Hôm nay,  

Án Tử Hình-vương Đạo Hay Bá Đạo?

05/08/200000:00:00(Xem: 4997)
Cuộc đời ngắn ngủi và bất hạnh của Gary Graham đã vĩnh viễn chấm dứt vào buổi tối ngày 23.6.2000 tại một nhà tù trọng án của tiểu bang Texas. Những vận động chính trị và pháp lý chỉ làm trì hoãn cái chết của Gary Graham có 49 phút và sau đó tên tử tội đã lìa đời vì một liều độc dược cực mạnh được tiêm vào mạch máu trên cánh tay của hắn.

Từ giã cuộc đời lúc 36 tuổi, Gary Graham là một tên tội phạm sừng sỏ người Mỹ da đen được cho là đã giết chết một người đàn ông da trắng tên là Bobby Lambert trong một bãi đậu xe trước siêu thị ở tiểu bang Houston khi hắn vừa lên 17 tuổi. Gary Graham là một trong số rất nhiều tên tội phạm da đen đang nằm chờ ngày bị hành quyết trong các nhà tù cực kỳ an ninh tại Hoa kỳ. Khi bị bắt chính Gary Graham đã thú nhận hắn từng tham gia hơn 10 tội ác chống lại xã hội như cướp có vũ trang, hành hung bằng vũ khí, hãm hiếp phụ nữ. Tuy nhiên cho đến giờ phút cuối cùng Gary Graham vẫn một mực không chịu nhận tội đã giết chết nạn nhân Bobby Lambert.

Gary Graham vào giờ phút cuối cùng đã không đánh động được lòng xót thương của thống đốc George Bush (con trai của cố tổng thống Bush và hiện là đương kim ứng cử viên tổng thống Hoa kỳ ). Hắn vĩnh viễn đi vào lịch sử như tử tội thứ 135 bị hành quyết tại Texas trong thời gian thống đốc G. Bush cầm quyền tại tiểu bang này. Tên tuổi của Gary Graham cũng gắn liền với những vận động kéo dài trên mười năm trời của nhiều tổ chức nhân quyền tại tiểu bang Texas nhằm vĩnh viễn hủy bỏ án tử hình. Có thể chính Gary Graham là người đã ra tay giết chết nạn nhân Lambert, nhưng cũng có thể là hắn vô tội. Nếu những vận động hủy bỏ án tử hình thành công, Graham đã có thể hôm nay đã bắt đầu lại một cuộc đời mới, tuy nhiên không may cho hắn, thống đốc tiểu bang Texas và dân chúng của tiểu bang này đã quyết định xoay lưng ngoảnh mặt với một kẻ mà họ cho rằng nếu tiếp tục được sống, sẽ chỉ gây thêm nhiều tai họa cho xã hội.

Trong thời gian trước ngày hành quyết Gary Graham, những cuộc thăm dò dư luận Hoa kỳ cho thấy số người ủng hộ án tử hình đang giảm xuống một cách quan trọng. Trước đây hầu như có đến 80% dân chúng Mỹ ủng hộ các bản án tử hình, tuy nhiên hiện nay tỷ lệ ủng hộ án tử hình chỉ còn có 62% và đang giảm xuống từng ngày một. Nguyên nhân chính làm dư luận Hoa kỳ thôi không còn nhiệt tình ủng hộ án tử hình nữa là vì càng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy các vị chánh án đã tuyên án tử hình nhiều phạm nhân vô tội, hay là tuyên án tử hình những phạm nhân đúng ra không đáng bị hành quyết.

