Hôm nay,  

Huyền Thoại Của Một Vụ Sát Nhân

02/06/200000:00:00(Xem: 5797)
Đêm hôm đó cô bé Polly Klaas 12 tuổi vô cùng sung sướng và hồi hộp chờ đợi hai cô bạn thân nhất là Kate và Gillian được phép đến ở lại qua đêm tại nhà của cô. Từ chiều Klaas đã lăng xăng chuẩn bị mọi thứ cho các bạn như chăn màn, thức ăn mà hai cô bạn ưa thích và cả những trò chơi cho buổi tối hôm đó. Mẹ của Klaas là Eve Nichol hạnh phúc nhìn con gái bồn chồn đợi bạn và ngạc nhiên nhận ra rằng con gái của mình mới 12 tuổi mà đã to cao và xinh đẹp như một thiếu nữ dậy thì. Khi trời gần tối, Klaas ra phía trước nhà ngồi ngóng bạn và chẳng bao lâu Kate đến, rồi cả hai cùng ngồi tán chuyện líu lo và chờ đợi Gillian. Tuy nhiên Klaas không ngờ rằng trong công viên phía bên kia đường có một người cũng đang nôn nóng chờ đợi cô.

Hắn là Richard Allen Davis, 42 tuổi, một tên dâm tặc chuyên nghề bắt cóc hiếp dâm đã sống hầu như gần hết nữa cuộc đời của hắn trong các nhà tù trọng án. Theo dõi Polly Klaas liên tục trong nhiều ngày qua, nay hắn ngồi ẩn mình trong công viên mắt nhìn chằm chằm vào thân hình nảy nở của cô bé Klaas, vừa hút cần sa vừa uống rượu và tính toán mọi kế hoạch của một tội ác mới. Khi Gillian đến cả ba cô bé sung sướng ôm nhau nhảy nhót và sau đó kéo nhau vào nhà và biến buổi tối thành một cuộc vui tưng bừng. Khi đêm đã khuya, bà mẹ Nichol đưa đứa con trai vào phòng mình ngủ và dặn dò ba cô bé không nên thức quá khuya. Kate, Klaas và Gillian tiếp tục chơi trò trang điểm và bôi trát đủ thứ mỹ phẩm của Nichol lên những khuôn mặt son trẻ và hạnh phúc.

Khi Klaas rời khỏi phòng để đi lấy túi ngủ cho hai bạn thì tên Davis đã đứng sừng sừng ngay trước cửa phòng của cô tự hồi nào. Hắn dí con dao to tổ bố vào cô của Klaas và ra dọa sẽ cắt cổ Klaas nếu cô chỉ cần kêu lên một tiếng nhỏ. Sau đó Davis trói gộ hai cô bé Kate, Gillian, trùm mấy chiếc bao gối vào đầu của hai cô và bảo hai cô bé đếm từ 1 đến 1000 thì sẽ thấy Klaas quay trở lại an toàn. Tuy nhiên chẳng bao giờ Klaas quay trở lại nữa. Hai tháng sau người ta tìm thấy thi hài thối rửa của Klaas trong một cánh rừng hoang. Cô bé đã bị hiếp dâm và đã bị thắt cổ chết thê thảm. Vụ án xảy ra tại California năm 1993 tuy nhiên cái chết của Klaas đã gây thành một cơn bão tố chính trị tại Hoa kỳ và lan sang cả Úc mà hậu quả của nó vẫn còn tồn tại mãi cho đến hôm nay.

Trước đó một năm một vụ sát nhân khác cũng xảy ra tại California. Lần đó nạn nhân là cô thiếu nữ Kimber Reynolds từ trường trở về nhà và dừng xe tại một siêu thị để mua mấy món đồ cho gia đình. Khi cô thiếu nữ bước ra xe thì hai tên côn đồ chận cô lại và đòi Reynolds đưa hết ví tiền cho bọn chúng. Là một cô gái can đảm Reynolds kiên quyết từ chối và một trong hai tên cướp là Joe Davis, 25 tuổi, một tên từng nhiều lần vào tù ra khám, đã rút ra một khẩu súng 37 ly và bắn xuyên sọ của Reynolds ngay tại chỗ. 26 tiếng đồng hồ sau Reynolds từ trần trong bệnh viện. Đau đớn cực độ trước cái chết của con mình, Mike Reynolds quyết định vận động quốc hội California thông qua một đạo luật mới chống tội phạm. Vài ngày sau khi chôn cất con gái, Mike mời nhiều luật sư, chính trị gia và những nhà hoạt động xã hội đến dự một buổi barbecue trong sân nhà của mình và họ đã bàn đến việc bỏ tù chung thân những tên côn đồ với ba lần phạm trọng tội.

