Hôm nay,  

Bài I: Khe Sanh, Đất Bằng Rúng Động

27/03/200000:00:00(Xem: 5157)
BÀI I
LTS: Tác giả Phan Bá Kỳ là một cựu sĩ quan quân lực VNCH, từng phục vụ trong nhiều binh chủng. Loạt bài này được viết đặc biệt cho Kỷ Yếu Quảng Trị và tác giả đã có nhã ý đăng tải trên Việt Báo để ghi lại một trong những trận chiến dữ dội nhất thời Cuộc Chiến Việt Nam. Việt Báo trân trọng cảm ơn tác giả Phan Bá Kỳ và giới thiệu cùng độc giả về một trận chiến anh hùng của quân lực VNCH - trong đó có những lúc căng thẳng tới nổi các tướng Hoa Kỳ phải nghĩ tới giải pháp ném bom nguyên tử chiến thuật xuống Khe Sanh.

Lời Nói Đầu
Bài khảo luận này được viết ra để đóng góp thêm tài liệu cho cuốn Kỷ Yếu Quảng Trị nhân dịp đón mừng thiên-niên kỷ mới. Đề tài Khe Sanh được chọn để ghi lại những biến động đau thương đã xảy ra trong thời chiến tranh trên một trong những phần đất bé nhỏ của tỉnh địa đầu miền giới tuyến. những tài liệu về hành quân và tiếp vận của Quân Lực VNCH tìm thấy được trên đất Mỹ thật là hiếm hoi và thiếu sót vì vậy chúng tôi xin chân thành mong mỏi nhận được sự đóng góp bổ túc của quý độc giả. Cũng nhân dịp này xin chân thành cám ơn anh Lê Hữu Thăng đã thúc đẩy tôi nghiên cứu về đề tài này, cám ơn quý anh Trần Ngọc Nam, Trần Bảy đã thu thập và cung cấp cho một số tài liệu quý báu.

Phan Bá Kỳ


Khe Sanh, đất bằng rúng động
Khảo luận của Phan Bá Kỳ

Địa danh, Địa-Thế và sinh hoạt người dân:
Khe Sanh từ lúc khởi thủy có thể là tên gọi khiêm nhường của một giòng suối nhỏ trong rừng hoang chảy xuống một vùng đất tương đối bằng phẳng nơi tụ tập một số dân cư đến khai thác đất đai. Về sau số dân cư nầy đã lập thành một làng và đặt tên là Khe sanh.

Làng Khe Sanh ở dọc theo liên quận lộ số 9 chạy dài từ thị xã Đông Hà trên Quốc Lộ Số 1 đến Lao Bảo, trên đường biên giới Việt Lào. (Bản đồ 1). Khe Sanh là tên của một ngôi làng thuộc Quận Hướng Hóa nhưng vì quận đường Hướng Hóa tọa lạc tại làng Khe Sanh nên có nhiều người đã gọi là quận Khe Sanh. Phía đông quận đường Hướng Hóa là trường học quận, kế là nhà thờ Tin Lành và trường học do mục sư Bùi Tấn Lộc xây dựng và quản trị từ năm 1958. Phía Bắc và bên kia lộ số 9 là chợ Khe Sanh gần con đường dẫn tới Bộ Chỉ Huy Hành Quân của Quân đội TQLC Mỹ. Phía Bắc đầu con đường nầy là ngôi nhà của vợ chồng trẻ người Mỹ, Carolyn Paine và John Miller thuộc hội Truyền Giáo Wychiffe. John Miller 30 tuổi khi đến Khe Sanh. Ông ra đời ở Allentown, Pennsylvania, con thứ 7 trong 1 gia đình gồm 13 anh em. Ông học ở Houghton College, New York và đến làm việc tại Sài gòn từ năm 1950 đến năm 1961. Người bạn gái của ông là cô Carolyn Paine, con của ông viện trưởng trường Houghton cũng theo ông đến Saigòn sau khi đã cẩn thận gói theo trong vali của cô một chiếc áo cưới. Vì cô đã nhận được một thư của John có câu: ôAnh cảm tạ Chúa mỗi khi anh nhớ đến em vì như vậy là anh có một người để nhớ thương trong timọ. Sau hôn lễ tại Sàigòn, hai người đến Huế, học tiếng Việt tại trường Đại Học Huế và sau đó họ đến Khe sanh xây dựng cơ sở truyền đạo giữa bộ lạc người Bru. John là người sáng tạo ra chữ Bru. Có khoảng 13,000 người Bru ở Khe Sanh trong số 40,000 người sống rải rác trên các vùng núi từ Bắc Việt qua Lào và dọc theo biên giới miền Trung. Về phía Tây nam làng Khe sanh có ngôi chùa Phật giáo và trường học do một vị Thượng Tọa trụ trì và quản trị. Xa hơn nữa là vị trí của làng Troài và làng Vei. Đặc biệt tại khu vực phía tây làng Vei là căn cứ Biên

