Hôm nay,  

Xẩm Vào Cuội Ra

29/06/200000:00:00(Xem: 6155)
Tuần trước nghe ông Tổng bí thư đảng Lê Khả Phiêu nói đến thực thi dân chủ cấp thôn xã, dân chủ trong mối quan hệ giữa các quan cán bộ cách mạng và đám bần cô nông, dân chủ qua bầu cử, trong khi đảng vẫn giữ con đường xã hội chủ nghĩa, người ta thấy chưng hửng, không ngờ cái trí tuệ siêu việt của đảng lại đẻ ra một thứ vừa dân chủ lại vừa độc tài đảng trị, như thể đi vào “sự thật ảo” (virtual reality) của khoa học hiện đại. Nhưng sau đó nghe ông Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh nói cho rõ dân chủ phải nằm trong luật pháp hiện nay của nhà nước, người ta mới té bật ngửa. Thì ra vẫn chuyện xẩm vào cuội ra, chẳng có gì lạ hết.

Thế nào là dân chủ trong luật pháp nhà nước" Luật pháp nhà nước đặt trên nền tảng Hiến pháp của chế độ, trong đó điều 4 đã khẳng định chỉ có đảng Cộng sản được cầm quyền nhất thống không có đảng phái nào khác tham gia chính trường, nghĩa là độc tài đảng trị. Đảng còn nói yêu xã hội chủ nghĩa là yêu nước, bởi vậy kẻ nào chống chế độ xã hội chủ nghĩa là phản quốc bị đưa ra tòa kết án từ hình hay chung thân. Đây mới là sự thật... thật chớ không còn sự thật ảo nữa. Dù vậy câu hỏi đặt ra là tại sao vào lúc này các ông lãnh đạo đảng và chế độ lại thấy cần phải thay bình mới cho rượu đã cũ rích" Người ta nói đến sức ép của thời thế, nhất là sức ép của bản Hiệp ước Mậu dịch các ông đang phải chuẩn bị ký cho xong vào tháng tới.

Ở Việt Nam không ai thích nói đến sức ép. Sau cuộc họp Cấp viện ở Đà Lạt, Bộ trưởng Kế hoạch-Đầu tư Trần Xuân Giá tự nhiên thấy cần phải nói cho rõ là chế độ cộng sản Việt Nam không bao giờ chịu lùi bước trước những áp lực từ bên ngoài. Giá nhấn mạnh: “Tôi muốn nhắc lại cho thật rõ là... việc cấu trúc lại thể chế và đổi mới kinh tế không thể bị mua bằng tiền”. Thật hiên ngang dũng cảm, nhưng cũng nên hỏi lại nếu không “mua” bằng tiền được, cái tái cấu trúc và đổi mới đó có cần tiền hay không" Không có tiền mà nói tái cấu trúc và đổi mới chỉ là nói cho vui miệng, cốt che đậy nỗi thẹn thùng xin cấp viện mà thôi. Chương trình tái cấu trúc và đổi mới kinh tế cần tiền như thế nào, hãy nhìn qua một vài thí dụ điển hình.

Nếu nói đến việc chặn đứng đà xuống dốc kinh tế hiện nay, nhu cầu ưu tiên và cấp bách nhất là phải tổ chức lại hệ thống ngân hàng rách nát. Hệ thống ngân hàng Việt Nam mắc nợ đìa như tổ đỉa, vấn đề là phải có tiền trả nợ cho hết, phá cơ cấu cũ để xây dựng cơ cấu mới lành mạnh hơn, huấn luyện nhân viên có đủ khả năng và tư cách để thoát hẳn khỏi nạn tham ô nhũng lạm gây thất thoát hàng tỷ dô la nợ khó đòi. Để thực hiện chương trình đổi mới đó, theo Ngân hàng Thế giới phải tốn đến 2 tỷ đô-la. Việt Nam lấy tiền đó ở đâu" Cái ảo tưởng huy động vốn trong nước đã tan vỡ từ lâu, dân chúng Việt Nam đã mất niềm tin vào các chế độ kinh doanh nhà nước, họ biết đó chỉ là những ổ tham nhũng nên khi có đô-la trong tay họ, họ đem cất giấu chớ không đem gửi ngân hàng. Rút cuộc Việt Nam vẫn phải trông cậy ở các nguồn cấp viện từ bên ngoài. Ở đây người ta rất dễ dàng tháo khoán tiền. Người ta nói sẵn sàng cấp tiền, nhưng chế độ Hà Nội phải làm thật cho đúng chớ không phải chỉ nói cho ngon. Hễ có xúc tiến đổi mới là có tiền. Không thích “sức ép từ bên ngoài” cứ nói cũng chẳng sao, nhưng nói không có tiền mà vẫn đổi mới được là trật đường rầy.

