Hôm nay,  

Trường Sa Lắm Dầu?

25/06/200000:00:00(Xem: 5659)
Nếu quần đảo Trường Sa không có bao nhiêu dầu khí, thì cuộc tranh giành chủ quyền nơi đây có gay gắt như hiện nay không" Đây là một câu hỏi được nghiêm chỉnh nêu trên tờ Asian Wall Street Journal hôm Thứ Năm. Chắc chắn rồi câu hỏi này cũng sẽ biến vào hư vô, bởi vì Trường Sa vẫn là một huyền thoại ám ảnh các nước trong vùng, và ai cũng đưa ra các con số ước tính trữ lượng dầu mỏ khổng lồ, mặc dù chưa có cuộc thăm dò nghiêm túc nào. Dù vậy, đây cũng là nơi để các lãnh tụ chứng tỏ lòng yêu nước của mình với công dân nước họ: chỉ cần sơ xuất để nước khác lấn chân, thì tên các lãnh tụ đương thời kể như là cháy - điều mà ông Phạm Văn Đồng không tiên đoán được vài chục năm trước.

Trường Sa hiện là nơi để các lãnh tụ vùng Thái Bình Dương kích động lòng yêu nước và là nơi mà tên của họ dễ dàng đi lên trang nhất các báo: Hiện có tới 6 nước tranh chủ quyền toàn phần hoặc một phần Trường Sa, trong đó 5 nước đang đóng quân trên các đảo. Tuy nhiên, nhà phân tích an ninh Robert Manning lại cho rằng, các bản tường trình về trữ lượng dầu mỏ khổng lồ đã trở thành “một bản tuyên xưng đức tin giữa các nước tranh chấp.”

Các bản tường trình khác biệt nhau một cách dị kỳ: có bản nói là trữ lượng chỉ 1 tỉ tấn, và bản khác nói phải là 30 tỉ tấn, nghĩa là các bản khác thì nằm giữa 2 con số này - nghĩa là thành chuyện “Trường Sa lắm dầu.” Thế nhưng lại không có cuộc nghiên cứu nào gọi là đủ tính khoa học nghiêm túc.

Đó là lý do mà Clive Schofield, phó giám đốc International Boundaries Research Unit của Đại Học Durham, sau khi duyệt hết tất cả các bản tường trình thì tin là dầu có thể có ở Trường Sa, nhưng nó không lớn lao gì, “Tôi vẫn ngờ vực là nó có thể đủ nhiều để khai thác thương mại hay không.”

Chúng ta dễ dàng gặp các con số dị biệt sau đây.
Thí dụ, Pan Shiying, một chuyên gia Trung Hoa về hải dương học, từng trích dẫn lời cơ quan trước kia là Bộ Tài Nguyên Địa Chất và Mỏ Khoáng, bây giờ thuộc về Bộ Tài Nguyên và Đất Đai [Trung Quốc], rằng trữ lượng adù và khí vùng Trường Sa khoảng 17.7 tỉ tấn. Ông viết, “Nghĩa là vượt hơn con số 13 tỉ tấn của nước Kuwait và đứng hàng thứ tư trên toàn cầu.”

Một chuyên gia khác, cũng một ông Trung Hoa (những người ưa thích con số và mê lấn về phương Nam), tên Ji Guoxing tại Thượng Hải, viết trong bản nghiên cứu đầu thập niên 1990s, “”Nhiều phân tích gia tin là viễn ảnh khai thác dầu ở Trường Sa vượt xa toàn bộ các mỏ dầu vùng Biển Bắc Anh Quốc cộng lại.” Một thời gian sau, cũng ông này viết, “Vài chuyên gia khẳng định rằng Trường Sa có thể thành ‘một Vịnh Ba Tư’ thứ nhì.”

Chưa hết. Một ông Trung Hoa khác còn bạo dạn hơn (chắc để kích động lòng yêu dầu của dân tộc Trung Quốc nhằm lăm le tiến về phương Nam. Nhà phân tích Barry Wain ghi rằng, một nhà báo Hồng Kông tường trình trong một tạp chí thân Bắc Kinh rằng các ước tính mới nhất của Bộ Tài Nguyên Địa Chất và Mỏ Khoáng là 30 tỉ tấn dầu và khí. Thế là nhà báo này hồ hởi tô hồng rất mực ‘bôn sê vích lên đường Nam Tiến’ rằng “Nếu ước tính của Trung Quốc gần với thực tế, thì đó là một hiện tượng vì đã vượt xa bất kỳ vùng dầu mỏ nào trên thế giới.”

Nơi đây chúng ta thấy ngay tính chính trị, và hy vọng rằng các lãnh tụ Hà Nội cũng phải thấy điều này: Tại sao Trung Quốc cứ muốn phóng đại trữ lượng dầu Trường Sa" Việt Nam cần phải hiểu được ý đồ này để lo tìm cách thủ thân là vừa.