Phòng Lực Lượng Đặc Biệt.
Hầu hết những đất đai về phía Bắc làng Khe Sanh bên kia lộ số 9 là những đồn điền cà phê rộng lớn của một người Pháp rất được nhiều người biết đến. Ông tên là Eugène Polaine, ra đời ở Saint - Sauveur de Laudemont, Pháp quốc. Sau đệ nhất thế chiến, ông làm việc với Viện thảo vật học. Từ năm 1920 ông trở thành nhân viên Lâm Vụ Đông Dương. Ông đến Khe Sanh thuê người Thượng vào rừng sâu lấy vỏ và rễ cây ôkí ninhọ (quinine) đóng thùng gửi về Pháp. Vỏ và rễ cây kí ninh chứa một chất hóa học rất đắng dùng để chữa nhiều bệnh, nhất là bệnh sốt rét rừng. Đặc biệt rừng Khe Sanh có nhiều cây nầy. Ông đi khắp những vùng Trung, Nam và Bắc để lấy những loài cây thuốc khác. Ông đến Cam Lộ, Lao Bảo, qua Xiêm La, Miến ĐIửn và Trung Quốc. Trong thời gian từ 1922 đến 1947, ông đã gửi về Pháp khoảng 36 ngàn loại cây, và một số lớn mẫu đất để nhờ phân tích. Khi được biết đất ở cao nguyên Khe Sanh là loại đất rất tốt để trồng cà phê, Polaine đã dừng chân lại đây để lập đồn điền làm cà phê. Cà phê Khe sanh được đem bán khắp Việt nam, sản xuất qua Pháp và nhiều nước ở Âu Châu. Mỗi năm, riêng đồn điền của ông Polaine sản xuất được hơn 20 tấn cà phê, trị giá trên 250 ngàn đô la vào lúc bấy giờ. Nhiều nhà thảo vật học đã đến Khe sanh thăm đồn điền của ông. Ngoài cà phê ông còn trồng thêm cây avacado, bưởi, cam và quít. Nhiều nhà săn thú chuyên nghiệp từ Mỹ châu, Âu châu đến Khe Sanh để cùng ông và gia đình đi săn thú, sưu tầm những bộ da cọp, hươu, heo rừng, gấu, báo, tranh được những giải thưởng đặc biệt trong giới săn bắn. Ông Polaine sống trong một trang trại lớn với người vợ Pháp được gọi là Madame Bordeaudueq. Bà là một người đàn bà kiêu hãnh có bản chất mạnh dạn như đàn ông. Ngoài việc quản trị một nông trại rộng lớn với các thú nuôi như dê, cừu, chó, chim, gà, bồ câu, bà còn có tài săn bắn. Một mình bà đã bắn hạ được tất cả là 45 con cọp không kể những con thú khác. Bà nói bà phải giết cọp vì chúng đã ăn thịt nhân viên đồn điền của bà. Bà Polaine rất hiếu khách. Nhiều khác săn bắn từ Âu châu và Mỹ châu đến Khe Sanh được bà tiếp đón nồng hậu. Khi bà từ Pháp đến Khe Sanh thì ông Polaine đã có một thanh niên người Việt có khả năng Pháp ngữ phụ tá rất đắc lực cho ông. Thanh niên nầy là ông Phan Bá Luyện, người xã Triệu ái. Polaine muốn ông Luyện làm thêm việc dạy kèm Việt ngữ cho bà. Cử chỉ giao tế của bà nầy đã làm cho ông thầy sợ hãi đến nỗi phải làm đơn xin nghỉ việc.

