Hôm nay,  

Ý Kiến Bạn Đọc - Phần I

12/08/200000:00:00(Xem: 4536)
Chống Cộng Phải Thực Tế!

Kính gửi ông Trần V.T.,
Thưa ông T., tôi tên là Nguyễn Văn Tuấn. Tôi cũng ở Darra QLD như ông nhưng quả thực tôi không biết ở Darra này có ai tên là Trần V.T. cả. Nếu ông có thì giờ, vui lòng liên lạc với tôi qua tòa soạn để anh em mình có thể trò chuyện tâm sự được không ông" Hôm nay tôi viết thư này cho ông nguyên do là tôi có đọc bài viết của ông đăng trên mục diễn đàn của báo Sàigòn Times. Đọc xong tôi thấy ông là người có tinh thần chống cộng nhưng xem ra lại thiếu thực tế. Ông kêu gọi mọi người Việt ở đây, “tiên hạ thủ vi cường, bỏ tiền mua vé thế vận hội, rồi mang cờ quốc gia của mình vô đó. Khi thấy đoàn vận động viên người Việt diễu hành qua, tất cả mọi người nhất loạt rút cờ quốc gia ra vẫy rợp trời, rợp đất, rồi đồng thanh hát to bài chào cờ của mình. Đó là thượng sách.” Thưa ông, đọc xong đoạn thư ông viết, tôi phải phì cười vì nó không thực tế chút nào cả ông ạ. Ông nghĩ coi, người Việt mình ở đây đâu có bao nhiêu. Nói là 200 ngàn, nhưng số người thực sự có lòng, thực sự dấn thân thì đúng là chỉ đếm trên đầu ngón tay. Cứ xem những cuộc biểu tình chống cải lương, văn nghệ của cộng sản thì đủ thấy. Bây giờ, trong số đó thử hỏi ai là người có tiền bỏ ra mấy trăm đồng mua vé thế vận hội để vô đó vẫy cờ" Như vậy thì làm sao có chuyện “cờ quốc gia vẫy rợp trời rợp đất” như ông đã viết" Vả lại chuyện mua vé vô thế vận hội là chuyện cách đây mấy tháng. Chứ còn bây giờ, vé người ta đã bán hết, lấy đâu ra mà mua. Mà dù có mua được mấy chục vé thì mỗi người ngồi mỗi nơi, chứ làm sao có thể co cụm lại một chỗ mà đồng thanh hát bài chào cờ của quốc gia. Tôi đồng ý với ông, chúng ta phải chống lại âm mưu lợi dụng thể thao để tuyên truyền của cộng sản. Nhưng chống sao cho ra chống, và chống sao phải phù hợp thực tế để mọi người còn theo, chứ không nên nói một cách bừa bãi cho sướng miệng, thưa ông.

