Hôm nay,  

Những Người Đi Biển

08/07/200000:00:00(Xem: 6351)
Tôi nhìn ngày lễ Độc lập 4-7 năm nay ở Mỹ với nhiều cảm nghĩ lẫn lộn, một nỗi cảm hoài day dứt khôn nguôi. Phải chăng tôi đã nghĩ đến những ngày lễ Độc lập ở Việt Nam" Sự thật đáng buồn là trong suốt 200 năm qua, dân tộc Việt Nam không có một thời kỳ nào độc lập thật sự, nên làm gì có ngày lễ Độc lập để nghĩ đến. Tôi đã thấy và suy nghĩ nhiều về một sắc thái đặc biệt của ngày quốc khánh Mỹ năm nay. Nếu nó phù hợp với những suy tư thiên niên kỷ, nghĩ cũng đúng thôi bởi vì ngày 4-7 năm nay là ngày lễ Độc lập đầu tiên của thiên niên kỷ mới.
Sắc thái đặc biệt đó là “Hội Thuyền 2000”, từ ngữ riêng tôi dịch từ chữ OpSail 2000. OpSail là chữ viết tắt của Operation Sail, nôm na là Thao tác Cột Buồm. 150 tầu thuyền lớn vào loại bự nhất thế giới, hơn 40 chiến hạm của Hải quân nhiều nước, và khoảng 70,000 thuyền bè lớn nhỏ, từ du thuyền cho đến ca-nô, chực sẵn ở ngoài khơi đã tụ về bến cảng New York tảng sáng 4-7. Cuộc diễn hành vĩ đại cột buồm này có 30 thuyền buồm lớn của 19 nước và đặc biệt trong đoàn diễn hành có con tầu Amistad dài 129 bộ, được đóng lại theo đúng con tầu buồm năm xưa nay đã lừng danh về cuộc nổi loạn của 53 nô lệ Phi châu năm 1839.
Lễ Hội Thuyền Operation Sail đã được Tổng Thống John F. Kennedy năm 1961 ký luật thiết lập với mục đích cổ võ trao đổi văn hóa. OpSail đầu tiên được tổ chức nhân dịp Hội chợ Thế giới của thành phố New York năm 1964. Lần thứ hai OpSail trùng hợp với lễ Độc Lập thứ 200 năm 1976 và lần thứ ba vào dịp trùng tu cũng là kỷ niệm 100 năm tượng Nữ Thần Tự Do. Ý nghĩ sơ khởi của việc tổ chức Hội thuyền là cổ võ trao đổi văn hóa xét ra rất đúng, vì sự giao lưu đầu tiên giữa các nền văn hóa của các dân tộc sống trên các lục địa đều thực hiện bằng đường biển. Nhưng đến đầu thiên niên kỷ này, những suy tư của con nguời đã bổ túc cho ý niệm lúc đầu. Hội thuyền có đủ loại tàu bè tham dự, kể các những tầu hiện đại trong đó có một số chiến hạm của một số nước và rất nhiều du thuyền của cá nhân và ca-nô nhỏ của cư dân bên bờ biển New Jersey và New York. Dù vậy chủ yếu vẫn là cuộc diễn hành của các “tầu lớn” - theo cách gọi thời xưa các tầu buồm lớn đi biển. Dù là tầu lớn nhưng khi đứng cạnh một Hàng không Mẫu hạm hiện đại của Mỹ, nó cũng chỉ là một chú nhỏ đứng bên người khổng lồ.
Thế nhưng đây cũng không hẳn là một cuộc triển lãm đồ cổ, bởi vì thực ra những loại tầu buồm thời xưa nay đã được trùng tu như mới và có thêm những trang hoàng hiện đại, nên ngoạn mục hơn các tầu thuyền cổ thời xưa rất nhiều. Đầu thế kỷ 21 những “tầu lớn” đã tiêu biểu cho một sắc thái đặc biệt của thế giới hiện đại. Đó là trào lưu di dân, xuất phát từ trạng thái toàn cầu nay đã thu hẹp như một căn làng nhỏ nhờ những tiến bộ khoa học kỹ thuật. Hội thuyền lớn tổ chức ở Mỹ càng có thêm ý nghĩa vì Mỹ là nước của di dân. Những người đầu tiên đến lục địa này để tạo thành nước Mỹ ngày nay đều là những di dân. Và khi các con tầu dương buồm diễn hành qua trước tượng Nữ Thần Tự Do, ý nghĩa đó càng nổi bật. bởi vì chính bức tượng này cũng là một dân di cư, quà tặng của nước Pháp. Bà Thần đã phải xuống tầu lớn vượt biển đến định cư ở Mỹ.