Trong đệ nhị thế chiến, quân Nhật đã đến chiếm đóng các đồn điền của Polaine rồi bỗng chốc lại rút đi nhường chỗ cho quân Tàu Tưởng Giới Thạch tràn đến. Quân Tàu đã tàn phá vùng Khe Sanh cho mãi đến năm 1947 khi Pháp trở lại Việt Nam. Trong thời gian này bà Polaine đem năm người con lập thêm những đồn điền về phía Đông Khe Sanh. Ông Polaine ở lại trang trại sống với một người đàn bà Nùng và sinh thêm 5 đứa con với người vợ nầy.

Một cặp vợ chồng người Pháp khác xuất hiện tại Khe Sanh tên là Simard. Họ cũng trở thành những nhà khai thác đất đai lập đồn điền. Tiếp theo là một người Pháp gốc Tây Ban Nha tên là Llinarès cùng với người vợ Việt đến lập nhiều đồn đIền dọc theo lộ số 9. Gần khu vực trang trại của ông bà Polaine còn có một nhà thờ do một linh mục người Pháp tên là Poncet dựng nên năm 1964. Sau cùng là các sư huynh từ một tu viện ở Huế cũng đến Khe Sanh truyền giáo và lập một đồn điền nhỏ cạnh đồn đIền vợ chồng Llinarès. Một cuộc pháo kích của Việt Minh đã giết chết người vợ của Simard và đã làm cho ông Polaine bị mang 1 mảnh đạn ở một chân. Một số thương gia người Việt đến mở tiệm buôn bán với người Bru.

Làng Khe Sanh có dân số người Việt chừng một ngàn năm trăm người sống cụm lại tại làng Khe Sanh nơi có quận đường Hương Hóa và các cơ sở hành chính thương mại và tôn giáo. Người Thượng Bru sống dọc theo lộ số 9 và xung quanh các đồn điền cà phê. Người Kinh đến Khe Sanh ít vì từ xưa Khe Sanh là nơi có Trại Tù Lao bảo, khí hậu bất thường, bệnh sốt rét hoành hành. Khi nghe hai tiếng Khe Sanh, mọi người đều nghĩ đến toàn thể vùng đất bằng và thấp dọc theo lộ số 9 và dọc theo những con sông nhỏ cộng với những cao nguyên đồn điền cà phê và cả những vùng núi cao phía Tây Bắc làng Khe Sanh dài tới đường vĩ tuyến 17 và biên giới Lào Việt. Đúng ra toàn thể vùng đất nầy phải được gọi là quận Hương Hóa. Ngoài ra từ những đỉnh núi cao nơi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ chiếm đóng nhìn xuống (bản đồ 2) ngừơi ta có thể gọi làng Khe Sanh là một thung lũng, nhưng nếu chúng ta so sánh với toàn diện địa thế Việt Nam và Lào, Khe Sanh phải được gọi là Cao-nguyên vì trung bình Khe Sanh có cao độ 1500 thước cao hơn mặt biển.