Khởi đầu luật này gọi là "Luật bất quá tam" có nghĩa là chỉ ba lần phạm tội la coi như một phạm nhân vĩnh viễn bị cách ly với xã hội, bất kể lần thứ hai, lần thứ ba phạm nhân phạm tội nặng hay nhẹ. Dù vận động ráo riết với niềm tin rằng xã hội sẽ an toàn hơn với luật tù bắt buộc nói trên, nhóm vận động của Mike Reynolds gặp phải một sự đáp ứng hời hợt của công chúng. Trong vòng 150 ngày nhóm của ông cần phải thu được 400 ngàn chữ ký của công chúng để trình cho quốc hội tiểu bang California, nơi "Luật bất quá tam" được xem xét để có thể biến thành luật chính thức của California. Tuy nhiên sau nhiều tuần vận động, nhóm của Mike chỉ xin được có 15 ngàn chữ ký. Trong hoàn cảnh khó khăn đó cái chết của Klaas đã làm bùng lên sự căm giận của dư luận và chỉ trong vòng vài tuần sau khi tên Davis bị bắt và xác chết của Klaas được tìm thấy, Mike đã nhận được 800 ngàn chữ ký ủng hộ "Luật bất quá tam" mà nhóm của ông đã vận động từ một năm qua.

Lúc đầu khi Mike gọi điện đến cho cha của Klaas là Marc để nói về "Luật bất quá tam", Marc không ngần ngại ủng hộ ngay và chính ông nội của Klaas là Joe cũng đồng ý rằng xã hội cần phải loại bỏ những tên tội phạm sau khi chúng phạm tội ba lần. Tuy nhiên ngay sau đó ông già Joe là người đầu tiên nhận ra tính chất bất công của dự luật. Mặc dầu đau đớn và căm thù tội ác trước cái chết thương tâm của cháu, ông Joe nhận ra rằng nếu luật bất quá tam trở thành luật chính thức thì đa số những kẻ bị đạo luật này bỏ tù sẽ là những kẻ vi phạm những tội danh không bạo lực và chính tầng lớp thanh thiếu niên Mỹ da đen sẽ là đối tượng chính của đạo luật nói trên. Ông Joe cho biết không thể so sánh việc đứa cháu gái của ông bị bắt cóc với việc chiếc máy radio của ông bị đánh cắp được. Bắt cóc và hãm hiếp, giết người là bạo lực trong khi ăn trộm vặt không phải là bạo lực và chính những người ủng hộ luật bất quá tam chỉ nhắm vào thành phần tội ác bao lực mà thôi.

Quan điểm của Joe khiến ông xung khắc dữ dội với con trai là Marc, tuy nhiên cuối cùng Marc cũng tự hỏi liệu dự luật bất quá tam nói trên có thực sự giải quyết được tội ác bạo lực của xã hội hay không. Sau khi nói chuyện với thống đốc của tiểu bang California là Pete Wilson, được vị thống đốc giải thích những tai họa do dự luật trên có thể gây ra cho những người phạm tội chẳng phải là bạo lực, Marc thay đổi hẳn quan điểm và bắt đầu phát biểu chính thức chống lại dư luật nói trên. Mạrc nói người ta đã lợi dụng cái chết thảm thiết của con gái của ông để ban hành một đạo luật bỏ tù tất cả mọi người. Tuy nhiên chắc chắc con gái ông ở dưới suối vàng chẳng bao giờ ủng hộ một đạo luật hồ đồ như thế. Mạrc nhấn mạnh ông muốn con gái ông trở thành một biểu tượng của công lý,của sự thật chứ không phải là một biểu tượng của sự trả thù, của sự dối trá và hồ đồ.

