Hôm nay,  

Bài Ii: Lịch Sử Tị Nạn Dân Việt Ở Hoa Kỳ

15/04/200000:00:00(Xem: 6085)
(Phần II của loạt bài gồm có 4 phần)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.

Trong số báo trước chúng tôi đã trình bày PHẦN I của đề tài LỊCH SỬ TỊ NẠN CỦA VIỆT NAM TẠI HOA KỲ BẮT ĐẦU NHƯ THẾ NÀO CÁCH ĐÂY 25 NĂM. Hôm nay chúng tôi trình bày tiếp PHẦN II của đề tài này.

I - GIAI ĐOẠN 1980-1988:
Đầu thập niên 1980, chương trình định cư cho người Việt Nam tại Hoa Kỳ bắt đầu tiến hành một cách chậm chạp vì phải nhờ nhân viên của cơ quan Liên Hiệp Quốc phụ trách các cuộc phỏng vấn và khi các đương sự đến phi cảng Hoa Kỳ, sẽ có các giới chức lãnh sự tại đây để ký và cấp phát các mẫu nhập cảnh thích ứng cho mỗi trường hợp. Trong giai đoạn này, thông thường hồ sơ của một gia đình phải mất một thời gian khoảng từ 3 đến 4 năm mới được chấp thuận.
Nhiều hồ sơ được mở chỉ căn cứ trên Tờ Khai Xác Nhận Liên Hệ Gia Đình (Affidavit of Relationship). Thủ tục giản dị này đã giúp định cư được cả ngàn người Việt Nam hầu hết bị thất lạc các giấy tờ hộ tịch trong chiến tranh và trong biến cố 30 tháng 4-1975.
Những người tỵ nạn Việt Nam đến Hoa Kỳ trong thập niên 80 phần lớn là những người vượt biên bằng thuyền nên còn được gọi là “thuyền nhân” (boat people). Những thuyền nhân vượt biển đi đến các quốc gia đệ tam như Thái Lan, Mã Lai, Tân Gia Ba, Nam Dương, Hồng Kông. Một số lớn thuyền nhân là những cựu quân nhân công chức của Việt Nam Cọng Hòa bị đưa đi cải tạo từ năm 1975. Sau khi được thả về, họ tìm đường vượt biên ra nước ngoài, vì nhận thấy không thể sống dưới chế độ Cọng Sản.
Trong thời gian này Hoa Kỳ không có một liên hệ nào với chính phủ Việt Nam Cọng Sản, nên chương trình định cư cho người Việt Nam được thảo luận với Việt Nam qua sự giúp đở và trung gian của cơ quan Liên Hiệp Quốc.
Những nỗ lực này được xem như có tính cách nhân đạo (humanitarian) nên chương trình định cư cho người Việt tỵ nạn Cọng Sản trong những năm 1987-1988 được gọi là Humanitarian Operation viết tắt là HO. Đến đây chúng tôi nêu ra một ngộ nhận về danh từ HO này, vì có đến hai HO, một HO là Humanitarian Operation áp dụng từ năm 1987 lúc chưa có danh sách mà chúng ta quen gọi là danh sách HO dành riêng cho diện cựu tù nhân cải tạo sau này. Chính ra danh sách dành riêng cho diện cựu tù cải tạo mà gọi là HO cũng không được đúng, mà phải đọc là H zéro, hoặc H không, khởi đầu bằng danh sách H01 cho đến danh sách cuối cùng là H44 (đến đây không có chữ O nhưng vẩn được quen gọi là HO-44).


Chương trình nhân đạo (humanitarian operation) để đưa người từ Việt Nam sang định cư ở Hoa Kỳ khởi đầu bằng danh sách A và B là danh sách những người được chính phủ Việt Nam đồng ý cấp giấy xuất cảnh và cho gặp phái đoàn phỏng vấn Hoa Kỳ.
Số người được định cư trong hai danh sách A và B tiên khởi này ước khoảng 20 ngàn người.