Tình Hình Khe Sanh Lúc Sơ Khởi và Hàng Rào Điện Tử McNamara


Từ năm 1961, đã có những tin tức về sự hiện diện của 2 Sư đoàn Cộng sản Bắc Việt, Sư đoàn 304 và Sư đoàn 324 bố trí ở phía Tây Khe Sanh và Sư đoàn 325 ở phía Bắc vĩ tuyến 17. Văn phòng Cố Vấn Phủ Tổng Thống, (Ông Cố Vấn Ngô đình Nhu) chỉ thị cho Sở Khai Thác Địa Hình (tiền thân của Lực Lượng Đặc Biệt) lo tổ chức những hoạt động tình báo và quân sự để chặn đường xâm nhập của Cộng Sản Bắc Việt vào miền Nam qua lãnh thổ Lào. Thiếu Tá Trần khắc Kính, phó Giám Đốc sở KTĐH được trực tiếp giao nhiệm vụ nầy. Ông đã bí mật qua Lào tiếp xúc với các Tướng Tá thuộc quân đội hữu phái Lào, do Thủ Tướng Phoumi Nosavan lãnh đạo, tại Savannakhet, Paksé và Attopeu để thảo luận về các cuộc hành quân phối hợp tại vùng biên giới Lào Việt tiếp giáp Khe Sanh. Do đó vào đầu năm 1962 chính phủ Hoa Kỳ với tổ chức Trung Ương Tình Báo đã thảo luận với chính phủ VNCH về kế hoạch chận địch dọc theo biên giới và phía Nam đường vĩ tuyến bằng cách dành ra một ngân khoản để tuyển mộ, huấn luyện và trang bị dân chúng địa phương thành những lực lượng bán quân sự gọi là Dân Sự Chiến Đấu để hoạt động chống Cộng sản xâm nhập.

Tháng 7, 1962, một nhóm Tình Báo Trung Ương Mỹ và Toán Kỹ thuật Hỗn Hợp làm việc chung với một Phân đội Nghiên cứu và Quan Sát Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ. Những tổ chức nầy sử dụng đường bay nhỏ Khe Sanh để đưa các Toán Biệt kích thám sát Việt và Mỹ thuộc Sở Khai Thác vào sâu trong lãnh thổ Lào để lấy tin tức tình báo. Những hoạt động này lúc bấy giờ được xếp vào loại tối mật. Song song với hoạt động của các toán Biệt kích Thám sát, Sở Khai Thác Địa Hình Phủ Tổng Thống (về sau trở thành Bộ Tư Lệnh LLĐB) qua toán ôF-600ọ (tương đương với toán B/LLĐB sau này) đồn trú tại Mang Cá, Huế do Đại úy Trần Hữu Tác chỉ huy với sự phụ tá của Trung úy Đặng Uynh đã đưa những toán xâm nhập thám thính và yểm trợ Tiểu đoàn 33 Lào Tượng Quốc Gia đóng ở Bản Houei San trên lãnh thổ Lào và mở những cuộc hành quân thám thính dọc theo biên giới Lào Việt.

Toán A/LLĐB VN và Toán A/LLĐB Hoa Kỳ tuyển mộ 2 Đại đội Dân sự Chiến Đấu người Thượng Bru và Việt và một trung đội 30 người Nùng đồn trú sát đường bay. Lúc đầu toán Mỹ đã trả lương và cấp súng bừa bãi cho các dân sự chiến đấu người Bru đưa đến một vụ mất 90 khẩu súng đủ loại vào tay Cộng sản nằm vùng khiến Bộ TTM và Sở Khai thác Địa hình phải điều tra.

Ngày 15/10/1966, sáu toán LLĐB Việt Mỹ Delta di chuyển đến Khe Sanh và ngày 27/12/1966 khởi sự nhảy dù xâm nhập và đột kích vào các đơn vị CS tập trung trên đất Lào và các kho tiếp vận của cộng sản dọc theo biên giới. Các toán này xuất phát từ Trung tâm Hành quân Delta ở Nha Trang và luôn luôn có Tiểu đoàn 81 Biệt Kích Nhảy Dù cũng đóng ở Nha Trang sẵn sáng tiếp viện.

Tình hình quân sự quận Hương Hóa không khác gì tình hình ở các quận lỵ dọc theo biên giới Việt Miên Lào. Rất bất an. Cơ sở quận Hương Hóa kiêm Chi khu Hương Hóa đóng tại làng Khe Sanh. Quận trưởng là một đại úy với sự phụ tá của một quận phó dân sự. Quận trưởng kiêm Chi khu trưởng chỉ huy một Đại đội Địa phương quân và Nghĩa quân và một số cảnh sát. Ngoài đơn vị này còn có một cố vấn Mỹ và vài nhân viên Mỹ làm việc bên cạnh quận trưởng.
- Tiểu đoàn 3 Bộ Binh thuộc Trung Đoàn 2, Sư Đoàn 1, vùng 1CT. (chừng 304 binh sĩ) đóng cạnh làng Khe Sanh.
- 4 khẩu đội 105 ly của Pháo binh QLVNCH, 2 khầu đặt cạnh đường bay, 2 khầu tại làng Vei.