Nguyễn Văn Tuấn - Darra QLD

*

Chỉ Có Cộng Sản Mới Hỏi Thành Phần"!
Tôi, Thuận Thủy Đới Hạ, xin có vài lời, trước là với vị độc giả ký tên Thuyền Nhân Tỵ Nạn VIC, sau là vài triết lý vàng mười tôi rút tỉa qua cuộc tranh luận bất phân thắng bại, mà thất bại là mẹ đẻ của thành công. Tiên khởi xin nói với ông Thuyền Nhân Tỵ Nạn VIC, tôi đọc bài viết của ông đăng trên báo Sàigòn Times số tuần rồi, tứ là ngày 4/8/2000 dương lịch, nhằm ngày 3 tháng 7 năm Canh Thìn âm lịch, tôi phải thú thực là tôi rất chi ư bực bội. Bực bội như bò đá nhưng tôi phải chịu giống như như bò chịu đấm ăn xôi. Tôi thì xưa nay vẫn chiêm nghiệm được một triết lý tối thượng là một người đã có đủ chữ nghĩa để viết một cái thư cho một tờ báo thì cũng phải biết lấy một cái bút hiệu cho ra hồn, bằng không thì lấy tên thật do cha mẹ đặt. Như tôi chẳng hạn, cho dù nêu tên thật ra, người Việt ở Úc ai ai cũng biết, cũng kính trọng (sic), nhưng tính tôi vốn khiêm tốn nên lấy một cái bút hiệu của một kẻ thức giả là Thuận Thủy Đới Hạ, nghĩa là theo nước mà đẩy thuyền về xuôi miền hạ lưu. Còn ông, không dám ký tên thiệt, cũng không có nổi cái bút hiệu. Ông ký tên là Thuyền nhân tỵ nạn, thì ở Úc này cơ man nào là “thuyền nhân”, tôi biết ông là thuyền nhân nào" Mấy người Trung Quốc, người Ả Rập đến Úc bằng thuyền xin tỵ nạn, họ cũng là thuyền nhân đó... Ông ký tên như vậy thì thà viết hai chữ Người Việt xem ra còn có ý nghĩa hơn. Cha ông ta đã nói, danh phải chính, ngôn phải thuận, hành phải tương xứng kỳ đức. Danh của ông đã không thuận thì làm sao ngôn của ông thuận cho được. Như vậy làm sao ông có thể tranh luận cân bằng đối xứng với tôi được"
Đó là điều tiên khởi thứ nhất, ông nên biết. Điều hậu lung khởi(") thứ hai là ông đòi tôi phải cung khai lý lịch với ông là tôi thuộc thành phần nào. Xin lỗi ông, thành phần của tôi rất trong sạch, lý lịch của tôi rất tốt, cả gia đình dòng họ 3 đời của tôi đều có truyền thống cách mạng chống thực dân phong kiến và cộng sản quốc tế. Nhưng tôi nghĩ tôi không phải có bổn phận khai báo với ông những chuyện đó. Ông nên biết là chỉ có cộng sản mới có quyền hỏi lý lịch của mọi người. Còn ông với tôi, bình đẳng. Nếu ông có đủ lý lẽ tranh luận với tôi trên báo, tôi sẵn sàng đón tiếp. Còn không, xin ông rút lui, nhường chỗ cho người khác tranh phong với tôi. Tuyệt nhiên, không có chuyện đuối lý rồi vác lý lịch của người khác ra hỏi để đánh trống lảng là không xong. Tôi sẽ tranh cãi đến kỳ cùng cho dù trên đời này chẳng có cái gì kỳ cùng mà không tận cùng, cũng như “bạch mã phi mã”, đã là ngựa bạch thì chẳng còn là ngựa mà chỉ là ngựa bạch. Ông Thuyền Nhân nên hiểu, “the heart of the matter is really a matter of the heart”. Câu này mà dịch thật đúng, thật hay theo trình độ NAATI level 5 của ông Trịnh Nhật phải là “tâm điểm của vấn đề thực sự là vấn đề điểm tâm”. Nói như vậy có nghĩa ăn điểm tâm là việc tối quan trọng, nó là trung tâm điểm của mọi thứ. Chả vậy mà các cụ ngày xưa vẫn thường bảo “bụng nghĩ” chứ đâu có nói “đầu nghĩ” bao giờ. Các cụ cũng từng dậy, “có thực mới vực được đạo”. Còn ai bảo “miếng ăn là miếng nhục” thì Thuận Thủy Đới Hạ tôi xin thưa, “miếng nhục là cục thịt” đó thưa qúy vị.

Thuận Thủy Đới Hạ - Sydney NSW

*

Nên Tranh Luận Để Sáng Tỏ Vấn Đề
Tôi, cựu quân nhân đã đến Úc được 14 năm. Khi cộng sản vô Sàigòn, tôi cũng đã nếm mùi cải tạo gần 6 năm. Sau 6 năm cải tạo, tôi sống dưới chế độ cộng sản 4 năm trước khi vượt biên. Với thời gian gần 10 năm sống dưới sự đô hộ của cộng sản (6 năm trong tù cộng 4 năm bị quản thúc), tôi đã hiểu rõ bản chất của chủ nghĩa cộng sản. Vì lý do này nên tôi rất ngạc nhiên khi thấy ông Vũ Đức Hòa ở Footscray VIC, viết bài nói chúng ta không nên tranh luận với giáo sư Trịnh Nhật. Theo như bài viết của ông Hòa (đăng trên Sàigòn Times, Thứ Sáu 4/8/00, trang 25), thì với những người “phi điểu phi thú” ta không nên tranh cãi với họ làm gì mất công. Cũng theo ông Hòa, những người tranh cãi cho sáng tỏ vấn đề, chẳng qua chỉ là những người “phùng mang trợn mắt, nắm tóc giật tai, dậm chân vỗ ngực”. Ông nghĩ như thế là sai lắm lắm, thưa ông. Theo chỗ tôi trộm nghĩ thì vấn đề then chốt của những người có lòng với đại cuộc phải bỏ thì giờ viết bài tranh luận không phải là họ nhằm mục đích chỉ “đường ngay nẻo thẳng cho ông Trịnh Nhật” như ông đã viết. Một người có trình độ học vấn cao, từng đọc thiên kinh vạn quyển, lại ở vào cái tuổi sáu, bảy chục tuổi như giáo sư Trịnh Nhật thì một khi ông đã viết cái gì ra là ông ta đã suy nghĩ kỹ lắm lắm rồi. Làm gì có chuyện một vài bài viết của qúy vị có thể xoay chuyển được tư tưởng của giáo sư. Vì thế, tôi trộm nghĩ, chúng ta có tranh luận bài viết của giáo sư là nhằm làm sáng tỏ vấn đề để những ai vô tình đọc bài viết của giáo sư, biết nhận ra những điểm sai quấy trong bài viết đó. Nếu vì mục đích này mà tranh luận thì chúng ta nên tranh luận. Còn nếu bảo tranh luận với giáo sư Trịnh Nhật thì quả thực là không cần thiết. Theo tôi là như vậy, chẳng hiểu qúy vị nghĩ sao, xin cho tôi biết lời vàng ý ngọc của qúy vị.

