói là tôi đã sống khổ hơn ai, vì tôi biết rằng có rất nhiều người còn khổ hơn tôi gấp mười hoặc trăm lần nữa. Nhưng tôi có thể nói là tôi và bố tôi cùng anh tôi đã trải qua bao nhiêu gian lao khổ cực, cũng như chịu đựng muôn vàn bất công, và cố gắng ngoi lên từ trong cùng ngục thẳm mới tạm được như ngày nay. Nhìn lại những bạn bè cũ, ngày mới từ đảo Galang sang Úc ở trường AMES Noble Park, lòng thật xót xa buồn, ai cũng nửa đường gẫy cánh vì không ai tiếp tục con đường gian khổ ở đại học. Quốc và Cường từ Hồng Kông qua nay đang mắc vòng lao lý vì ma túy. Tân, Đạt và Kha an phận cầy trong factory, Thành, Tú yên nghỉ ngàn đời thầm lặng trong nghĩa trang Springvale. Tôi còn ai để tâm sự cho vơi niềm khắc khoải này.

Mơ ước của tôi là trở thành luật sư quốc tế. Đem kiến thức và khả năng tranh đấu cho quyền bình đẳng con người. Cố gắng xóa bỏ mọi bất công mà cha con tôi gặp phải. Thời thơ dại, tôi chỉ biết giải quyết bằng võ lực. Bây giờ lớn lên, biết suy nghĩ, lại sống nơi xứ lạ mà tôi nhận là quê hương thứ hai, lý tưởng tôi theo đuổi có to lớn lắm không" Đó là lý do "TẠI SAO TÔI HỌC LUẬT".

Còn chuyện bên Tasmania, nếu các bạn chọn nơi yên tĩnh để học, thì nơi đây thật là lý tưởng. Đây không có gió mát và ánh trăng vàng, gió ở đây thật lạnh và ánh trăng mang màu xanh biêng biếc. Nhưng sau những giờ miệt mài trong computer, nhức đầu vì những từ đọc hoài chẳng hiểu, mời các bạn cùng anh em tôi đi câu cá, bắt sò, bào ngư, mình nướng tại chỗ, mang theo tô chanh ớt, nước mắm gừng chấm ăn - thì bạn ơi, thiên đường là đây. Anh em tôi đang sửa soạn đón chào các bạn.

Trần Như Khôi

(*) Anh em tôi may mắn được học võ Bình Định (Bắc phái Thiếu Lâm). Từ năm 5 tuổi tại võ đường Chợ Lớn của thầy Trần Công Hạ cho tới ngày vượt biên. Lên đài thiếu nhi quận 11 được 3 lần (có bán vé) đều thua, nhưng được an ủi là ăn hủ tiếu và uống nước khỏi trả tiền.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.