Trước sức ép của dư luận dựa trên những bằng chứng được công bố về các bản án oan ức do tòa áp đặt lên các phạm nhân, thống đốc tiểu bang Illinois đã quyết định tạm thời đình chỉ việc tuyên án tử hình tại tiểu bang này và tha cho nhiều người vô tội đã từng bị tòa tuyên án tử hình. Đương kim phó tổng thống Hoa kỳ là Al Gore và cũng là một ứng cử viên tổng thống có khả năng đắc cử cũng đã lên tiếng ủng hộ việc tạm thời đình chỉ các bản án tử hình trên các tiểu bang của Hoa kỳ. Tuy nhiên theo Rick Halpeirn, một nhà hoạt động nhân quyền từng làm việc hết mình cho các chiến dịch vận động chống lại án tử hình tại Texas nhận định rằng việc tạm thời đình chỉ các bản án tử hình là một việc cần thiết. Tuy nhiên các chính trị gia và dân chúng Hoa kỳ phải ý thức rằng tạm thời đình chỉ án tử hình không phải là để khắc phục những sơ sót trong hệ thống tư pháp, để xét xử công minh hơn, để không kết án những người vô tội. Tạm thời đình chỉ án tử hình, theo Halpeirn, là một giai đoạn chuyển tiếp để thực sự hủy bỏ hình phạt tử hình dã man trên toàn lãnh thổ của Hoa kỳ.

Theo Halpeirn thì trong thời gian tạm thời đình chỉ án tử hình, các cuộc tranh luận về hình phạt này cần phải được thảo luận trên một phạm vi to lớn hơn. Dân chúng Hoa kỳ phải được trực tiếp thảo luận về việc chính phủ nhân danh công lý thực hiện việc tước đoạt mạng sống của những công dân trong xã hội, dân chúng Hoa kỳ cũng cần phải được thảo luận về việc sử dụng những hình phạt dã man thời trung cổ, trong một quốc gia có nền văn minh và dân chủ bậc nhất của thế giới như Hoa kỳ.

Nhiều người chống lại án tử hình tại Texas cũng như tại Hoa kỳ nói chung đã kêu gọi rằng dân chúng Hoa kỳ nên chọn và bầu ra một vị tổng thống mới, một người có đủ can đảm để lãnh đạo quốc gia và dám tự đánh giá những giá trị truyền thống của nước Mỹ. Tất nhiên nhà lãnh đạo đó không thể là Al Gore, là Bill Clinton, Hillary Clinton hay John McCain, hay Bill Bradley. Lại càng không thể là đương kim thống đốc George Bush vì chính ông Bush đã dõng dạc lên tiếng khẳng định rằng hệ thống luật pháp tại tiểu bang Texas là tuyệt đối công bằng. Ông Bush nói rằng Texas chưa bao giờ hành hình một người vô tội và dựa trên quan điểm của mình, ông Bush đã mạnh dạn bác bỏ đơn xin khoan hồng của tử tội Gary Graham ngay trong giai đoạn ông đang đi vận động tranh cử tổng thống.

Các ứng cử viên đảng Dân chủ Hoa kỳ đã rất khôn ngoan khi dùng án tử hình để tấn công ông Bush. Các ứng cử viên này càng khôn ngoan hơn khi họ chỉ phê bình cách thức hành xử luật pháp và việc tuyên án tử hình, chứ không tấn công vào các nguyên tắc căn bản của án tử hình tại Mỹ. Trong khi những người muốn cứu mạng cho Graham và những người chống lại án tử hình đang kêu gọi thống đốc Bush hãy tạm thời đình chỉ án tử hình tại Texas thì ông Bush lại đang lắng nghe ý kiến của các cố vấn của ông và hành xử theo một khuynh hướng ngược lại.

Ông Bush vốn là một chính trị gia bảo thủ của Hoa kỳ và là một người tin tưởng rằng nợ máu phải trả bằng máu như luật giang hồ của thời cao bồi Viễn tây. Tuy nhiên trong xã hội hiện đại công dân không có quyền hành xử luật đền nợ máu đó mà chính phủ sẽ thực hiện quyền hạn của mình để trả thù cho các người bị giết. Ông Bush bao giờ cũng tin một cách mãnh liệt rằng nếu một người bị một người khác cố tình cướp đoạt mạng sống của mình, thì kẻ giết người nhất định phải bị giết chết theo đúng luật vay trả. Do đó án tử hình thể hiện cho tính chất công bằng của luật pháp và vì thế không thể bị hủy bỏ được. Vấn đề ở chỗ là làm sao cho hệ thống cảnh sát và tư pháp của tiểu bang Texas cũng như Hoa kỳ không phạm phải sai lầm trong khi điều tra và xét xử để những kẻ bị tuyên án tử hình không kêu oan vào đâu được.