Thử đi tìm bản tường trình khác. Thí dụ, các khoa học gia Nga đưa ra con số ước lượng là 1 tỉ tấn dầu thô, trong đó có 70% là dạng khí đốt. Các con số khiêm tốn này trình làng năm 1995 bởi các khoa học gia Nga trong một hội nghị ở Manila, Phi Luật Tân, nhưng cũng gây xôn xao vì cũng cho thấy có thể có 10 tỉ thùng barrels dầu tại các độ sâu không quá 3 tới 4 kilômét dưới mặt biển.
Tuy nhiên, thực tế là khai thác dầu ở Trường sa tốn kém kinh khủng: hầu hết dầu và khí thì rải rác vùng Biển Đông, và cuộc nghiên cứu của Trung Tâm East-West Center (của Mỹ) tại Honolulu nói rằng hơn 90% trữ lượng dầu và khí có thể khai thác thương mại thì nhiều phần nằm ở các thềm và dốc của các nước bao quanh, chứ không phải ngoài biển. Nghĩa là phần lớn trữ lượng thật của Trường sa chưa ai biết cả, và các công ty và các nước thì cứ bị ngăn cản bởi độ sâu của nước và cơ nguy chạm trán chính trị, điều đẩy vọt chi phí nghiên cứu.

Từ các năm 1970s, Phi đã bạo gan bất chấp phản đối của Trung Quốc và Việt Nam, và đã cho phép nghiên cứu vùng Reed Bank, góc phía Đông bắc Trường Sa, một phần mà Phi gọi là Kalayaan Island Group. Ba giếng thử thì khô queo. Giếng thứ tư thì cho một chút khí đốt và vài thùng barrels tinh chất (condensate) của khí hydrocarbon - và đây mới là nơi duy nhất ở Trường Sa được thử có khí này.

Tuy nhiên, người ta hy vọng vào các mỏ hydrocarbon ở Trường Sa, vì các nước bao quanh như Việt Nam, Phi và Mã Lai đều tìm thấy có dầu ngoài bờ biển của họ. Nghĩa là lý luận đơn giản: chung quanh có, thì giữa phải có. Nhưng thực tế thì chẳng ai biết.

Tình hình thế giới ngày một khó: nhu cầu dầu vùng Đông Á ngày một tăng, giá dầu thế giới ngày một cao. Thế là các nước cứ phải liều mình tìm mỏ mới. Và Việt Nam phải thấy: xông xáo nhất là anh Trung Quốc, không cần nghiên cứu gì cả, mà cũng có nhiều bản tường trình về trữ lượng dầu Trường Sa nhiều vô số kể. Họ không giấu gì âm mưu tiến về phương Nam. Tại sao Việt Nam cứ phải nhượng bộ" Thậm chí còn để cho Hoa Lục vào WTO trước nữa chứ, như dường đó là phép lịch sự. Không tính kế lâu dài thì sẽ hỏng toàn bộ, đó sẽ là tội lớn nhất của Đảng CSVN vậy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viện Kiểm Soát Nhân Dân Tối Cao tại Việt Nam đã đề nghị ngưng thi hành án lệnh hành quyết với tử từ Hồ Duy Hải để điều tra lại vụ án này, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do cho biết hôm 2 tháng 12.
Tuần báo OC Weekly đã viết twitter cho biết đóng cửa sau khi chủ nhân là công ty Duncan McIntosh Company đóng cửa tuần báo giấy một ngày trước Lễ Tạ Ơn.
Cha mất rồi. Em buồn lắm, vì không về thọ tang Cha được. Em đang xin thẻ xanh. Sắp được phỏng vấn. Vợ chồng em định năm sau, khi em đã thành thường trú nhân, sẽ về thăm Cha Mẹ. Ngày tạm biệt Cha lên đường đi Mỹ du học bốn năm trước, đã thành vĩnh biệt.
Tôi khẳng định những việc tôi làm là đúng đắn và cần thiết để kiến tạo một xã hội tốt đẹp hơn. Những gì tôi làm không liên can đến vợ con và gia đình tôi. Vì thế, tôi yêu cầu công an Hồ Chí Minh chấm dứt ngay việc sách nhiễu, khủng bố gia đình tôi.
Brilliant Nguyễn là một thanh niên theo trường phái cấp tiến và chủ thuyết Vô Thần (*). Chàng ta không tin ma quỷ đã đành mà cũng chẳng tin rằng có thần linh, thượng đế. Để giảm bớt căng thẳng của cuộc sống, theo lời khuyên của các nhà tâm lý và bạn bè, chàng ta đến Thiền Đường Vipassana ở Thành Phố Berkeley, California để thực hành “buông bỏ” trong đó có rất nhiều cô và các bà Mỹ trắng, nhưng không một ý thức về Phật Giáo
Có những câu chuyện ngày xửa ngày xưa mà chẳng xưa chút nào. Có những chuyện hôm nay mà sao nó xa xưa vời vợi. Chuyện ngày xưa... Có một ngôi chùa ở vùng quê thanh bình, trước mặt là đồng lúarì rào, cánh cò chao trắng đồng xanh. Trong chuà có vị hoà thượng già hiền như ông Phật, lông mày dài bạc trắng rớt che cả mắt...
Ông Gavin Newsom, Thống đốc tiểu bang California, đã tuyên bố ân xá cho hai người đàn ông từng dính vào hai vụ hình sự khác nhau khi họ mới 19 tuổi và đang mong muốn không bị trục xuất về Việt Nam.
Hoang Nguyen, 43 tuổi, bị bắt và bị truy tố về tội trộm sau khi bị cho là đổi nhãn giá trên hơn ba mươi chai rượu vang tuần trước, theo hồ sơ tòa.
Bé ngọc ngà của Mẹ cố thở chút không khí ít oi còn trong buồng phổi. Giây phút cuối. Để ngàn sau dân Hong Kong sống xứng đáng Con Người.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.