Phạm Đình Tụng - Cabramatta NSW

*

Trả Ơn Hay Trả Nợ"
Là một người Việt tỵ nạn hiện sống tại California, tôi không biết gì nhiều về nước Úc cũng như người Việt tỵ nạn của mình bên đó. Nhưng trước đây, khi còn ở trại tỵ nạn, đáng lẽ tôi đã đi Úc rồi. Tôi cũng có một bà chị họ đang là chủ nhân của một cây xăng rất lớn ở Melbourne. Như vậy ít nhiều tôi cũng có duyên với nước Úc. Đến thời gian gần đây, nhờ có kỹ nghệ Internet nên tôi có theo dõi tin tức về nước Úc qua một số báo xuất bản tại Úc như Việt Luận, Lao Động, (") Sàigòn Times... Mấy tuần trước, qua bài vở của Sàigòn Times đăng trên tờ Việt Báo Online, tôi mới biết ở nước Úc dưới đó, qúy vị đang tranh cãi về bài viết của ông giáo sư Trịnh Nhật. Tôi thì tôi không biết ông Trịnh Nhật là ai, tôi cũng chẳng biết qúy vị là ai. Nói tóm lại là cả hai bên, tôi chẳng thân ai, chẳng ghét ai. Do vậy, tôi có lên tiếng, qúy vị cũng chả bảo tôi thiên vị ai, thưa như vậy có đúng không ạ" Rào trước đón sau như vậy cũng đã đủ, bây giờ tôi thưa thế này.
Điểm đầu tiên, tôi thấy qúy vị bảo ông Trịnh Nhật tảng lờ “ôm học vị giáo sư” để ông có thể xếp ngang hàng với học vị proffesor trong tiếng Anh. Nói như vậy tôi e rằng không đúng. Bằng cớ là trong bài viết của ông Trịnh Nhật, tôi không hề thấy chỗ nào ông tự nhận mình là giáo sư. Ngay cả cuối bài, ông chỉ viết có hai chữ Trịnh Nhật, chứ không có giáo sư hay giáo siếc gì cả. Hơn nữa, chữ giáo sư là chữ tiếng Việt, chỉ người giảng dậy ở trung học hay đại học, chứ nó không ghê gớm, cao sang như chữ proffesor trong tiếng Anh. Trừ khi nào ông Trịnh Nhật đặt trước tên ông chữ Proffessor, khi đó ta mới có thể bảo ông mạo nhận học vị. Còn như chỉ có hai chữ “giáo sư” thì tôi thấy rất đúng với công việc của một người giảng dậy tại trung học hoặc đại học. Mình dùng chữ “giáo sư” là chữ Việt thì mình phải hiểu từ đó trong nội dung tiếng Việt, chứ không nên quá khắt khe, đâm ra mất công bằng, thì làm sao ông ta có thể lắng nghe qúy vị được.


