Hôm nay,  

Mâu Thuẫn Văn Hóa?

27/02/200000:00:00(Xem: 7196)
Những xung đột trong các hãng xưởng ngoại quốc tại Việt Nam thuần túy chỉ là các mâu thuẫn văn hóa" Theo ký giả Samantha Marshall của tờ Wall Street Journal trong số ngày Thứ Sáu, hầu hết là như vậy. Và các hãng xưởng ngoại quốc tại Việt nam đang tìm cách huấn luyện nhân viên ngoại quốc tại đây để tạo mối dây liên hệ với công nhân Việt.

Bài báo khởi đầu rằng “Trong nhiều tháng, chủ xưởng giàu C.T. Park không thể hiểu nổi tại sao hầu hết lực lượng nữ công nhân của ông đã chuyển thái độ từ chỗ chào hỏi thân thiện sang thái độ im lặng bí hiểm. Lý do" Ông Nam Hàn Park, người chỉ huy 8,741 nữ công nhân Việt tại xưởng, đã nhận nhiều thiệp mời dự đám cưới nhưng hầu hết đều không tham dự - một lỗi không thể tha thứ ở Việt Nam.”

Theo Marshall, trong khi các hãng xưởng và văn phòng vùng Á Châu là nơi có nhiều nhân viên quốc tịch khác nhau và quá khứ văn hóa khác nhau, thì đây là cơ hội lớn để cho các đụng chạm về nếp sống, ưu tiên và ngôn ngữ - từ chút đỉnh gay go cho tới bùng nổ cấp quốc tế.
Thế là các công ty như Citigroup Inc., Unilever PLC, và Nike Inc. - hãng giày có hợp đồng với xưởng của ông Park - thuộc nhóm nheìu công ty cung cấp loại huấn luyện mới cho nhân viên của họ.

“Những người cầm giữ ngân sách bắt đầu thấy rằng huấn luyện tìm hiểu văn hóa phải là yếu tố cốt tủy để tạo sự truyền thông hiệu quả trên sân chơi quốc tế,” theo lời Morley Price, một tham vấn của Center for International Briefing in the United Kingdon, cơ quan thực hiện các khóa học giao lưu văn hóa. Kinh doanh dạy cách giao lưu văn hóa của hãng này tăng hơn 40%.
Dù vậy, cũng có những người không thấy cần gì phải tốn tiền học cách giao lưu văn hóa. Thí dụ như Paul Lee của hãng Đài Loan Pou Chen Vietnam Enterprise Ltd., nói rằng họ đã vượt xa các bài học đó, vì “Người Đài Loan và người Việt gần như là y hệt nhau.”

Điều này dễ hiểu. Vì người Việt nào cũng từng biết tới vùng Chợ Lớn, nơi hầu hết là người Hoa, và người Hoa nào dù từ nơi xa nào tới chắc chắn cũng từng vào khu Chợ Lớn để vui chơi trước. Hiểu nhau không gì khó, có phải không"

Câu chueỵn của ông Nam Hàn Park phức tạp hơn. Ông park nói rằng các quản đốc Nam Hàn vẫn có thói quen nói như la hét, vì đó là kiểu của Triều Tiên, và họ đã học từ các hãng xưởng Nam Hàn từ hàng chục năm trước khi lên cấp giám đốc. Nhưng Park nói, thợ Việt Nam lại nghĩ là họ bị mắng, “Bạn xem, ở Nma Hàn, khi bạn ra lệnh, ai cũng phải cúi đầu và làm, nhưng ở đây thì la hét chỉ làm tình hình tệ hơn.”

Sau khi dự các khóa huấn luyện, ông Park bắt đầu thích thú dự các đám cưới của thợ thuyền Việt Nam. Ông biết qua khóa học rằng, không chỉ đi dự hôn lễ là đủ, mà còn phải giới thiệu từng người tham dự với nhau và sửa soạn một bài diễn văn dài thoòng để cảm ơn hai họ mời ông dự. Park còn phải lo gói quà tặng cẩn thận, còn phải tập cụng ly leng keng, ai uống tới đâu thì mình uống tới đó. Park nói, “Không sao cả, uống rượu không nhằm gì với chúng tôi, đàn ông Triều Tiên.”

Park còn nhớ khi xưởng ông mở lần đầu vào năm 1995 tại Biên Hòa, một lần đi ra phố để vào quán rượu karaoke thì đã 9 giờ đêm, quán đóng cửa. Các cô gái đã về cả rồi, chủ quán không chịu tiếp. Các ông quản đốc Nam Hàn bỗng nhiên làm vỡ ly, thế là đánh nhau với chủ quán và cả công an. Ông Park phải ra đồn công an trả tiền phạt và xin lỗi để xin thả các ông quản đốc đệ tử. Vài năm sau, khi các quản đốc Nam Hàn quen mặt các cán bộ và công an trong các đám cưới và lễ tang, thì các chủ quán chịu mở cửa trễ chỉ để đón khách Nam Hàn. park nói, “Họ còn điện thoại cho chúng tôi để beít chắc là chúng tôi có tới.”

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.