II- GIAI ĐOạN 1989 - 1994:
Thời điểm này có hai thành phần người Việt tới Hoa Kỳ, hoặc đi từ các trại tỵ nạn đặt tại các nước thứ ba, hoặc đi trực tiếp từ Việt Nam, theo chương trình ODP.
Hoạt động của ODP phát triển mạnh nhất trong thời kỳ này với sự thiết lập nhiều chương trình định cư phụ để mở thêm nhiều diện cho người Việt Nam có thêm cơ hội định cư tại Hoa Kỳ, như diện cựu tù cải tạo, diện cựu nhân viên sở Mỹ, diện con lai, diện cựu biệt kích, diện di dân, diện PIP, v..v..
Cơ quan phụ trách các chương trình này đặt trụ sở tại Bangkok, Thái Lan và gồm có những cơ quan như Ủy Ban Quốc Tế Thiên Chúa Giáo về Di cư (International Catholic Migration Commission), cơ quan thiện nguyện (Joint Voluntary Agency) và thành phần thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ.
Vào ngày 15 tháng 3-1989, Liên hiệp Quốc bắt đầu cho áp dụng kế hoạch CPA (Comprehensive Plan of Action) tạm gọi là Kế Hoạch Hành Động Toàn Diện có mục đích chấm dứt việc duy trì các trại tỵ nạn ở Đông Nam Á. Các người tỵ nạn tại các trại này phải qua một cuộc thanh lọc. Nếu bị xếp loại tỵ nạn kinh tế, họ sẽ không được đi định cư theo quy chế tỵ nạn, mà phải trở về Việt Nam và sau này được chính phủ Hoa Kỳ tái xét theo diện ROVR (Cơ hội định cư cho những người Việt hồi hương).

Trong số báo tới, chúng tôi sẽ trình bày giai đoạn kế tiếp, tức giai đoạn 1995-2000 của lịch sữ tỵ nạn của người Việt tại Hoa Kỳ.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, sáng thứ Bảy từ 0 giờ 30AM và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830, Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hai tháng nữa mới tới Tết nguyên đán Canh Tý (2020) nhưng hàng hóa “ăn Tết, chơi Tết” nhập cảng đã rộn rịp xuất hiện trên thị trường, trong đó hàng Trung Quốc chiếm số lượng lớn
Chùa Hang, còn gọi là Phước Điền tự, là một di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia nằm trên núi Sam (cách cụm di tích chùa Tây An, lăng Thoại Ngọc Hầu, miếu Bà Chúa Xứ khoảng 1km), xưa nay vẫn được xem là điểm đến du lịch tâm linh không thể bỏ qua của du khách khi đến vùng Châu Đốc, theo PetroTimes.vn.
Vụ thu hoạch ốc hương năm nay, người nuôi ở thị xã Sông Cầu (Phú Yên) mừng vì sản lượng cao, thế nhưng giá lại thấp hơn năm trước, thời gian nuôi lại kéo dài nên lãi không là bao, theo Tin24H.
Westminster (Bình Sa)- - Đài Pháp Âm Phật Giáo Toàn Cầu, do Hòa Thượng Thích Thông Hải, Viện Chủ Tu Viện Chơn Không tại Hawaii và Tu Viện An Lạc tại Ventura, California, Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ sáng lập.
Westminster (Bình Sa)- - Tại hội trường Viện Việt Học 15355 Brookhurst St., Ste. 222. Thành phố Westminster, CA 92683 vào lúc 2 giờ chiều Chủ Nhật ngày 24 tháng 11 năm 2019, một buổi ra mắt tác phẩm “Người Lính Và Quê Hương” của nhà văn Nhã Giang Thu Tâm đến từ San Jose.
Thành phố Garden Grove xin giới thiệu đến cộng đồng chương trình ‘Black Friday Goes BiGG" nhân dịp những ngày lễ cuối năm sắp đến.
SINH HOẠT CỘNG ĐỒNG:
Lấy phương châm “hòa bình, tự vệ” chỉ đạo, chính sách Quốc phòng mới của Việt Nam đã tăng từ 3 lên 4 “không”, đó là: không tham gia liên minh quân sự; không liên kết với nước này để chống nước kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ Việt Nam để chống lại nước khác; không sử dụng vũ lực hoặc đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế” .
Buổi cơm tối sum họp cả nhà rất vui vẻ, sau ngày làm việc mệt mỏi nhưng khi cả nhà quây quần bên mân cơm thì tự nhiên khoẻ hẳn laị. Tài lanh miệng khen:
Vân Đồn chỉ là một địa danh nhỏ bé nằm trong vịnh Bái Tử Long, ấy vậy mà xưa nay sử sách nhắc đến còn nhiều hơn cả những vùng rộng lớn trong đất liền, bởi vì nó là một nơi hết sức trọng yếu trong việc giữ gìn lãnh thổ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.