Ý niệm di dân gợi cho tôi một số những suy tư khác. OpSail 2000 không phải chỉ để nói đến những con người và những phương tiện dùng để vuợt biển. Nó còn nêu lên một ý nghĩa quan trọng hơn nhiều. Đó là ý chí và dũng cảm của con người. Năm trăm năm trước ông Kha Luân Bố và đoàn nguời do ông lãnh đạo dù có tầu và phương tiên đầy đủ cũng không thể tìm đến vùng đất mới nếu không có quyết tâm mở rộng chân trời của con người. Và quyết tâm đó dù hăng say đến mấy cũng bằng không, nếu không có óc mạo hiểm và gan dạ. Ngày nay ai cũng có thể vuợt biển dễ dàng trên các du thuyền hay cả trên phi cơ, nhưng vào thời ông Kha Luân Bố, khi người ta chưa biết là Quả Đất tròn ngoại trừ sự suy diễn của các nhà hiền triết Hy lạp cổ xưa, người ta chưa có máy móc mà chỉ nhờ vào sức đẩy của gió, và cũng không có phương tiện nào để viễn thông, vậy mà đoàn người đó vẫn dám dấn mình vào cõi biển xa xăm mịt mù đầy ẩn số, phải nói họ rất can đảm. Đặc tính căn bản của di dân chính là óc phiêu lưu mạo hiểm, dám chấp nhận bất cứ loại thử thách nào. Để làm gì vậy" Để tìm một không gian bao la vẫy vùng cho thỏa chí bình sinh, phát triển thật đầy đủ mọi khả năng và trí tuệ. Đó chính là đi tìm tự do.
Nhìn Hội thuyền 2000, tôi chạnh lòng tự hỏi tại sao trong hàng chục ngàn đám tầu thuyền lớn nhỏ kia lại không có những con tầu ván nhỏ bé và mỏng manh của thuyền nhân Việt Nam. Dân tộc Việt Nam nếu không có nghề đi biển xa, đó là vì bờ biển dài chữ S của chúng ta giống như một cái bao lơn uỡn bụng ra Thái Bình Dương. Nhưng nói về tài đánh thủy của chúng ta thì không thiếu. Chúng ta đã có trận đánh quân Nguyên, trận Bạch Đằng Giang, trận đánh giặc Xiêm trên sông Vàm Cỏ. Thế nhưng vào đến cuối thế kỷ 20, nhìn đến Hải quân của mấy ông Cộng sản cai trị đất nước thì thật đáng buồn. Giữa thập niên 60 mấy cái tầu khinh tốc gỉ sét gốc Liên Sô chạy ra đòi đánh chìm chiến hạm Maddox của Mỹ đưa đến những trận trả đũa oanh tạc tơi bời miền Bắc. Năm 1989, Hải quân của mấy ông Hà Nội bị Hải quân Trung Quốc đánh đòn đau ở Trường Sa đến nỗi bây giờ không dám ho he trước việc Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Hải quân chỉ có thành tích là mua rẻ 4 tầu của của ngoại quốc để lấy tiền bỏ túi.
Tôi vẫn thích những người đi biển. Tôi nghĩ chúng ta cũng đã góp phần vào bài học chung cho những người đi biển. Gập thử thách là phải nỗ lực, cầm cự và chiến đấu...
Và đừng bao giờ tuyệt vọng.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.