Tuy nhiên dư luận đã bị cuốn hút vào cuộc tranh luận và lửa đã bị đổ thêm dầu. Những chính trị gia có quan điểm chống lại dự luật tù bất quá tam, cảm thấy áp lực khủng khiếp của cử tri trong các đơn vị bầu cử của mình, và nhận ra rằng mình có thể thất cử nếu chống lại dư luật. Thế là mọi việc coi như đã được an bài và dự luật bất quá tam chính thức được ban hành thành luật tù bắt buộc vào năm 1994 tại tiểu bang California. Trong vòng ba năm sau khi luật tù bắt buộc ra đời tỷ lệ phạm tội tại California giảm 15% tuy nhiên so sánh với những tiểu bang không có luật trên thì tỷ lệ giảm tội ác của California không cao hơn, mà còn giảm ít hơn tại những tiểu bang không có luật tù bắt buộc.Thêm vào đó cứ 1 trong năm tù nhân tại Cali có một người bị tù do luật bất quá tam, nhưng 90% những tù nhân này chỉ phạm tội mới có hai lần và 80% phạm những tội không có hành vi bạo lực. Sau khi ban hành luật tù bắt buộc, có 500 tù nhân tại Cali phạm các tội như dùng ngân phiếu giả, ăn cắp siêu thị cũng bị liệt vào hàng trọng tội chống lại xã hội.

Nhiều người Úc và người Mỹ chống lại luật tù bắt buộc cho rằng luật nói trên thực chất là một đạo luật kỳ thị. Hơn 40% tù nhân của California bị kết án theo luật này là những người Mỹ da đen tuy nhiên họ chỉ chiếm có 3% dân số của tiểu bang California. Tại Úc cứ năm tù nhân thì có một người thổ dân. Những nhà vận động cho nhân quyền tại Mỹ lý luận rằng nếu đạo luật nói trên làm cho thanh thiếu niên da trắng bị vào tù với mức độ 3% thì luật nói trên đã bị dân chúng Cali vất vào thùng rác từ lâu, vậy thì tại sao lại cứ để cho luật tù bắt buộc nói trên nhắm vào tầng lớp thanh thiếu niên da đen trong xã hội. Ủy viên công lý xã hội của thổ dân Úc là tiến sĩ Bill Jonas đã so sánh luật tù bắt buộc tại Bắc Úc và Tây Úc với việc bắt cóc trẻ em thổ dân mang cho các gia đình da trắng nuôi. Ở Úc luật tù bắt buộc không nặng nề như tại Cali. Ở Tây Úc một phạm nhân đương nhiên bị tù sau ba lần vào nhà ăn trộm. Tại Bắc Úc cũng như tại Cali, phạm tội lần đầu tù 14 ngày, lần thứ hai 90 ngày và lần thứ ba thì ở một năm tù.

Đầu năm nay một thiếu niên thổ dân Úc treo cổ chết trong nhà tù sau bị bị tống giam 28 ngày vì tội ăn trộm vặt. Cái chết của thiếu niên này đã làm bùng lên sự quan tâm của dư luận tại Úc cũng như tại Hoa kỳ. Người ta bắt đầu tự hỏi liệu luật tù bắt buộc tại Mỹ và Úc có phải là những biện pháp hiệu quả chống tội phạm hay không, tính chất công bằng của nó như thế nào và đối tượng nào thực sự bị ảnh hưởng nhiều nhất trong xã hội. Theo ủy ban nhân quyền Úc thì một người tù 90 ngày vì ăn cắp xăng trị giá 9 đô, một người khác tù 14 ngày vì ăn cắp một chiếc bật lửa 2.5 đô. Tại Darwin, James Nweton bị tù 14 ngày vì tội đập vỡ cửa kính của chính ngôi nhà của mình, Kevin Cook tù một năm vì tội ăn cắp chiếc khăn mặt trị giá 15 đô la và Jamie Wurramar bị tù một năm vì ăn cắp 3 đô la bánh ngọt và mứt trái cây.

Bất chấp sự quan tâm của giới làm luật, dân chúng tại Hoa kỳ và Úc vẫn có nhiều người ủng hộ luật tù bắt buộc này vì các tội phạm đánh cắp tài sản công dân ngày càng gia tăng đến mức độ vô phương khắc phục. Các thống kê cho thấy luật tù bắt buộc chẳng hề có tác dụng nào đối với việc làm hạ giảm tỷ lệ tội phạm trong xã hội, hơn nữa luật nói trên chỉ nhắm vào một số thành phần như thanh thiếu niên da đen, thổ dân, những người nghèo khổ và thiếu may mắn trong xã hội và gây ra sự tốn kém khổng lồ cho ngân quỹ của tiểu bang hay lãnh thổ. Các quan tòa tại Úc cũng như tại Hoa kỳ đều nhận thấy sự bất công của luật tù bắt buộc vì chánh án chẳng có ý kiến gì nhiều trong khi tuyên án tù một phạm nhân nào đó vì căn cứ theo luật chẳng có gì phải xét xử, cứ việc bỏ tù tùy theo số lần vi phạm. Có nhiều phạm nhân phạm tội lần thứ nhất khi còn thiếu niên và lần thứ hai khi đã về già vẫn bị xử tù 90 ngày, mặc dầu tội của ông ta chẳng phải là các tội danh bạo lực. Tù tội không phải là phương cách hữu hiệu để cải hóa con người.