Trong năm 1998 cũng chính ông Bush đã đùa tếu một cách nhẫn tâm khi tòa án tiểu bang kết án tử hình một phụ nữ tên là Karla Fay Tucker. Mụ này là một kẻ từng phạm đến hai tội giết người và đã bị hành quyết trong năm 1998. Ông Bush cho rằng nếu mụ này mà thốt ra những lời kêu gọi kiểu như: "Xin hãy tha cho tôi, xin đừng giết tôi", thì thật là cây cỏ vô tri cũng phải bật cuời mỉa mai vì tội ác của mụ là loại tội ác trời chẳng dung mà đất cũng chẳng tha, thì làm sao mà tòa án Texas có thể tha mạng cho mụ được. Tucker trở thành người đàn bà Mỹ đầu tiên bị hành quyết tại Texas kể từ khi chấm dứt cuộc nội chiến Nam Bắc ở Hoa kỳ và cũng là người đàn bà thứ hai tại Hoa kỳ bị tử hình kể từ năm 1976 khi tối cao pháp viện Hoa kỳ tuyên bố rằng án tử hình không đi ngược lại với hiến pháp liên bang của Hoa kỳ.

Hai nhân vật quan trọng nhất trong việc quyết định mạng sống của Gary Graham là Bernadine Skillern và Ronald Mock. Skillern là nhân chứng vụ giết chết nạn nhân Lambert và là nhân chứng duy nhất cung khai trước tòa trong khi đó Ronald Mock là một người Mỹ da đen khác, một luật sư bào chữa của tòa án chỉ định để bênh vực cho trường hợp của Gary Graham.

Ronald Mock là một luật sư quen thói ăn chơi và sống xa xỉ như một ông hoàng. Trước kia trong một lần trả lời phỏng vấn với tờ báo The New York Times, ông ta đã từng tuyên bố rằng hệ thống luật hình sự của Hoa kỳ chuyên môn kết án những người vô tội. Ronald Mock cũng từ bị hội luật gia Texas bãi bỏ tư cách thành viên nhiều lần vì tư cách đạo đức hành nghề không xứng đáng với một luật sư như ông ta. Đa số những thân chủ được ông ta đứng ra bào chữa đều kết thúc cuộc đời trên ghế điện hay bị tiêm thuốc độc cho chết. Nhiều phạm nhân đã làm đơn gửi đến tòa án kêu than rằng Ronald Mock đã không hoàn thành thiên chức quan trọng của ông ta như một luật sư bào chữa cho các phạm nhân có nguy cơ chịu án tử hình.

Trong khi biện hộ cho Graham, Mock đã không hề gọi bất cứ một nhân chứng nào ra hầu tòa. Ông ta cũng không thách thức các lời chứng của nhân chứng duy nhất là Skillern, ông ta cố tình không nói lên trước tòa là khẩu súng trong người của Graham khi hắn bị bắt không phải là khẩu súng đã được dùng để giết chết nạn nhân Lambert. Ronald Mock giả vờ quên không gọi ra tòa hai nhân chứng khác. Hai người này khai rằng họ đã tận mắt chứng kiến vụ sát nhân và nhận rằng kẻ sát nhân không phải là Gary Graham.

