Hôm nay,  

26 Tiểu Đoàn Việt-mỹ Tấn Kích Cq Ở Chiến Khu C Tây Ninh, 67

30/10/199900:00:00(Xem: 5683)
* Tình hình trận địa tại miền Đông Nam phần trong những năm 1966 và 1967:
Vùng 3 chiến thuật gồm 11 tỉnh thuộc Miền Đông Nam phần, vào những năm 1966, 1967, CQ đã gia tăng áp lực tại các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, Hậu Nghĩa, Long An... Trong địa bàn tỉnh Tây Ninh có một vùng địa danh nổi tiếng với những trận giao tranh lớn: đó là chiến khu C hay còn gọi là chiến khu Dương Minh Châu, nơi tập trung nhiều đơn vị chủ lực của CQ và là căn cứ địa của Trung ương cục Miền Nam của CSBV. Chính từ vùng này, CQ đã khởi động nhiều cuộc tấn công quy mô vào Tây Ninh, Hậu Nghĩa. Ngoài ra, từ hướng Tây và Tây Bắc Sài Gòn, Cộng quân đã lập Vùng Tam Giác Sắt với hệ thống mật khu vòng đai như Hồ Bò, Bời Lời, Long Nguyên. Theo phân tích của các chuyên viên tình báo, lộ trình tấn công của CQ vào khu vực vòng đai Đô thành Sài Gòn và tỉnh Gia Định có thể dọc theo sông Sài Gòn về hướng Nam và có thể giao tiếp với một cánh quân khác dọc theo Quốc lộ 13 từ hướng Bình Long. Từ hướng Tây Nam, các cuộc tấn công của CQ có thể được xuất phát từ khu vực Mõ Vẹt và Ba Thu trên đất Căm Bốt kế đó băng qua khu Vườn Thơm tại Hậu Nghĩa và cuối cùng tiến vào ngoại vi của Chợ Lớn.

Từ tháng 10/1966 đến tháng 5/1967, liên quân Việt-Mỹ đã mở hai cuộc hành quân đại quy mô để truy kích các đơn vị CSBV tại vùng chiến khu C và phụ cận. Sau đây là diễn tiến của hai cuộc hành quân này.

