Hôm nay,  

Phần I: Thương Ước, Rồi Sao Nữa…

26/07/200000:00:00(Xem: 4903)
Đến nay, trong thời Tổng Thống Mỹ Bill Clinton, có 3 việc ảnh hưởng lớn đến Việt Nam: ngưng cấm vận, bình thường hóa ngoại giao, và ký thương ước. Cùng một sự vật, cái nhìn có thể khác nhau. Cũng một ly nước đó, người thì nói đầy nửa ly, người khác nói cạn nửa ly. Nên cũng ba việc Mỹ đã làm với VNCS, có hai dư luận khác nhau. Một dư luận cho rằng Mỹ đã bồi thêm 3 phát súng sau khi bức tử đồng minh VN Cộng hòa ngày 30.4.75 đen tối. Dư luận thứ hai xem đó là công tác mở đường cho công cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ. Cách nhìn vấn đề khác nhau đem lại không ít tranh luận, đả kích, thậm chí, còn lấy cái nón cối Cộng sản chụp lên những người cùng làm một việc giống nhau là mưu cầu tự do, dân chủ cho nước nhà.

Điều đáng lưu ý, kỳ ký thương ước giữa Mỹ và VNCS gần đây, tình hình tại các cộng đồng người Việt hải ngoại, đặc biệt là Little Saigon, rất yên tĩnh. Không phải anh hùng thấm mệt. Thời gian đấu tranh - một phần tư thế kỷ rồi còn gì nữa - quá dài nên phôi pha. Cũng chẳng phải thái độ chờ và xem (wait and see) theo kiểu Mỹ.

Trái lại, sự trầm tĩnh, im ắng ấy biểu hiện quá trình chuyển đến tư tưởng, sự thích nghi để thắng lợi. Phần đông người Việt hải ngoại - những nhà hoạt động hay khối quần chúng thầm lặng vì bận sinh kế - thấy rõ tánh thực dụng của các chính khách Mỹ. Mỹ không có kẻ thù muôn thuở và bạn muôn đời. Chiến tranh lạnh đã dứt. Mỹ trở thành nước mạnh số 1 (lời Tổng Thống Bush). Toàn cầu hóa, dân chủ hóa phục vụ quyền lợi Mỹ nhiều hơn đối đầu hay chiến tranh.
Và chính người Việt cũng tự biết mình không đủ thế lực ngăn cản quyết định của Washington, không còn hy vọng trở về khôi phục đất nước, đi nhờ trên phương tiện Mỹ.

Trong khi đó bên kia Thái Bình Dương, từ Đảng CSVN thống trị đến nhân dân Việt Nam bị trị đều mong mỏi Mỹ trở lại. Đảng cần Mỹ để cứu nền kinh tế sắp phá sản và giải tỏa bớt áp lực bành trướng của Trung Quốc. Người dân cần thoát khỏi cảnh một cổ hai tròng, sự bóc lột của Cộng sản và sự thiếu thốn các nhu yếu phẩm do việc cấm vận Mỹ gây ra. Đó cũng là lý do lớn tại sao người chống Cộng hết mình vẫn gởi thuốc men, tiền bạc về cho gia đình hay bà con thân tộc gặp thiên tai, địa họa, ốm đau.

Từ cái nhìn chuyển biến về con người và thời thế, Mỹ lẫn Việt, đó, tương kế tương kế, thích nghi cuộc đấu tranh cho tự do, dân chủ theo một chiều hướng mới. Sự thay đổi chiến thuật có từ việc ngưng cấm vận, được thử thách gần một thập niên, qua bình thường hóa bang giao, đến việc ký thương ước; kế hoạch đã định hình, cứ thế mà tiến hành.

Tiếp tục tràn ngập lãnh thổ VNCS bằng dân chủ tự do (dân chủ hóa) và đô la (toàn cầu hóa) xâm nhập, thâm nhập toàn dân và toàn diện. CSVN gọi đó là diễn biến hòa bình vì đây là cuộc đối đầu lịch sử bằng tri thức và ý nghĩ, đô la hơn là súng đạn.

Vấn đề chót còn lại là thử lượng định giai đoạn 3 của kế hoạch sẽ đem lại kết quả gì cho Đảng CSVN và cho bà con mình trong nước.

Đối với Đảng thống trị, thương ước hại nhiều hơn lợi. Thương ước với Mỹ không phải là chiếc đũa thần biến cô bé lọ lem thành nữ hoàng xứ 1001 đêm. Thương nhân hành động vì lợi nhuận, kinh tế chỉ phát triển trong khung cảnh một hạ tầng cơ sở thuận, công nhân có kỹ năng, nền tài chánh và pháp lý ổn. Ít nhất phải nhiều năm VNCS mới tạo được sức thu hút đầu tư và giảm đi mức độ phiêu lưu cho đầu tư vì tham nhũng, bất ổn pháp lý. Nhiều năm sản phẩm mới cạnh tranh với nước ngoài.

