Hôm nay,  

Tự Do Báo Chí Trước Cuộc Chiến Chống Khủng Bố

17/10/200100:00:00(Xem: 3899)
Tự do báo chí từ lâu được xem là quyền thứ tư trong chế độ dân chủ Mỹ. Cuộc chiến chống khủng bố là chống với kẻ thù muôn mặt nhưng vô hình, ẩn hiện bất cứ lúc nào, nơi đâu, trong cũng như ngoài nước. Hình thái chiến tranh mới của đầu thế kỷ 21 này nhà đặt truyền thông Mỹ trước một tình hình mới, đòi hỏi lương tâm nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm mới. Phải cân đối lại nhiệm vu. Một bên là nghĩa vụ nghề nghiệp, đưa ra ánh sáng những sự kiện chính xác để phục vụ yêu cầu chánh đáng của quân chúng. Một bên là ý thức trách nhiệm công dân, bảo vệ bí mật quốc gia vì quyền lợi Tổ quốc và sinh mạng chiến sĩ ngoài mặt trận.

Từ ngày khủng bố kinh hồn xảy ra trên đất Mỹ, một số lấn cấn đã xảy ra giữa vài cơ sở truyền thông và hành pháp.

Đài VOA là tiếng nói của ai, khi chỉ sau cuộc khủng bố một ngày, cho phát thanh hai cuộc phỏng vấn của lãnh tụ Hồi giáo bài Mỹ là al Yasser. Đài mô tả y là " lãnh tụ của một tổ chức Hồi giáo lớn nhứt ở Ai cập đang vận động lật đổ chánh quyền." Nhưng tiền tích của y, nhiều người biết , là đã nhún tay trong cuộc khủng bố giết chết 58 du khách Aâu châu và 4 người Ai cập khi viếng thăm Ai cập. Hai tuần sau VOA định phát thanh cuộc phỏng vấn lãnh tu Taliban, ông đạo Mullar Omar, vừa là thân nhân gia đình, vừa là đồng chí chánh trị của bin Laden. Bộ Ngoại giao thấy "không thích hợp" và băng không được phát. Ký giả của Đài phản đối, "nếu đó là dấu hiệu của lịnh cấm đoán áp đặt lên chúng tôi, chúng tôi không thể làm việc được."

TT Bush cử ngay Robert Reilly vào chức vụ Giám đốc Đài VOA từ lâu để trống. Robert Reilly là kiện tướng truyền thông trong thời Chiến tranh Lạnh, phục vụ trong chánh quyền Reagan. Phản ứng lại là một đợt tuyên truyền rỉ tai, rằng tân giám đốc là người đã viết ra câu như, " Mỹ là một nước Ky tô giáo" , hàm ý nói Oâng là người kỳ thị Hồi giáo dù nhiều tác phẩm của Oâng phân tích sâu sắc và tư tưởng không khác gì của Abraham Lincoln hay John Adams.

Ai cũng biết nhân dân các nước thuộc thế giới thư ba, đa số tìm hiểu tình hình qua các đài ngoại quốc vì các đài quốc gia thường là công cụ tuyên truyền của nhà cầm quyền. Một lời tuyên bố bài Mỹ của những lãnh tụ địa phương rất bất lợi cho Mỹ trong thời điểm nóng bỏng này. Đành rằng truyền thông cởi mở là lý tưởng nhưng trong thời chiến cởi mở để lộ tim óc, bí mật quốc gia là tai hại cho Tổ quốc và quân nhân ngoài mặt trận.

Mấy ngày qua TT Bush cũng rất bất bình khi biết hai tin loại tối mật bị tiết lộ. Một liên quan đến cuộc khủng bố có thể xảy ra do một Nghị sĩ xì cho tờ Washington Post. Kế là tin thuộc loại tối mật hành quân không kích cũng bị bể. Bạch Ốc phải đổ mồ hôi trán và khô cổ họng mới thuyết phục được toà soạn ngưng tin loan. TT Bush chỉ thị hạn chế phổ biến tin tức cho Quốc hội, chỉ 8 vị có liên quan đến quốc phòng và hai khối. Phản ứng, nhiều nhà lập pháp cho rằng Quốc Hội phải được coi là người phối họp hành quân với hành pháp.

Nỗ lực dung hoà giữa nhu cầu bảo mật quốc phòng và nhu cầu hiểu biết sư thật của công chúng mà trái tim là Quốc hội đang có dấu hiệu xây dựng tích cực. Người đàn bà da đen nhỏ nhắn ttrong nội các hai đời TT Bush, Cha và Con, với chức Cố vấn An ninh Quốc gia, Bà Condleeza Rice, một lần nữa tỏ ra vô cùng sắc sảo trong việc thuyết phục. Bà đã từng làm việc mà ít người Mỹ nào tưởng có thể thành công đựơc với Nga, là thuyết phục Nga đồng ý để Mỹ phát triễn Chương trình Phòng chống Phi đạn. Kỳ này Bà tiếp xúc giới truyền thông với gợi ý các Đài suy nghĩ hai lần trước khi cho phát những gì bin Laden tuyên bố vì nó có thể chứa những mật mã cho đồng bọn thi hành hành động giết người hàng loạt ở đất nước này. Danh tướng da đen hiện là Tổng trưởng Ngoại giao Mỹ tiếp lời bà và chi tiết hóa rõ hơn về mặt quân sự.

Tình yêu Tổ quốc và ý thức trách nhiệm về an nguy đối với những người con ưu tú của Đất Nước đang xông pha nơi trận mạc ở A phú hãn để nhân dân Mỹ có một cuộc sống an bình có lẽ là động lực thúc đẩy giới truyền thông đáp ứng thuận lợi lời kêu gọi của Hành pháp. Sáu hệ thống TV Mỹ quyết định không bao giờ phát lời tuyên bố của bin Laden trước khi thận trọng xem xét trước và nếu cần thì phải nhuận sắc lại. Giám đốc CBS cho rằng đây là tình hình mới, chiến tranh mới, và kẻ thù mới, cần tìm cách mới, thích hơp để chu toàn nhiệm vu phục vụ công chúng. Đây là một sự thông cảm lớn, một sự tự chế nhiều ý nghĩa của thế lực đã từng đánh gục nhiều Tổng thống trong Chiến tranh VN. Đó là một dấu hiệu rõ nhứt của phương châm "America Unites" do chính giới truyền thông đưa ra sau cuộc khũng bố.

Riêng TT Bush sau cơn bất bình vì tin tức hành quân bi tiết lộ do một nghị sĩ, "một việc không thể chấp nhận được", cũng đang làm hoà lại với Quốc hội, chỉ đòi hỏi một điều kiện dễ làm nhưng dễ chết với những người sống bằng lá phiếu của nhân dân: lời hứa danh dự của giới dân cử được Hành pháp chia xẻ tin tức là phải bảo mật tin về kế hoạch hành quân.

Truyền thống dân chủ của Mỹ là đoàn kết lại cùng Tổng Thống khi thấy Tổ quốc lâm nguy. Nhờ thế chẳng những quyền tự do báo chí mà cả một số quyền tự do cá nhân cũng được tự chế để giúp chánh quyền ổn định tình thình nội địa và mở cuộc hành quân tiểu trừ tận gốc hoạ khũng bố ở nươc ngoài. Đó thiết nghĩ cũng là điều người Việt chúng ta cần rút kinh nghiệm, học hỏi trong sinh hoạt cộng đồng hiện tại và sinh hoạt quốc gia trong thời hậu CS sắp tới đây.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.