Trong một ngày đến dự phiên tòa xử Gary Graham nhân chứng Skillern phải ngồi tòa cho đến tối mịt. Khi ra bãi đậu xe bà ta tình cờ tận mắt nhìn thấy tử tội Gary Graham đang bị cảnh sát dẫn ra xe bít bùng. Graham đi qua trước mũi xe của bà ta với một khoảng cách chừng 12 mét. Skillern đã bấm còi và nhìn vào mắt của Graham trong một phút giây ngắn ngủi. Đó là lần cuối cùng Skillern nhìn thấy Graham trước khi hắn bị hành quyết vào ngày 23.6.2000 vừa qua. Theo nhân chứng Skillern thì trong phút giây ngắn ngủi nhìn vào mắt của Graham đó, bà chợt nhận ra rằng giết chết một con người như thế kia thật ra là một tội ác chứ không phải là công lý.

Nhà hoạt động nhân quyền Halpeirn cho biết ông không bào chữa cho những kẻ có tội. Bởi vì đa số những kẻ ra trước các phiên tòa trọng án đều là những kẻ từng đã phạm những tội ác kinh tởm nhất. Tuy nhiên dân chúng Mỹ cần phải nhận thức rằng nếu luật pháp trừng phạt một kẻ giết người bằng cách giết tên sát nhân bằng các bản án tử hình, thì các bản án tử hình đó đang phá vỡ những nền tảng đạo đức căn bản nhất của xã hội.

Đoan Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tháng 12 sắp đến năm nay 2019, là tháng cuối cùng trước khi Hiệp Ước Thành Đô được áp dụng. Năm tới, 2020, Việt Nam sẽ chánh thức do Nhà cầm quyền Tàu Cộng kiểm soát …... Con đường đấu tranh để Việt Nam thoát khỏi quỷ đạo Cộng Sản Tàu e rằng bế tắc!
Lời Tòa Soạn: Họa sĩ Duy Thanh vừa từ trần vào giờ 9:30 PM, đêm Chủ Nhật 24/11/2019 tại bệnh viện General Hospital San Francisco, tại thành phố San Francisco, California.
Trong khi nhiều người Trung Quốc nhờ công dân Việt Nam đứng tên lập công ty, bơm tiền mua nhà đất ào ạt tại các thành phố du lịch ven biển, xem như đầu tư bất động sản và xây khu nghỉ dưỡng… một số công ty khác lặng lẽ thâu tóm, mua lại nhiều công ty Việt Nam để nắm chặt cổ họng nền kinh tế Việt…
Tội phạm Trung Quốc đóng giả cảnh sát, công tố viên để lừa đảo trực tuyến chuyển hướng sang Đông Nam Á khi bị trấn áp tại quê nhà.
COPENHAGEN - Đan Mạch nhận trọng trách dẫn đầu kế hoạch huấn luyện không tác chiến tại Iraq từ cuối năm 2020.
Theo báo cáo mới nhất của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI), các hãng sản xuất xe hơi Mỹ trở thành mục tiêu tấn công hàng đầu của tin tặc trong năm 2018.
Tăng sĩ Phật Giáo Thiền Tông Gregory Filson đang đạp xe xuyên qua nước Mỹ trong một nỗ lực nối kết với đất mẹ và nâng cao ý thức về bệnh Alzheimer’s.
Cảnh Sát Tiểu Bang Massachussetts trở thành đơn vị đầu tiên thử nghiệm Spot, một loại robot chó, được chế tạo bởi Boston Dynamics, để tham gia các đơn vị tháo dỡ bom.
Giá nhà tại 20 thành phố Hoa Kỳ đã tăng cao hơn dự kiến trong tháng 9, cho thấy tín hiệu rằng giá trị nhà đang ổn định ở mức cao, và nhu cầu nhà ở vẫn cao. Đây là đợt tăng giá đầu tiên kể từ năm 2018.
Ronna McDaniel – Chủ Tịch Uy Ban Quốc Gia Đảng Cộng Hòa (RNC)- đã tuyên bố hôm 26/11 rằng: hành động đầu tiên của tỉ phú Michael Bloomberg khi chính thức tuyên bố tranh cử ửng viên tổng thống đảng Dân Chủ không khác nào cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.