Điểm kế tiếp, tôi thấy có nhiều vị bảo ông Trịnh Nhật mạo nhận mình là “người tù lương tâm”. Chuyện này thực hư ra sao tôi không rõ, nhưng cứ lấy lý mà xét thì bất cứ ai cũng có thể tự nhận mình là người tù lương tâm được. Nếu lương tâm của ông Trịnh Nhật cho rằng về Việt Nam dậy học (như một vị nào đó đã tố cáo) là đúng, làm ăn với cộng sản là đúng, nhưng vì bị bà con ở bên đó biểu tình, cấm đoán, làm cho ông Trịnh Nhật sống thấp thỏm, sợ hãi không làm được điều mà lương tâm ông cho là đúng, không nói được điều lương tâm ông muốn nói, thì ông ta là tù lương tâm chứ còn gì. Chúng ta quen dùng từ “tù lương tâm” để chỉ những người chống cộng, mà quên mất rằng, ngay cả những người chống lại chế độ độc tài, hoặc đơn phương chống lại số đông, người đó vẫn có thể là tù lương tâm. Ở đây tôi xin mở ngoặc để nói thêm một chút kẻo ông Trịnh Nhật lại vỗ đùi cười bảo tôi bênh ông, đó là ông Trịnh Nhật muốn thực sự là người tù lương tâm thì phải có hai điều kiện. Một là ông phải thành thực với chính lương tâm của ông. Không ngụy biện, không né tránh. Hai là điều lương tâm ông cho là đúng phải thực sự là đúng một các khách quan.
Điểm thứ ba, tôi muốn góp ý một tí ti với ông Trịnh Nhật như thế này. Trong đoạn cuối của bài, ông Trịnh Nhật viết: "Anh Thanh thân mến, vẫn nợ “món ăn tinh thần” (báo Tư Tưởng), mà “món nợ vật chất” (tiền báo) cũng vẫn chưa thanh toán. Một nhà tư tưởng phương Tây (La Rochefoucauld) có viết đâu đó rằng: “Sự trả ơn vội vã là một sự bội bạc”. Anh nghĩ sao"”
Đọc đi đọc lại đoạn văn trên, tôi cảm thấy hơi tối nghĩa. Mong ông Trịnh Nhật tha lỗi, vì tôi nghĩ thế nào thì viết như thế. Tối nghĩa ở chỗ, “món nợ vật chất” mà ông đề cập đến ở đây là “tiền báo” ông chưa thanh toán cho “anh Thanh” nào đó (mà tôi đoán là một vị chủ báo). Như vậy, tiền báo chưa trả là một món nợ chứ không phải là một chuyện ơn nghĩa. Tôi không biết qúy vị chủ báo bên Úc có dư giả tiền bạc gì không, chứ bên Mỹ ngoài mấy vị chủ báo biếu không nói, còn những vị chủ báo nào có báo bán, thì chả bao giờ chấp nhận chuyện người mua báo mua chịu tới 6, 7 số như ông Trịnh Nhật bao giờ. Nếu ông Trịnh Nhật đã là một vị giáo sư, hiểu được chữ nghĩa thánh hiền là vô giá, hiểu được “món ăn tinh thần” mà một tờ báo gói ghém quan trọng đến thế nào, thì thái độ tốt nhất là gửi trả tiền báo. Còn vì hoàn cảnh chưa trả được thì xin khất, chứ không nên tự tiện chụp cho ông chủ báo cái mũ “làm ơn” để chậm trễ việc trả nợ. Và càng không nên viện dẫn một câu danh ngôn theo kiểu “đầu Ngô mình Sở” như ông đã làm. Làm như vậy khiến cho bài viết của ông giảm giá trị và người đọc cũng cảm thấy người viết ngây ngây ngô ngô thế nào ấy...
Tôi trước đây cũng từng dậy học ở VN nên tôi trộm nghĩ, mình là người Việt, viết tiếng Việt sao cho trong sáng, dễ hiểu. Nếu muốn trích dẫn danh ngôn, điển tích thì nên chọn danh ngôn, điển tích Việt trước, không có mình mới chọn đến danh ngôn điển tích của Trung Hoa, vì mình với họ vốn đồng văn, nên gần gũi dễ hiểu. Cùng bất đắc dĩ mới trích dẫn đến danh ngôn, ngạn ngữ của phương Tây. Điểm quan trọng nữa là nếu đã trích dẫn thì nội dung danh ngôn, ngạn ngữ đó phải phù hợp với ý tưởng mình diễn tả. Có vậy mới làm cho ý tưởng của mình thêm rõ ràng. Còn trích dẫn theo kiểu ông Trịnh Nhật thì chỉ làm cho câu văn và ý tưởng của ông thêm tối nghĩa và làm cho người đọc coi thường ông, cho là ông thuộc loại người thích mang chữ Anh chữ Pháp để hù người đọc.