Trái lại, thương ước mở rộng cửa với nước ngoài cho các trào lưu xâm và thâm nhập. Không thể tránh được. Đảng có thể bị bể đôi. Một phe sẽ bám đảng với bất cứ giá nào vì đảng là cái thang danh vọng, lợi quyền. Một phe thấy đảng là mạt lộ qua kinh nghiệm Liên Xô, Đông Âu và cả kinh nghiệm Việt Nam. Họ không bỏ Đảng vì liêm sĩ, vì muốn sửa đổi đảng trở lại con đường phục vụ dân tộc, chính con đường đó đã thúc đẩy họ hy sinh trong chiến tranh và ngậm đắng nuốt cay trong thời thống nhất đất nước mà không thống nhất được dân tộc, đảng giàu mà nước và dân trở nên nghèo nhất thế giới. Chính lớp đảng viên này đã đổi cơ chế chính trị Đông Âu, Liên Xô. Và trong Đảng CSVN cũng có, và không ít. Họ chưa kết hợp được thành lực lượng nhưng không ít người đã mạnh dạn đứng lên. Đảng viên tại quyền sẽ giết họ không gớm tay để giành quyền độc trị. Trong khi đó, người quốc gia trong lẫn ngoài nước nặng quá khứ, nhìn họ, nghi ngờ, qua kinh nghiệm trí trá của Cộng sản và qua tuổi Đảng cao của họ.

Bên cạnh Đảng CSVN, là khối quần chúng bị trị trong nước. Thương ước rất có lợi cho nhân dân. Mỹ cấm vận Việt Nam, Cuba, Iraq. Nạn nhân chánh vẫn là nhân dân. Đảng và người cầm quyền trơ trơ ra đó, vững vàng thêm. Hơn nữa ở một chừng mực nào đó, nghèo đói, thiếu thốn là yếu tố giúp cho người cầm quyền dễ kiểm soát nhân dân. Trong thời gạo sổ, đồ ăn, ăn tiêu chuẩn trước thời kinh tế thị trường và cấm vận, có ai dám nghĩ có những cuộc tập họp, phong trào đòi dân quyền, diệt tham nhũng, đòi tự do tôn giáo như gần đây ở nước nhà không"

Trái lại, lịch sử và khảo luận về cách mạng đồng nhận xét giống nhau. Thứ nhất, các cuộc cách mạng đều khởi xướng và thực hiện bởi lớp người khá giả. Cách mạng dân quyền 1789 của Pháp do lớp thị dân khấm khá nhờ buôn bán. Cách mạng giành độc lập từ tay đế quốc Anh, 13 thuộc địa Mỹ lập quốc được được, do ý chí và những chủ tâm của những chủ điền. Ngay tại Việt Nam, giở lại lý lịch của ông Giáp, ông Chinh, ông Đồng ra, rặc mùi tư sản. Cộng sản nắm vững qui luật đó nên thẳng tay đánh tư sản, đánh bằng giải pháp chuyên chính vô sản, bằng hình sự hóa, diệt cho kỳ được. Thứ hai, trái với thông thường, người ta nghĩ cách mạng xảy ra khi quần chúng quá thiếu thốn. Nhưng hầu như các nhà khảo cứu - từ Tocquevilla 1856 đến Skocpol 1979; từ Lewis 1984, đến Tilly 1986 - đều thấy rằng lòng mong mỏi vươn lên, chớ hkông phải sự cam chịu, châm lửa cách mạng.

Trong chiều hướng đó, thương ước sẽ là một chất xúc tác cho hóa trình một cuộc thay đổi lớn. Tiền ngoại quốc đầu tư, tiền thu từ xuất cảng, du lịch vào Việt Nam dù Đảng và Nhà Nước có nắm chặt thế nào đi nữa cũng phải lọt ra lãnh vực tư qua đường lương bổng, thù lao, đầu ra mua nguyên liệu, vân vân... Nói khác, tiền lọt vào tay dân, từ đó đời sống nhân dân đương nhiên sẽ khấm khá hơn. Qua thời gian sẽ có tích lũy, không khác được. Giai cấp trung lưu cấp thấp sẽ hình thành. Dó là chưa nói đến tiền lọt vào tay Đảng viên qua tham nhũng, lọt vào tay lớp người dựa thế Đảng làm ăn. Phú quí sanh lễ nghĩa. Giàu phải lo giữ của hơn là cho sự tồn vong của Đảng.

Từ đó quyền kiểm soát của Đảng bị xói mòn. Thế lực nhân dân dần dần tăng lên. Đó là tình thế của vua Pháp trước Cách mạng dân quyền 1789.

(Còn tiếp 1 kỳ)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.