Sự láo toét của luật tù bất quá tam là nó chỉ nhắm vào thành phần tội phạm bạo lực nguy hiểm cho xã hội. Chính Marc, cha của bé Klaas đã nói thẳng điều này với người vận động luật tù này tại Cali là Mike Reynolds,nhưng theo Reynolds thì nếu có một vài người bị tù chung thân vì những tội danh không phải bạo lực căn cứ theo luật nói trên thì đã có ăn thua gì" Họ chỉ là một thiểu số không đáng kể trong xã hội! Theo ông nội của nạn nhân Klaas thì xã hội không cần phải giam tù một nửa dân số để tìm cách khống chế những tên dâm tặc bắt cóc giết người như tên Davis, thần công lý có thể bị mù mắt nhưng thần công lý không thể là một người phán xét mà không có lý trí.

Đoan Hùng

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hoan hỷ chào nhau cầu xưa quá bước Dặm đường im kẽ tóc với chân tơ Tan hợp cười òa. Kia vòm mây trắng Và bắt đầu. Và chấm hết. Sau xưa… . 4.2021 (Gửi hương linh bạn hiền Nguyễn Lương Vỵ, lễ 49 ngày)
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Lời dịch giả: Đây là bức tâm thư của cựu tổng thống George W. Bush gởi người dân Mỹ trong lúc cả nước đang sôi sục sau cái chết của George Floyd.
NYC với mình như căn nhà thứ hai, thế mà đã hơn một năm rồi mới lên lại. Thường thì hay lên mùa Giáng Sinh, hay Tháng Hai mùa đông để coi tuyết ở Central Park, và tháng Mười Một để coi lá vàng. Lần nầy chỉ mới tháng ba, nhưng có lý do
Xúc động với kỷ niệm. Thơ và nhạc đã nâng cảm xúc về những cái đẹp mong manh trong đời... Đêm Nhạc Người Về Như Bụi, và buổi ra mắt Tuyển Tập 39 Văn Nghệ Sĩ Tưởng Nhớ Du Tử Lê đã hoàn mãn hôm Thứ Ba 14/1/2019.
chiều rớt/xanh/ lưỡi dao, tôi khứng! chờ ... mưa tới. Hai câu cuối trong bài “chiều rớt/xanh/lưỡi dao” anh viết cuối tháng 9/2019 như một lời giã biệt. Và, cơn mưa chiều 7.10.2019 đã tới, anh thay áo mới chân bước thảnh thơi trở về quê cũ. Xin từ biệt anh: Du Tử Lê!
trong nhiều năm qua, lượng khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng ở mức hai con số, nhưng tỷ lệ quay trở lại thấp (chỉ từ 10% đến 40%) . Chi tiêu của khách du lịch quốc tế tại Việt Nam không cao
Theo bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng của Tổ Chức Minh Bạch Quốc Tế năm 2018, Việt Nam đứng hạng 117/ 180 với mức điểm 33/100. Bao giờ mà chế độ hiện hành vẫn còn tồn tại thì “nạn nhũng nhiễu lạm thu” sẽ vẫn còn được bao che và dung dưỡng khắp nơi, chứ chả riêng chi ở Bộ Ngoại Giao
Chính phủ Hoa Kỳ đã hứa tài trợ 300 triệu đô la để làm sạch môi trường bị nhiễm chất độc da cam của phi trường Biên Hòa và hôm 5 tháng 12 là bắt đầu thực hiện việc tẩy rừa tại khu vực này, theo bản tin hôm 6 tháng 12 của báo Tuổi Trẻ Online cho biết như sau.
Hơn 1.000 người có thể đã bị giết bởi lực lượng an ninh ở Iran trong các cuộc biểu tình gần đây, theo một quan chức cấp cao của bộ ngoại giao cho biết hôm Thứ Năm
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.