Hoàng Trọng Đạt - California USA

*

Bà Alice Lu Có Lý!
Là một thương gia tại Cabramatta, trước hết, tôi hoan nghênh qúy báo đã có những bài viết khá tường tận về việc phát triển Cabramatta trong tương lai. Tiếp đến, tôi xin có lời ủng hộ ý kiến và quan điểm của bà Alice Lu. Trong mấy số trước, tôi thấy ông nghị viên Dennis Huynh nói người này người nọ chống lại dự án bán carpark Cabramatta là ích kỷ. Ông nói như vậy là không đúng. Ở đây là đất nước tự do dân chủ. Quyền lợi chính đáng của tôi bị xâm phạm, tôi có quyền lên tiếng. Bảo tôi phải hy sinh quyền lợi chính đáng của tôi cho quyền lợi của số đông, thì xin lỗi, còn khuya. Bảo tôi tình nguyện thì còn nghe được. Bảo tôi “phải”, thì tôi chống đến cùng. Chỉ có mấy nước cộng sản mới có chuyện buộc người dân phải thế này, thế nọ. Ở đây không có chuyện đó. Có vậy mới có chuyện dân bầu hội đồng dân cử địa phương. Hội đồng dân cử địa phương là để làm gì" Là để bảo vệ quyền lợi của địa phương. Chính phủ muốn xây sân bay ở Cabramatta chẳng hạn, thì qúy vị dân cử phải thay mặt dân mà chống. Chứ không có chuyện bảo dân phải hy sinh quyền lợi cá nhân phụng sự quyền lợi của tiểu bang, hay liên bang. Nếu bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình là ích kỷ, thì sao Úc không mang lúa mì, thịt cá sang Châu Phi mà làm việc nghĩa" Sao không mang quân đi gìn giữ hòa bình trên thế giới" Tóm lại, tôi thấy bà Alice có lý. Mình đóng tiền cho council, mình mua carpark để đậu xe, nay họ muốn bán là chuyện không hợp lý, mình phải chống. Không chống là họ được đằng chân lân đằng đầu à.

Thương Gia Cabramatta - NSW

*

Thiếu Chỗ Đậu Xe Chứ Không Thiếu Shop!
Mấy ông nghị Fairfield đúng là chẳng biết quái gì lòng dân. Tôi chẳng có shop, có tiệm hay đất cát gì ở Cabramatta. Tôi sống ở tận Bonnyrigg lận. Nhưng mỗi khi lái xe đi shop ở Cabramatta thì thật là khổ sở vô cùng vì không có chỗ đậu xe. Tôi chẳng cần biết các ông có khó khăn gì, ngân sách thiếu hụt ra sao. Nhưng dân bầu các ông lên, các ông phải có bổn phận quy hoạch thị trấn, thành phố sao cho ra hồn để người dân khi đi shop mua bán, phải có chỗ đậu xe hợp lý. Ai lại lái xe chỉ mua có miếng thịt, bao gạo, chai nước mắm mà phải đi vòng vòng kiếm chỗ đậu xe cả hai tiếng đồng hồ vẫn không có chỗ đậu thì có đúng là muốn chửi thề hay không. Xăng nhớt bây giờ, cả đồng bạc một lít. Tiền xăng nhiều hơn cả tiền shop, thì thực là phi lý. Cái chuyện thiếu chỗ đậu xe là cả một cực hình cho người dân Cabramatta, các ông không thèm lo, lại lo ba cái chuyện mở thêm shop, phát triển chỗ này, chỗ nọ. Bộ các ông không mở mắt coi xem ở Cabramatta có bao nhiêu shop trống không có ai thuê hay sao" Nếu mấy ông đó không mở mắt, tại sao bà con mình không tập họp lại làm một cuộc biểu tình, hoặc tảy chay không thèm đóng thuế cho họ, xem họ có sáng mắt ra không"

Nguyễn T.V. - Bonnyrigg NSW

*

Trần Dân Tiên Tái Xuất Giang Hồ"
Đọc bài của Thuận Thủy Đới Hạ “ca” Trịnh Nhật sao tôi nghe giống như Trần dân Tiên “ca” Hồ chí Minh” qúa... Ai “ca” hay cho bằng “mình tự ca mình”!! Như TN nói, thì ông ấy nên “vượt biên” trốn “Cộng Đồng” để về VN ở với “cộng sản” đi... rồi “bảo lãnh bà nhà” luôn cho Cộng Đồng “nhẹ thở”. Dám có ngày Cộng Đồng phải “xin” Bộ di trú “cho” mấy người như TN “được về ở luôn với việt cộng” để đổi lại số người đang bên đảo tha thiết được xa lánh “tụi việt cộng” mà Luật sư Trịnh Hội đã và đang lo giúp hết sức hồ sơ cho họ để họ có thể đi định cư ở bất cứ nơi nào miễn không phải trở về với bọn “đế quốc đỏ” bên đó.