Vào tháng 10 năm 1965, tin tình báo do Trại LLĐB Khe Sanh cho biết đã có những kho tích trữ tiếp liệu của Cộng sản thiết lập trên đất Lào gần biên giới và có dấu hiệu những toán nhỏ CS qua lại biên giới thám thính dường như để nghiên cứu địa thế Khe Sanh.

Đầu tháng 12, 1965, nhiều bằng chứng cho thấy đã có một số lớn quân chính quy Bắc Việt xâm nhập hoạt động trong lãnh thổ Khe Sanh, tổng số chừng bốn (4) Tiểu đoàn, ôta không định rõ được vị trí của CS, nhưng ở đâu cũng có chúng nó cảọ (lời của Trung úy Đặng Uynh).

Ngày 23 tháng 12, 1965 được tin CS đang họp giữa đồn điền cà phê của Poulaine, Trại LLĐB mở một cuộc hành quân đột kích vào lúc 2 giờ chiều, địch rút lui bỏ lại 32 xác tại chỗ, trong đó có một xác mặc quân phục Trung cộng.

MACV ra lệnh mở chiến dịch hành quân Tigerhound cho Không quân Hoa Kỳ gửi máy bay quan sát O1 - Bird Dog đến quan sát vùng Khe Sanh vào sâu trong lãnh thổ Lào đến 20 dặm. Nếu thấy địch hoặc cơ sở tiếp tế, O1 gọi chiến đấu cơ của Không quân Hoa Kỳ, Việt Nam, máy bay TQLC hoặc Hải quân đến ném bom và nếu cần gọi B 52. Chiến dịch này có sự đồng ý của ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Lào, William Sullivan.

Tháng 9, 1966, BCH/Trung đoàn 26 TQLC di chuyển đến Khe Sanh. Đại đội D thuộc Tiểu đoàn 1 TQLC mở hành quân quanh căn cứ BCH trên một vòng tròn 10,000 thước. BCH được rào với 134 ngàn thước kẽm gai thường và 22 ngàn thước concertina. BCH Trung đoàn 26 nằm ở phía nam đường bay, kho đạn ở về phía đông bắc BCH, kho xăng và bệnh xá ở về phía tây BCH, các pháo đội đại bác 105 ly và súng cối ở về phía nam, Tiểu đoàn 1 TQLC bao quanh mặt nam, tiểu đoàn 3 TQLC bao mặt tây, Tiểu đoàn 37 Biệt Động Quân đóng vòng ngoài cùng bao mặt đông, Phân đội Nghiên Cứu và Quan sát LLĐB Mỹ và Việt chiếm một góc ở mặt tây nam. Một đại đội Thám Thính thuộc Lực lượng 3 TQLC được tăng cường cho BCH/căn cứ.
Bốn khẩu đội 275 ly được đặt tại Trại Carroll và được lệnh yểm trợ cho Khe Sanh. Tiểu đoàn Pháo binh đóng ở Đồng Hà có tầm bắn xa 32 cây số sẵn sàng yểm trợ khi cần.
Để dọn đường cho những lực lượng đến Khe Sanh, Tướng Westmoreland cho lệnh sửa lại đường bay để các phi cơ lớn có thể đáp và cất cánh.
Sư đoàn 3 TQLC tại Phú Bài và Sư đoàn 1 TQLC tại Đà Nẵng được lệnh sẵn sàng tiếp viện khi cần.

Tin tình báo cho biết, Sư đoàn 324-B cộng sẳn Bắc Việt di chuyển đến phía trên đường vĩ tuyến 17, và CS thành lập vùng quân sự Trị-Thiên - Huế. Mức di chuyển của CS vào Nam từ 7,000 đến 12,500 binh sĩ mỗi tháng.

Ngày 27 tháng 3, 1966, tiểu đoàn 1 TQLC phối hợp với Tiểu đoàn 3 Bộ binh QLVN CH mở hành quân tìm địch. Trong suốt cuộc hành quân dọc theo lộ số 9 không có dấu vết cho thấy CS có mặt tại Khe Sanh.