* 22 ngàn quân Việt-Mỹ và cuộc hành quân Attleboro cuối tháng 10/1966:
Tháng 8/1966, khi lữ đoàn Kinh binh Hoa Kỳ đến Việt Nam, bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ đã bố trí lữ đoàn này ngay vào khu vực ven chiến khu C là nơi sư đoàn 9 CSBV tập trung trở lại sau khi bị Liên quân Việt-Mỹ đánh tan tành. Cùng với sư đoàn CSBV này còn có 1 trung đoàn cơ động biệt lập vừa xâm nhập vào. CQ toan đánh vào một tiền đồn của Lực lượng Đặc biệt để dụ quân tiếp viện đến và chận đánh luôn theo chiến thuật “công đồn đả viện”. Cuối tháng 10, địch quân đã thành công trong kế hoạch chận đánh một đại đội tiếp viện cho tiền đồn này, nhưng khi địch làm như vậy chẳng khác nào tự báo với liên quân Việt Mỹ rằng địch đang khai triển quân ở vùng này.
Để triệt hạ lực lượng CQ quanh vùng chiến khu C, vào giữa tháng 9/1966, bộ Tư lệnh Lực lượng Dã chiến 2 của Hoa Kỳ tại Vùng 3 đã phối hợp với bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 VNCH tổ chức cuộc hành quân quy mô mang tên là Attleboro với quân số tham chiến là 22 ngàn quân Việt-Mỹ. Nỗ lực chính của lực lượng Hoa Kỳ gồm 19 tiểu đoàn thuộc các binh đoàn sau đây: Sư đoàn 1 BB, lữ đoàn 173 Nhảy Dù, 2 lữ đoàn của Sư đoàn 4 và 25 BB Hoa Kỳ, phía VNCH là chiến đoàn đặc nhiệm thống thuộc Quân đoàn 3. Về lực lượng địch tại vùng hành quân, tin tức tình báo cho biết có 4 trung đoàn CSBV: 101, 271, 272, 273.
Trong 6 tuần đầu của cuộc hành quân, không có trận đụng độ lớn. Trận chiến đã bùng nổ vào ngày 3/11/1966 tại vị trí cách tỉnh lỵ Tây Ninh 27 km về hướng Đông Bắc, khi lữ đoàn 196 Hoa Kỳ kịch chiến với 3 trung đoàn CSBV. Giao tranh ác liệt đã diễn ra từ ngày 3 đến ngày 9/11/1966. Lực lượng bộ chiến VNCH và một số tiểu đoàn thuộc Sư đoàn 1 và 25 BB Hoa Kỳ đã tiếp ứng lữ đoàn 196 để đánh bật CQ ra khỏi trận địa. Trong ngày 6/11/1966, số CQ bị hạ lên đến 270, ngày 7/11, Liên quân Việt-Mỹ đã chiếm được 35 pháo đài kiên cố của địch, hạ tại trận 319 CQ. Ngày 7/11, CQ mở nhiều đợt xung phong nhưng đã bị đẩy lùi. Để chận đứng cuộc tấn công của đối phương, phi cơ Hoa Kỳ đã dội napalm xuống sát vị trí của đơn vị bộ chiến Mỹ, tổng số CQ chết tại trận địa lên đến 758.
Ngày 9 tháng 11, Liên quân Việt-Mỹ bung rộng lục soát chiến trường, tìm thấy thêm 95 xác nữa, tổng số CQ tử thương là 828. Từ 10 đến ngày 26/11, các đơn vị Việt Mỹ tiếp tục truy kích CQ, trong thời gian này không có đụng độ lớn. Ngày 27 tháng 11, cuộc hành quân kết thúc, tổn thất của địch quân: 1,101 CQ bỏ xác tại chỗ, 44 tù binh, 149 vũ khí bị tịch thu, ngót 1000 tấn gạo tìm thấy.
Trong trận kịch chiến nói trên, số quân Việt-Mỹ trực tiếp giao tranh với CQ là 10 ngàn trong tổng số 22 ngàn chiến binh tham dự cuộc hành quân từ ba hướng, riêng Pháo binh Hoa Kỳ đã tác xạ yểm trợ cho hơn 10 ngàn quả đạn đại bác, ngoài ra Bộ Chỉ huy cuộc hành quân cũng đã sử dụng B 52 oanh tạc vào các khu vực được ghi nhận là vị trí tập trung của CQ. Sau trận này, CQ đã tháo chạy về bên kia biên giới Việt-Căm Bốt.

* 24 tiểu đoàn Việt-Mỹ mở cuộc tấn công quy mô vào chiến khu C:


Vào hai tháng đầu năm 1967, tiếp theo cuộc hành quân đại quy mô của liên quân Việt-Mỹ vào Khu Tam Giác Sắt vào tháng 1/1967, ngày 22/2/1967, bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ tại Vùng 3 phối hợp với bộ Tư lệnh Quân đoàn mở một cuộc hành quân lớn vào chiến khu C. Cuộc hành quân này điều động một lực lượng hùng hậu gồm 20 tiểu đoàn Hoa Kỳ và 4 tiểu đoàn bộ chiến VNCH. Trong số 24 tiểu đoàn này, có một số tiểu đoàn đã tham dự cuộc hành quân tại Tam Giác Sắt tháng trước. Mục tiêu chính của cuộc hành quân, ngoài việc tiêu hủy cơ sở địch, còn nhắm vào việc bắt trọn bộ phận đầu não quân sự và chính trị Trung ương cục Miền Nam của CSBV.
Theo kế hoạch, các đơn vị dàn quân theo hình móng ngựa để bao vây ba mặt chiến khu này, sau đó một số đơn vị có chiến xa, cơ giới Công binh yểm trợ tiến vào giữa để tảo thanh, truy kích. Dàn trận trước tiên là các tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173 Nhảy Dù, đây là lữ đoàn xung kích trong suốt cuộc hành quân.
Liên tiếp trong 3 ngày đầu của cuộc hành quân, Không quân Việt-Mỹ đã thực hiện 584 phi vụ yểm trợ các đơn vị bộ chiến. Từ ngày 23/2 đến 9/3/1967, các đơn vị CQ cố tìm cách vượt thoát khỏi vòng vây của Liên quân Việt-Mỹ, nhưng nhiều toán đã bị phát giác và bị bắn hạ. Trận chiến đã bùng nổ vào đêm 10/3/1967, khi 2 tiểu đoàn CQ cố chọc thủng tuyến đóng quân của một tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173 Dù Hoa Kỳ, gần trung tâm của chiến khu C, cách thị xã Tây Ninh 30 km về hướng Đông. Giao tranh ác liệt diễn ra suốt đêm và kéo dài đến hết ngày hôm sau, kết quả có 225 CQ bị hại tại chỗ, tính đến cuối 11/3, sau 3 tuần liên tục truy kích địch, Liên quân Việt-Mỹ đã loại ngoài vòng chiến 744 CQ.
Ngày 19 tháng 3, trận chiến sôi động trở lại khi 1 tiểu đoàn thuộc lữ đoàn 173 Dù Hoa Kỳ mở cuộc tấn công vào vị trí của CQ ở phía Tây của chiến khu C, kết quả có 245 CQ bị bỏ xác tại trận địa. Ngày 20 tháng 3/1967, giao tranh tiếp diễn tại nhiều hướng, tính đến ngày này có 1,117 CSBV bị tử thương; phía Hoa Kỳ có 143 tử trận, 659 bị thương. Ngày 22 tháng 3/1967, kịch chiến đã diễn ra trong 6 giờ liền, Không quân đã thực hiện 117 phi vụ yểm trợ, kết quả: 596 CQ bỏ xác tại trận địa, phía Hoa Kỳ có 31 tử trận, 109 bị thương. Ngày 22 tháng 7/1967, cuộc hành quân chuyển qua giai đoạn 2, các đơn vị lần lượt khép chặt vòng vây và mở các cuộc tấn kích truy lùng địch. Cũng trong thời gian này, Liên quân Việt-Mỹ cũng khai triển cuộc hành quân Ala-Moana ở phía Tây Hậu Nghĩa gần địa giới Tây Ninh để tìm và tiêu diệt lực lượng CQ đang tập trung tại vùng này.
Ngày 17 tháng 4/1967, kết thúc giai đoạn 2, khởi động giai đoạn 3. Ngày 14 tháng 5/1967, cuộc hành quân kết thúc giai đoạn 3. Tổng số địch quân bị hạ trong cuộc hành quân vào chiến khu C và cuộc hành quân Ala-Moana ở phía Tây Hậu Nghĩa là 3,110 CSBV, Liên quân Việt-Mỹ đã tịch thu 584 vũ khí cá nhân và 105 vũ khí cộng đồng. Phía Hoa Kỳ có 319 tử thương (trong đó có 282 tử trận trong cuộc hành quân vào chiến khu C), 1,734 bị thương. Khi cuộc hành quân vừa bắt đầu, toàn bộ chỉ huy đầu não của CSBV đã bỏ chạy về bên kia biên giới. Theo tài liệu của CSBV mà Liên quân Việt-Mỹ bắt được sau này cho biết, trong trận này, địch đã bị tổn thất 3 ngàn quân, các đơn vị chủ lực đã phải rút về phía Tây và tái lập căn cứ địa trên đất Căm Bốt gần biên giới.
Trong cuộc hành quân nói trên, mặc dù chiến khu C quá lớn, không thể san bằng dễ dàng như Khu Tam Giác Sắt bằng xe ủi, nhưng việc tiêu diệt địch không gặp khó khăn. Sau khi cuộc hành quân được khởi động một thời gian, Công Binh Hoa Kỳ đã xây dựng một cây cầu và ba phi trường để phi cơ C 130 hạ cánh được. Khi cuộc hành quân kết thúc, đáng lý Liên quân Việt-Mỹ sẽ để lại một lữ đoàn bộ chiến để án ngữ và tiêu diệt bất cứ đơn vị CQ nào tìm cách xâm nhập vào chiến khu C, nhưng do bộ Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ cần phải rút một số đơn vị từ Vùng 3 để thành lập lực lượng đặc nhiệm OREGON tiếp ứng cho Vùng 1, nên chỉ đặt 1 tiền đồn do Biệt kích quân biên phòng tại điểm trọng yếu mà thôi.
Theo đại tướng Westmoreland, qua cuộc hành quân Junction City vào chiến khu C, CSBV đã khoác lác. Các viên chức CSVN tại Hà Nội đã rêu rao là trong trận này địch đã sát hại 13,500 quân của VNCH và Hoa Kỳ, trên thực tế con số này chỉ có 282. Hà Nội còn huênh hoang rằng CQ đã thiêu hủy 800 thiết giáp, phá hủy 119 súng đại bác của Liên quân Việt-Mỹ, trong khi đó thật sự chỉ có 21 thiết vận xa, ba chiến xa và 5 khẩu đại bác mà thôi. (Biên soạn dựa theo bản tin chiến sự của Tổng cục Chiến tranh Chính trị QL.VNCH phổ biến cho báo chí, tài liệu của Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ, hồi ký của đại tướng Westmoreland-nhà xuất bản Thế Giới).