Nguyễn Trung - trungnambac@hotmail.com

*

Ông TN nên khám lại con tim và khối óc!
Gửi “Ông thầy giáo” Trịnh Nhật một bài viết của một người trẻ Phạm Phú Đức sau đây để ông có dịp “khám” lại “con tim và bộ óc” của mình. (Tina Vuong tina_vuongỴhotmail.com)
Canberra Times - letter to editor 31/7/00
This era is ripe for apologies
IT IS not a surprise that, 55 years after World War II and the Holocaust, Germany has recognised past mistakes and is willing to take full responsibility for these past wrong doings. The announcement of the $US10 billion compensation fund on 18 July says it all. Why is it not a surprise" I guess people are expecting it. We are living in an era when humanitarianism, justice, world harmony and human rights are highly valued. Mankind learns from past experience and betters him/herself with those learnings. That is the reason why America is doing its best to make up for the devastation it left behind in Japan after World War II. This also explains why there is anger and disharmony when Mr Howard refuses to say “sorry'' to the stolen generation (or Aboriginal community). I guess for me, and for many Australians, a formal apology signifies that Australia recognises its mistake, is willing to take responsibility for those mistakes and will learn and avoid future mistakes. Similarly, the Communist Government of Vietnam has failed to admit its mistakes and wrong doings. Twenty-five years after the fall of Saigon, Vietnam has become a totalitarian country, where human rights are abused, people are persecuted for their religious and political beliefs. Mankind no longer tolerates injustice, the breach of human rights and freedom of expression. It is time that John Howard made one step forward with reconciliation. It is time that the Vietnamese Communist Government recognises all its past and current mistakes to make a positive change for the people of Vietnam.

DUC PHU PHAM - North Sunshine, Victoria

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
tác giả Đinh Xuân Quân sinh trong một gia tộc Miền Bắc theo Công Giáo từ vài thế kỷ, qua các thời kỳ Quốc-Cộng đảng tranh, Hoàng Đế Bảo Đại, TT Ngô Đình Diệm, Đệ Nhị Cộng Hòa, du học, về VN làm việc, vào tù cải tạo sau 1975, vượt biên, làm một số dự án LHQ giúp các nước nghèo (kể cả tại VN)
Một chiếc máy bay rớt tại South Dakota hôm Thứ Bảy làm thiệt mạng ít nhất 9 người, gồm phi công và 2 trẻ em.
Cảnh sát lập hồ sơ khởi tố Nguyen về tội bạo lực gia đình, say, và 2 tội gây nguy hiểm cho trẻ em. Nguyen được tạm rời nhà tù quận Polk County Jail vào sáng Thứ Sáu 29/11/2019.
Mười người đã bị bắn tại Khu Phố Pháp ở thành phố New Orleans vào sáng Chủ Nhật, 1 tháng 12, theo cảnh sát cho biết.
Diễn cẩn thận từng bước, hết sức chậm rãi đi xuống đồi do bờ triền dốc đứng. Hân đi sau tay phải ôm chặt tay trái Diễn và nửa thân xô nghiêng ép vào người anh.
Như chúng ta biết, đảng SPD (Đảng Dân chủ Xã hội Đức) đã tìm kiếm lãnh đạo mới từ sáu tháng nay. Vào mùa hè 2019, nhà lãnh đạo đảng trước đó Nahles đã từ chức sau các cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Có nhiều ứng cử viên nhưng sau cuộc bầu cử sơ bộ chỉ còn hai cặp vào chung kết.
Hàng triệu người nghèo có thể bị mất phiếu thực phẩm (food stamps) quan trọng theo những thay đổi luật lệ được đề nghị bởi chính phủ Trump.
Con sông Hoàng Hạ chảy xuyên qua trấn Hoàng Hoa quanh năm xanh biếc, nước từ miền tuyết lãnh tan ra nên tinh khiết vô cùng.
Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.