Một ưu tiên khác là vấn đề tái cấu trúc quốc doanh vốn là những ổ tham nhũng. Đây là chuyện dài người ta nói đến từ 5, 6 năm nay và sau đại hội đảng năm 1996, khi ông Phan Văn Khải tựu chức Thủ tướng, ông đã hùng dũng tuyên bố giải quyết quốc doanh bằng chương trình “giải tư” các xí nghiệp nhà nước. Nhưng cho đến nay Việt Nam vẫn còn khoảng 6,000 quốc doanh thuộc đủ mọi cấp từ trung ương đến địa phương, chỉ giải tư được lối 140 quốc doanh. Bây giờ các ông lãnh đạo đảng không còn nói đến giải tư hay giải tán quốc doanh mà nói theo hướng thời thượng “làm cho quốc doanh có hiệu quả hơn trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế”. Làm cho hiệu quả hơn chỉ là câu nói đãi bôi, vì không có cách nào khác hơn là phải giải tán các xí nghiệp nhà nước vô hiệu năng, xa thải hàng đống cán bộ hay thân thuộc hiện làm công nhân viên trong các quốc doanh nhưng không biết làm gì, chỉ biết bám vào đó lấy lương. Đây là mạng lưới an sinh xã hội thu hẹp của đảng kể từ khi đổi mới kinh tế. Nhưng sa thải công nhân chỉ làm mối họa lớn hơn khi chưa có cách nào giải quyết công ăn việc làm cho con số gia tăng mỗi ngày 3,000 người đến tuổi lao động. Muốn tạo ra việc làm phải có tiền đầu tư mở mang công nghiệp hay xây dựng các công trình như làm đường, làm cống. Vậy tiền đâu"

Đại diện Ngân hàng Thế giới nói đã sẵn sàng có 700 triệu đô-la, nhưng phải có sự bắt đầu cải tổ cơ cấu và thay đổi chính sách mới trao tiền. Họ còn nói sẵn sàng cấp 200 triệu đô-la tín dụng cho các ngân hàng Việt Nam để phát triển nông thôn, nhưng trước hết phải cải tổ cơ cấu ngân hàng mới có tiền. Cố nhiên các ông cấp viện không nói đến áp lực, ông Andrew Steer, Giám đốc chi nhánh WB nói: “Chúng tôi không làm áp lực với chính quyền (Hà Nội), bởi vì áp lực không làm được việc”. Câu nói nghe thật mát ruột nếu giả bộ quên đi những cái “phải làm cái này, phải làm cái nọ”.

Các ông đảng xoay ngược xoay xuôi hai chữ “dân chủ” rút cuộc vẫn chẳng có dân chủ. Các ông cấp viện không nói đến “áp lực” nhưng áp lực vẫn có. Đúng là ăn miếng trả miếng. Nhưng tại sao các ông Hà Nội tội tình gì mà phải đánh vật với hai chữ “dân chủ”" Tại sao các ông vẫn cầy cục hẹn ký thương ước với Mỹ cho bằng được" Không ai ép, chỉ có thời thế nó ép.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.