Kỳ sau: Trận chiến tại Long An, Hậu Nghĩa trong hai năm 1966-1967.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
DB Rick Miller thuộc Đảng Cộng Hòa, đại diện khu vực Sugar Land, đã bị phản ứng gay gắt sau khi ông chụp mũ các đối thủ tranh ghế ông chỉ vì họ là người Mỹ gốc Á trong địa hạt đông ngưởi gốc Á.
Ai quyết tâm đi tìm chân lý và hướng thượng cuộc đời trong tinh thần – Tu là cõi phúc – đều hưởng được sự bình an trong tâm hồn, tức là hưởng được hạnh phúc, Thiên đàng, Niết bàn, Cõi phúc ở trần gian
nữ tài tử Julia Roberts và cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama sẽ có chuyến đi đặc biệt thăm Việt Nam trước khi sang Malaysia dự chương trình "Leaders: Asia-Pacific"
ông có tập Thơ Lửa, cùng làm với Đoàn Văn Cừ, gồm những bài thơ đề cao cuộc kháng chiến chống Pháp, do Cơ quan Kháng chiến Liên khu III xuất bản, được in ở Thái Nguyên năm 1948
James Nguyen Fernandes, 43 tuổi, bị buộc tội 6 vụ tấn công, gồm 2 tội tấn công cố ý sát hại, và 6 tội phạm tội liên quan súng, theo hồ sơ tòa án cho biết.
Cục Cảnh sát Hình sự của Bộ Công an mới đây thừa nhận Việt Nam là một “điểm nóng” của nạn buôn người và di cư bất hợp pháp, với lợi nhuận hàng năm lên đến hàng chục tỉ đôla.
Khi chưa thấy ánh mặt trời, Tôi đã cảm nhận được muôn ngàn đau khổ, Của mẹ cha, Của bà con và của muôn triệu người dân gần xa trong nước, Lúc mẹ ôm bụng bầu chạy từ chỗ nầy sang chỗ khác,
Theo bản tin từ đài KUSI, Dân biểu Cộng Hòa Duncan D. Hunter cho biết ông sẽ nhận một tội sử dụng sai trái quỹ vận động khi ra tòa vào hôm Thứ Ba ngày 3 tháng 12/2019 trước Chánh án Thomas J. Whelan.
Mùa cháy rừng hiện nay nêu bật việc cần phải nhanh chóng đạt được các mục tiêu loại bỏ carbon đầy tham vọng của California, và bản báo cáo ‘Lộ Trình 2045’ đặt ra sơ đồ định hướng để đạt được mục tiêu đó
Tổng Thống Hoa Kỳ Donald Trump hôm Thứ Hai, 2 tháng 12, lên án các nhà Dân Chủ tại Hạ Viện về việc tổ chức điều trần luận tội trong khi ông đang dự hội nghị thượng đỉnh NATO tại London
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.