Trong lúc Bộ Tư Lệnh MACV phối hợp với Bộ TTM/QLVNCH để thực hiện kế hoạch hành quân tại Khe Sanh, thì tại Ngũ Giác Đài ở Washington, D.C., Tổng trưởng Quốc Phòng Mỹ Robert McNamara đưa ra sáng kiến lập hàng rào điện tử dọc theo biên giới Lào Việt phía tây Khe Sanh và dọc theo vĩ tuyến 17 từ Khe Sanh ra biển cửa Tùng. Tướng Westmoreland được lệnh họp với đại diện của Bộ Quốc Phòng Mỹ là tướng Alfred D. Starbird để ông này trình bày về những dụng cụ điện tử có khả năng phát giác ra những di động của địch.

McNamara cho rằng việc thiết lập hàng rào này sẽ ngăn chặn được địch xâm nhập bằng cách dùng máy bay thả bom xuống những nơi có báo hiệu địch đang di chuyển và dùng mìn để bẫy địch không cần phải dùng binh sĩ để lùng và diệt địch. Binh sĩ chỉ giữ tại những địa điểm phòng thủ.

McNamara không phải là một chiến lược gia quân sự, ông ta được mời về Ngũ Giác Đài trong khi đang làm Chủ tịch Công ty xe hơi Ford, nhưng ông rất được sự nể vì của Tổng thống Johnson. Đô đốc Sharp, Tư lệnh Lực lượng Mỹ ở Thái Bình Dương và Tướng Westmoreland phản đối sáng kiến này vì không phù hợp với chiến tranh Việt Nam, tốn nhiều nhân lực và vật lực để thiết lập hàng rào và làm mất đi khả năng lưu động tác chiến của quân sĩ. Tiền dùng để khảo cứu và phát triển kế hoạch hàng rào dự trù là 1.6 tỷ, tiền để thiết lập một trung tâm điều khiển là 600 triệu chưa kể tiền sản xuất các bộ phận điện tử, mìn, máy bay tuần thám v.v... McNamara chấp nhận sự hao tốn này nếu hàng rào gây nên sự hao tổn gấp bội cho Bắc Việt, Hoa Kỳ vẫn có lời!

Tháng 10 năm 1966, McNamara đích thân đến thăm Việt Nam. Tướng Westmoreland thuyết trình và đề nghị chỉ làm hàng rào dọc theo phía nam đường vĩ tuyến và không đặt trọng tâm vào biên giới Việt Lào. Ngày 19 tháng 12, 1966, McNamara ra lệnh phải hoàn tất ít nhất là một phần của kế hoạch vào ngày 1/11/1966. Ngày 7/1/1967, Thứ trưởng Quốc phòng Cyrus R. Vance chính thức gửi đề nghị đến Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Ngày 13/1/1967, Cố vấn An ninh Quốc gia Walt W. Rostow nhân danh tổng thống Johnson ký văn kiện đặt tên cho kế hoạch là PracticeNine và xếp vào ưu tiên cao trong việc thực hiện. Ngũ Giác Đài đã cho các nhà thầu sản xuất một số lượng kẽm gai (dài đến 50,000 dặm) và trên 5 triệu cọc sắt (cỡ 32 inches x 72 inches). Tổng cộng số tiền chi ra là 5 triệu đô la. Tính đến ngày 31/12/1967, bảy vị trí cường điểm dọc theo hàng rào đã hoàn tất và phải mất 757,520 công nhật và 114,519 giờ để xếp đặt dụng cụ.

Cuộc tranh luận giữa các Tướng ở Việt Nam và Ngũ Giác Đài về hàng rào McNamara vẫn tiếp tục, và mặc dù có hàng rào, các đơn vị Bộ Binh và TQLC vẫn hành quân theo chiến thuật lùng và diệt địch và duy trì tính chất lưu động của các đơn vị. Có lẽ McNamara còn mang trong đầu hình ảnh các đồn lính Mỹ miền Tây Hoa Kỳ trấn giữ những vùng đất đai chống lại mọi da đỏ!

KỲ SAU: Mỹ dự định thả bom nguyên tử chiến thuật vào Khe Sanh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.